Tiểu luận cuối kì môn Gioi PDF

Title Tiểu luận cuối kì môn Gioi
Author Ngân Hồng
Course Giới và Phát triển tại Việt Nam
Institution Đại học Hoa Sen
Pages 22
File Size 325.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 401

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN-----  -----TIỂU LUẬN CUỐI KÌLớp : 0800 Nhóm : 1 Thời gian thực hiện : 20/12/2021 – 02/01/ Giảng viên hướng dẫn : Ts. Doãn Thị Ngọc Môn : Giới và phát triển tại Việt NamTp, tháng 12 năm 2021BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN-----  -----...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Lớp Nhóm

: 0800 : 1

Giảng viên hướng dẫn

: 20/12/2021 – 02/01/2022 : Ts. Doãn Thị Ngọc

Môn

: Giới và phát triển tại Việt Nam

Thời gian thực hiện

Tp.HCM, tháng 12 năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ THÀNH VIÊN NHÓM : Họ và tên Nguyễn Ngọc Hoàng Diễm Đoàn Mỹ Dung Trần Anh Huy Phan Chung Huy Bùi Quang Huy Đoàn Thị Hồng Ngân

MSSV 2190941 2195119 2192223 2195045 2198938 2197047

Họ và tên Lê Nguyễn Phương Nhi Đinh Yến Nhi Lê Mai Phương Nguyễn Thanh Trường Nguyễn Ngọc Trúc Phương Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

MSSV 2197205 2197215 2195030 2198697 2192540 2195502

Lê Thị Phương Nhi Lê Thị Yến Nhi Đỗ Lê Phương Nhi

2191013 2191014 2192730

Nguyễn Ngọc Phương Trinh Hồ Thuý Vy

2198114 2193429

Tp.HCM, tháng 12 năm 2021

BẢNG ĐÁNH GIÁ

2

Họ và tên Nguyễn Ngọc Hoàng Diễm Đoàn Mỹ Dung Trần Anh Huy Phan Chung Huy Bùi Quang Huy Đoàn Thị Hồng Ngân Lê Thị Phương Nhi Lê Thị Yến Nhi Đỗ Lê Phương Nhi

Đánh giá 100% 100% 100% 100% 0% 100%

Họ và tên Lê Nguyễn Phương Nhi Đinh Yến Nhi Lê Mai Phương Nguyễn Thanh Trường Nguyễn Ngọc Trúc Phương Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Đánh giá 100% 100% 100% 100% 100% 100%

100% 100% 100%

Nguyễn Ngọc Phương Trinh Hồ Thuý Vy

100% 100%

3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ................................................................................................................................

4

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen đã mang lại cơ hội để em có thể tiếp cận được những kiến thức mới trong môn Giới và phát triển tại Việt Nam đã trau dồi nâng cao nhận thức giới và nhạy cảm giới trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Hình thành được thói quen tư duy logic trong các tình huống nhạy cảm giới và qua đó vận dụng được các kỹ năng cơ bản trong giải quyết các vấn đề giới trong xã hội.. Tiếp đến, để có thể thực hiện được bài báo cáo một cách hoàn thiện như thế này đều nhờ vào sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên cô Doãn Thị Ngọc đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu môn Giới ngay cả khi trong lúc tình hình dịch bệnh Covid 19 đang trở nên phức tạp và nguy hiểm, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích cũng như những bài học thực tiễn giúp tôi hiểu sâu hơn về môn này. Trong quá trình thực hiện bài báo cáo cũng như quá trình học, tuy có chút khó khăn vì học online nhưng cô đã nhiệt tình hỗ trợ và giải đáp những khó khăn của em Cuối cùng em xin chúc cô có sức khoẻ dồi dào, luôn luôn vui vẻ có thể vững bước trên sự nghiệp trồng người.

5

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây dưới sự tác động của công cuộc đổi mới Việt Nam có những phát triển vượt bậc về mọi mặt, kèm theo đó là nhu cầu đời sống của người dân càng nâng cao.

6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 6 MỤC LỤC................................................................................................................... 7 1.

