Tiểu Luận công pháp quốc tế PDF

Title Tiểu Luận công pháp quốc tế
Course Luật Kinh tế
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 12
File Size 199.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 69
Total Views 321

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTBÀI TIỂU LUẬNCHUYÊN ĐỀ:QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN COVID – 19Sinh viên thực hiện :Lớp :Mã sinh viên :Học phần :Giảng viên :HÀ NỘI – 2021MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây sự xuất hiện của hàng giả trên thị trường đã trởthành hiện tượ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT 

BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN COVID – 19 Sinh viên thực hiện Lớp Mã sinh viên Học phần Giảng viên

: : : : :

HÀ NỘI – 2021 MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây sự xuất hiện của hàng giả trên thị trường đã trở thành hiện tượng phổ biến và mang tính chất toàn cầu. Sản xuất và buôn bán hàng giả là vấn nạn của xã hội. Đối với sản xuất và tiêu dùng nội địa, hàng giả ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân và gây hoang mang dư luận xã hội. Đối với quan hệ kinh tế - quốc tế, nạn hang giả làm giảm sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện các chế định kinh tế quốc tế mà ảnh hưởng nhất là các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO). Theo báo cáo từ tổ chức Hải quan thế giới, cứ 10 sản phẩm lại có 1 sản phẩm bị làm giả. Hòa chung với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó, có một số vấn đề đáng quan ngại, trong đó dư luận bức xúc trước tình trạng hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Hàng giả phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và linh động về giá cả có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường từ các phiên chợ vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đến các chợ, các siêu thị ở các đô thị lớn. Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả cũng có chiều hướng gia tăng về số lượng, hàng hóa và có diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt trong điều kiện nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, “một phân xưởng sản xuất của thế giới” và cũng là một trung tâm sản xuất, phát luồng hàng giả. Đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó xử lý hình sự là một biện pháp hữu hiệu, khiêm khắc nhất để bảo vệ trật tự quản lý kinh tế, quyền lợi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất, phân phối chân chính. Xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Điều 192 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Chương 1 KHÁI NIỆM CỦA TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM. Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng. Buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật. Tội “Buôn bán hàng giả” đã được quy định trong các văn bản luật trước đây và được hoàn thiện hơn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 . Về khái niệm như thế nào là hàng giả vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 do Chính phủ ban hành, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng (Nghị định số 185 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 124/2015). Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015)[1] quy định về hàng giả theo hình thức liệt kê bao gồm: a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng kí; b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ

70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;” c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng kí lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; h) Tem, nhãn, bao bì giả”. Trên đây là những quy định cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết hàng giả. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định toàn diện, tổng quát nhất về khái niệm hàng giả. Hàng giả là đối tượng của hành vi buôn bán hàng giả. Mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng

nghiêm trọng, chính vì vậy kể từ khi Pháp lệnh năm 1982 được ban hành, sau đó là BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 ra đời và hiện nay là Bộ luật Hình sự năm 2015 , tội buôn bán hàng giả được quy định ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn và tùy từng trường hợp bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Chương 2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM. 2.1 Khách thể của tội phạm. – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. – Đối tượng tác động của tội phạm là hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 193, Điều 194 và Điều 195 BLHS bao gồm hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi). – Nếu hàng giả là đối tượng tác động của các tội phạm khác thì người có hành vi sản xuất hoặc buôn bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng khác như tem giả, vé giả thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 BLHS hay tiền giả, công cụ chuyển nhượng giả và các giấy tờ có giá giả khác thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 207, Điều 208 BLHS, hàng giả liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 BLHS. 2.2 Mặt khách quan của tội phạm. – Thứ nhất, hành vi khách quan Hành vi khách quan của tội này bao gồm hai loại hành vi đó là hành vi sản xuất và hành vi buôn bán.

Từ quy định tại Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi sản xuất và hành vi buôn bán hàng giả được hiểu như sau: +Hành vi sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả. +Hành vi buôn bán hàng giả là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông. – Thứ hai, hậu quả của tội phạm Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra là: +Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về sức khỏe cho người tiêu dùng. +Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản. (Thiệt hại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng chính hãng, tài sản của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả) Có thể thấy cấu thành tội phạm của tội danh này rất đặc biệt, vừa là cấu thành tội phạm vật chất, vừa là cấu thành tội phạm hình thức. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: +Hành vi nguy hiểm phải xảy ra trước hậu quả; +Hành vi nguy hiểm chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh tội phạm, hậu quả dứt khoát xảy ra nếu không có gì ngăn chặn hành vi nguy hiểm đó; +Hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi đó gây nên chứ không phải do hành vi nào khác. -Thứ ba: Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là:

+Phương tiện phạm tội; +Phương pháp, thủ đoạn phạm tội; +Thời gian, địa điểm; +Hoàn cảnh phạm tội… 2.3 Mặt chủ quan của tội phạm. Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích của tội phạm tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ, mục đích của cá nhân hay pháp nhân phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. 2.4 Mặt chủ thể của tội phạm. Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân, phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân, căn cứ vào Điều 75 BLHS thì Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự được quy định: – Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện nhân danh pháp nhân. – Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân. – Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện có sự chỉ đạo, Điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân. Chương 3 MỨC HÌNH PHẠT CỦA TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 BLHS 2015: “1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người; i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; n) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” Chương 4 KẾT LUẬN Việc sản xuất, buôn bán hàng giả ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa trong nước, môi trường đầu tư và quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất kinh doanh chân chính, gây thiệt hại quyền lợi của người tiêu dùng: mặt khác việc kiểm tra, xử lý không thích đáng sẽ gây nên tình trạng ách tắc sản xuất, tiêu thụ và có tác động trái chiều. Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng lành mạnh khi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường một cách “hợp chuẩn”, không để xảy ra sự trà trộn giữa cái thật, với cái giả từ sản xuất đến tiêu dùng. Có như vậy, chúng ta mới thật sự yên tâm hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Nhằm hỗ trợ việc phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Bộ máy tuyên truyền của nhà nước cần thường xuyên, tuyên dương ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, tôn vinh các nhà sản xuất, buôn

bán “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, các hội đoàn quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về phòng chống hàng giả một cách sinh động, đa dạng; kịp thời tổ chức khen thưởng, biểu dương tấm gương “người tốt, việc tốt” trong phòng chống hàng giả; tạo dư luận rộng rãi lên án hành vi sản xuất, buôn bán sử dụng hàng giả. Bên cạnh chế tài về mặt hình sự người sản xuất, buôn bán hàng giả, chúng ta cũng hình thành các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng (như câu lạc bộ, hội bảo vệ người tiêu dùng). Nhưng hiệu quả từ hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các tổ chức vừa đề cập còn thấp chỉ dừng lại ở mức lên tiếng đánh động dư luận tẩy chay hàng giả hơn là phải tiêu dùng hàng giả, bồi thường thiệt hại đầy đủ cho người tiêu dùng. Đã đến lúc toàn xã hội phải đồng thanh lên tiếng ác việc sản xuất, buôn bán hàng giả, cùng quyết tẩy chay hàng giả ra khỏi thị trường lưu thông hàng hóa trên phạm vi cả nước....


Similar Free PDFs