Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 6 PDF

Title Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 6
Author Thùy Giang Nguyễn
Course Công tác xã hội trong nhà trường
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 22
File Size 535.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 190
Total Views 943

Summary

Download Tiểu luận Cơ sở TNXH nhóm 6 PDF


Description

I Mở đầu Nói đến vị thế của một quốc gia là nói đến chỗ đứng và uy tín của quốc gia đó ở khu vực và thế giới. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, có năm nhân tố quyết định vị thế của một quốc gia, đó là nhân tố tự nhiên (vị trí địa lý của quốc gia đó có tầm quan trọng như thế nào đối với khu vực và thế giới); nhân tố lịch sử (dân tộc đó có những đóng góp như thế nào cho sự phát triển của xã hội loài người); nhân tố kinh tế (liên quan đến trình độ phát triển kinh tế của nước đó); sức mạnh quân sự của quốc gia đó mạnh hay yếu; đường lối chính sách đối nội và đối ngoại có hợp lòng dân và xu thế của thế giới không. Nếu xét theo những tiêu chí đó thì đất nước ta quy tụ hầu như tất cả các nhân tố nói trên. Việt Nam - mảnh đất hình chữ S, một trong những nơi lưu trữ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới, được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cảnh quan kì vĩ, được công nhận là những danh lam thắng cảnh. Và có lẽ vẻ đẹp nhất trên mảnh đất này chính là con người. Đó là những con người tài năng, chăm chỉ, cần cù, thật thà, dũng cảm,...Đất nước đang trên đà phát triển và dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.Với mong muốn tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của Việt Nam. Em đã chọn “thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận môn học phần cơ sở tự nhiên – xã hội 1. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu trong học phần này là khái quát mục tiêu, nội dung chủ đề “Thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, thống kê các bài học trong môn Tự nhiên – Xã hội có nội dung liên quan đến chủ đề và xây dựng kế hoạch dạy học cho học sinh Tiểu học. II Nội dung Phần 1: Khái quát mục tiêu, nội dung chủ đề Chủ đề “Thiên nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam” trong học phần Cơ sở Tự nhiên và Xã hội giúp chúng em trang bị những kiến thức sâu rộng về con người, thiên nhiên, kinh tế- xã hội của đất nước mình. Từ việc nghiên cứu sâu, chúng em tích luỹ được những kiến thức cho bản thân để phục vụ cho việc giảng dạy sau này, cung cấp những kiến thức khoa học đơn giản về tự nhiên xã hội cho học sinh, phát triển các thao tác tư duy, quan sát, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã

1

học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời góp phần giáo dục cho các em tình yêu quê huơng đất nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,… A.Thiên nhiên Việt Nam 1. Vị trí địa lí, phạm vi, hình dạng, diện tích lãnh thổ - Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4 550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1 650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. 2. Địa hình và khoáng sản 2.1. Địa hình – Trên phần đất liền nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng. – Đồi núi rộng khắp phía Bắc, chạy dài từ Bắc vào Nam với hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung. – Phần lớn đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa, địa hình thấp, bằng phẳng. 2.2 Khoáng sản – Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit… – Khoáng sản chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp, do đó cần khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 3. Khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Nhiệt độ trung bình cao trên 21 độ C - Một năm có 2 mùa gió: + Gió mùa đông: lạnh, khô + Gió mùa hạ: nóng, ẩm - Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1 500 mm/năm

2

- Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. 4. Hệ thống thuỷ văn 4.1 Sông ngòi - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: Nước ta có 2 360 con sông dài trên 10km song phân lớn là sông nhỏ và ngắn. - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung + Một số hệ thống sông chính ở miền Bắc: Hệ thống sông Hồng; hệ thống sông Thái Bình; hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang; hệ thống sông Mã. + Một số hệ thống sông chính ở miền Trung: Hệ thống sông Cả (sông Lam); hệ thống sông Thu Bồn; hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng). + Một số hệ thống sông chính ở miền Nam: Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ; hệ thống sông Mê Kông. 4.2 Hồ và nước ngầm - Nước ta có nhiều hồ đầm tự nhiên chứa lượng nước mặn khá lớn. - Có lượng nước ngầm khá phong phú cung cấp cho các đô thị và khu dân cư,sông ngòi và cây cối và trong mùa khô.Tuy nhiên nước ngầm phân bố không đồng đều giữa các khu vực. 4.3 Vùng biển Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam.Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông. - Bờ biển dài 3 260km. - Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2 577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. - Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển. 5. Đất đai - Mang những đặc trưng chung của điều kiện tự nhiên Việt Nam với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận tiện cho quá trình hình thành đất feralit. - Với địa hình ¾ diện tích đồi núi, đất đai Việt Nam chủ yếu là đất feralit đồi núi. 3