Trình bày KIẾN THỨC của từng BÀI/CHỦ ĐỀ và giải thích tại sao nhóm

tâm đắc những kiến thức đó trong khóa học (5 CHỦ ĐỀ/5topics) qua là gì?........9 1.1. Chương 1: Giới và giới tính- LGBT, SEXUALITY.....................................9 1.2. Chương 2: Vai trò giới....................................................................................9 1.3. Chương 3: Định kiến giới.............................................................................10 1.4. Chương 4: Quấy rối tình dục.......................................................................11 1.5. Chương 5: Bình đẳng giới............................................................................12 1.6. Chương 6: Phụ nữ Việt Nam.......................................................................12 1.7. Bài học về những kỹ năng quan trọng và thái độ, hợp tác........................13 2.

Nêu ít nhất 1-3 điều NHÓM cảm thấy chưa chắc về bài học, nếu có. TẠI

SAO? Nhóm và từng bạn đã và đang và sẽ làm gì để giải quyết điều đó?............14 3.

NHÓM có thể ứng dụng 5 ĐIỀU trên (kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá.......14

trị, hành vi chuyên nghiệp) vào các mối quan hệ trong đời sống với các bạn trong lớp, với gia đình, thấy cô, khách hàng, hay giao tiếp với các bạn khác lớp ở Khoa và Trường, hàng xóm, cộng đồng như thế nào?.....................................................14 3.1. Kiến thức....................................................................................................... 15 3.2. Kỹ năng......................................................................................................... 15 3.3. Thái độ..........................................................................................................16

7

3.4. Giá trị............................................................................................................ 16 3.5. Hành vi chuyên nghiệp................................................................................16 4.

NHÓM VÀ CÁ NHÂN thấy mình trưởng thành và thay đổi những hành vi

cụ thể nào?................................................................................................................. 16 4.1. Thay đổi về kiến thức...................................................................................16 4.2. Thay đổi về kỹ năng.....................................................................................17 4.3. Thay đổi về thái độ.......................................................................................17 4.4. Giúp chúng em nâng cấp kiến thức và kỹ năng trưởng thành hơn..........17 5.

Nhóm và cá nhân thấy mình trưởng thành chưa thay đổi những hành vi cụ

thể nào, mặc dù nó rất quan trọng và hữu ích? Tại sao? Bạn sẽ làm gì để thay đổi điều đó?...................................................................................................................... 17 6.

Qua khoá học, nhóm của các bạn gặp khó khăn hay thuận lợi? Nhóm đã

vượt qua khó khăn khi làm nhóm ra sao? Bạn học được gì nhiều nhất ở nhau?.18 7.

Nhóm có hài lòng về khóa học và việc mình đầu tư vào khóa học không? Nếu

chưa, nhóm và từng bạn sẽ làm gì để thay đổi điều đó?.........................................19 8.

Nhóm vào đọc và viết cảm nhận về những điều tâm đắc trang Website......20

https://gendertalkviet.blogspot.com/ hoặc nếu tham dự Hội thảo Gender Talk hoặc/và buổi tham quan bảo tang phụ nữ Nam Bộ................................................20

8

1. Trình bày KIẾN THỨC của từng BÀI/CHỦ ĐỀ và giải thích tại sao nhóm tâm đắc những kiến thức đó trong khóa học (5 CHỦ ĐỀ/5topics) qua là gì? 1.1. Chương 1: Giới và giới tính- LGBT, SEXUALITY Tuần đầu tiên chúng em đã được học về giới và giới tính và hiểu được rõ khái niệm và định nghĩa, phân biệt được giới và giới tính là như thế nào. Giới tính là chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi. Ví dụ như là nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú. Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị, … Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó. Chương đầu tiên mà cô đã giảng dạy chúng em học được rất nhiều điều và cảm nhận được nguồn cảm hứng mà cô dành cho chúng em. Theo chúng em giáo dục giới tính là một nội dung cần được giáo dục cho học sinh, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào nhà trường phổ thông là rất tốt, để cho các em có thể tìm hiểu và hiểu thêm giới và giới tính. 1.2. Chương 2: Vai trò giới Chương 2 chúng em lại tiếp tục có cơ hội được tìm hiểu về vai trò giới trong xã hội. Với phụ nữ và nam giới thì thường chúng ta sẽ có 3 vai trò giới: Vai trò sản xuất, vai trò tái sản suất và vai trò cộng đồng. Trog chúng ta thì phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào 3 vai trò này. Tuy nhiên, phần lớn các phụ nữ chúng ta vẫn giữ vai trò kép, và phụ nữ thường sẽ phải dành 2 đến 3 tiếng mỗi ngày nhiều hơn với nam giới để có thể dọn dẹp việc nhà và chăm sóc con cái. Nhưng đàn ông hiện đại ngày thường sẽ