- Các loại đất chính ở Việt Nam: Nhóm đất cát biển, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn (chua mặn), nhóm đất glây, nhóm đất than bùn, nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ, nhóm đất nâu, nhóm đất đen, nhóm đất mùn alit núi cao, đất xói mòn trơ sỏi đá. 6. Sinh vật - Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. - Tháng 10 năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về Bảo tồn Đa dạng Sinh giới ký kết tại Rio de Janeiro (Brasil) tháng 6 năm 1992. B. Các hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1. Các vấn đề về dân cư 1.1 Dân số Việt Nam là một nước đông dân với dân số đến T4/2013 là 89,5 triệu người đứng thứ 13 trên tổng số 220 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, tỉ suất sinh đã tương đối thấp và chậm, tỉ suất tử vong ổn định ở mức tương đối thấp, mức gia tăng dân số đã thấp hơn mức trung bình của thế giới. 1.2 Cơ cấu dân số Dân số VN phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền. * Việt Nam có 54 dân tộc anh em, dân tộc Việt (Kinh) có lịch sử phát triển lâu đời bậc nhất. * Tôn giáo: Có sự đa dạng bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,…Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo, văn hoá đặc sắc được hình thành ở đại bộ phận dân cư nước ta. 2. Nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, tuy nhiên trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trồng trọt + Tình hình phát triển: Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. + Phân bố * Các vùng trọng điểm lúa: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long 4

* Vùng trồng cây công nghiệp: Cao su: Đông Nam bộ, cà phê: Tây Nguyên, chè Thái Nguyên.... - Chăn nuôi + Tình hình phát triển: chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông nghiệp. + Phân bố: Trâu nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bò nuôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Lợn nuôi nhiều: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Lâm nghiệp: Theo kết quả điều tra rừng năm 2012,đước công bố tháng 7/2013 của kiểm lâm Việt Nam, nước ta có gần 14 triệu ha rừng. - Thuỷ sản + Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều. + Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. + Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Công nghiệp 3.1 Cơ cấu ngành công nghiệp. - Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm. - Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may. 3.2 Các ngành công nghiệp trọng điểm. - Công nghiệp khai thác nhiên liệu: + Khai thác than + Khai thác dầu khí - Công nghiệp điện - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: + Chế biến sản phẩm trồng trọt. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi. + Chế biến thủy sản. - Công nghiệp dệt may. 4. Dịch vụ - Đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP 5

- Thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển - Tạo ra mối liên hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới. - Phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Tạo việc làm. - Tận dụng tài nguyên thiên nhiên. 4.1 Giao thông vận tải: - Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, với hoạt động hiệu quả của kinh tế thị trường, là cơ hội liên kết và phát triển của vùng khó khăn. - Nước ta có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp, chất lượng đang được cải thiện: đường bộ, đường sắt, đường song, đường biển, đường hàng không, đường ống. 4.2 Thương mại - Nội thương: cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. - Ngoại thương + Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản. + Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. + Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á- Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan, Châu Âu và Bắc Mĩ). 4.3 Bưu chính viễn thông - Ngành bưu chính: + Mạng bưu cục đã được mở rộng và nâng cấp. + Nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa,... -Ngành viễn thông: + Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới. + Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng. 4.4 Du lịch Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú 6

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: +Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ. + Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản. - Tài nguyên du lịch nhân văn: + Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). + Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân. + Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực... Phần2: Thống kê các bài học trong các mônTự nhiên – Xã hội có nội dung liên quan đến chủ đề Môn học Tên bài học Nội dung bài học Lịch sử Bài 29: Biển, đảo và - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh và địa lí quần đảo

Bắc bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và

lớp 4

quần đảo, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. - Biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta. - Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. * GD biển đảo: Biết những đặc điểm chính của biển, hải đảo Việt Nam. - Biết những nguồn lợi to lớn từ biển, đảo: không khí trong lành, khoảng sản, hải sản, an ninh quốc phòng, phong cảnh đẹp.... - Biết một ngành nghề khai thác tài nguyên biển: nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch... - Biết Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam 7

- Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, Lịch

ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo sử Bài 30: Khai thác - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số

và địa lí khoáng sản và hải sản vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ. lớp 4

ở vùng biển Việt Nam - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo. *GDBĐ: Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên: khoáng sản (tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt..), hải sản. - Những hoạt động kinh tế được thực hiện để khai thác các thế mạnh đó: khai thác dầu, khí, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải... - Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cùng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển. - Ý thức bảo vệ môi trừng, bảo vệ tài nguyên biển

Lịch

phát triển bền vững. sử Bài 1:Việt Nam - đất - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước

và địa lí nước chúng ta

Việt Nam.

lớp 5

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền của nước ta. - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ). - Một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại. - Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình

Lịch

chữ S. sử Bài 2: Địa hình và - Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình

và địa lí khoáng sản

Việt Nam.

lớp 5

- Nêu tên một số khoáng sản chính của nước ta. 8

- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ). - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ). - Khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc-đông nam, cánh cung. - Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay - Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường - Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, Lịch

sử Bài 3: Khí hậu

khí đốt - Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu

và địa lí

Việt Nam.

lớp 5

- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam trên bản đồ (lược đồ). - Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. - Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Lịch

sử Bài 4: Sông ngòi

- Chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của

và địa lí

sông ngòi Việt Nam.

lớp 5

- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. - Chỉ được vị trí một số con sông lớn ở nước ta trên bản đồ (lược đồ). - Giải thích được vì sao sông miền Trung ngắn và 9

dốc. - Những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Sông ngòi nước ta là nguồn thủy điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thủy điện ở nước ta như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An - Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống Lịch

sinh hoạt hằng ngày sử Bài 5: Vùng biển - Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng

và địa lí nước ta

biển nước ta.

lớp 5

- Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,... trên bản đồ (lược đồ). - Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên - Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước - Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống

Lịch

sử Bài 6: Đất và rừng

sinh hoạt hằng ngà - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và

và địa lí

đất phe-ra-lít.

lớp 5

- Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phera-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ). - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Từ đó thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai 10

thác đất, rừng một cách hợp lí. + Rừng cho ta nhiều gỗ - Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, Lịch

sử Bài 8: Dân số nước ta

đốt rừng,… - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của

và địa lí

Việt Nam.

lớp 5

- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh. - Nêu được một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một

Lịch

sử Bài 9: Các dân tộc và

số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam.

và địa lí sự phân bố dân cư

- Nêu được hậu quả của sự phân bố dân cư không

lớp 5

đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc

Lịch

sử Bài 10: Nông nghiệp

điểm của sự phân bố dân cư. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình

và địa lí

phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

lớp 5

- Biết giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng, vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu

Lịch

sử Bài 11: Lâm nghiệp

và phân bố của nông nghiệp - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình

và địa lí và thuỷ sản

phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở

lớp 5

nước ta. - Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản, biết các biện pháp bảo 11

vệ rừng. - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản. - Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta - Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ Lịch

sử Bài 12 : Công nghiệp

rừng - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ

và địa lí

công nghiệp.

lớp 5

- Nêu được đặc điểm của nghề thủ công truyền thóang của nước ta. Nêu được những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có). - Nêu được một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. - Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta. -Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các

Lịch

ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,… sử Bài 13: Công nghiệp - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành

và địa lí (tiếp theo)

công nghiệp.

lớp 5

-Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TP.HCM, giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét 12

phân bố của công nghiệp. - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ. -Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các Lịch

sử Bài 14: Giao thông

ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,… - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông

và địa lí vận tải

ở nước ta.

lớp 5

-Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A. -Nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. sử Bài 15: Thương mại - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương

Lịch

và địa lí du lịch

mại và du lịch của nước ta.

lớp 5

-Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế. Nêu được những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TP. HCM, vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. Phầ...


Similar Free PDFs