9

chia sẽ các việc nhà và chăm con với người phụ nữ của chúng ta, bởi vì ai cũng cần phải có trách nhiệm với gia đình của chúng ta. Nhà nước của chúng ta đã hiểu và có những nỗ lực và cố gắng đưa ra những chính sách, biện pháp để có thể tạo ra những cơ hội có thể cân bằng được công việc trong gia đình mà có thể tham gia được các hoạt động xã hội. Việc đầu tiên chúng ta phải đáp ứng và thay đổi các nhu cầu cơ bản và thực tế thì đối với phụ nữ có điều kiện sống thiếu thốn, chúng ta cần qua tâm đến sức khỏe của họ và có những chính sách đãi ngộ dành cho các phụ nữ đang mang thai và chăm sóc con nhỏ. Đối với mỗi chúng ta thì gia đình luôn hạnh phúc nhất, và ngoài kia chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội, và chúng ta có thể tận dụng các mối quan hệ ở ngoài giúp ta nhiều trong cuộc sống giúp cho những người phụ nữ của chúng ta có nhiều điều mới mẻ và có ích hơn trong cuộc sống. 1.3. Chương 3: Định kiến giới Sau khi học xong chương ba chúng em đã hiểu được định nghĩa của định kiến giới, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Khi đã hiểu được định kiến giới thì chúng em đã phân biệt những định kiến giới mà chúng ta bắt gặp hầu như mỗi ngày trong cuộc sống. Ví dụ như những định kiến đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của hầu hết mọi người như công việc nội trợ là của phụ nữ, không phải là việc của đàn ông; phụ nữ là phụ thuộc, yếu đuối, thụ động; nam giới là trụ cột trong gia đình, quyết định các việc lớn trong gia đình. Chúng em đã nhận thức những định kiến giới thường là không đúng, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện. Các định kiến giới có thể khác nhau ở các vùng, các nước khác nhau vào điều kiện kinh tế- xã hội, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán… Những khái niệm như trần kính, tường kính cũng đã được cô giảng rất kỹ càng. Trần kính ở đây là những rào cản vô hình được dựng nên bởi những định kiến cản trở phụ nữ nắm giữ những vị trí quản lý cấp cao như quy định độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng thì tuổi phụ nữ thường trẻ hơn nam giới năm năm. Tường kính được hiểu là rào cản vô hình áp đặt sự phát triển nghề nghiệp của

10

phụ nữ vào những lĩnh vực cụ thể. Trong định kiến giới có 5 loại định kiến là định kiến về năng lực, quy chụp, hảo cảm, về việc làm cha làm mẹ và tương đồng. Chúng em rất tâm đắc với chủ đề này vì sau khi học xong chúng em đã biết được rằng những ảnh hưởng nghiêm trọng do định kiến của xã hội mà đã vô tình hình thành những tư tưởng như “trọng nam, khinh nữ”. Tư tưởng này góp phần tạo nên tính gia trưởng ở nam giới và làm cho người phụ nữ trở nên tự ti, an phận, thiếu quyền được đối xử công bằng trong cuộc sống gia đình và cả ngoài xã hội. Từ những hiểu biết đó chúng em đã phần nào có thể xây dựng cho chính mình những nhận thức đúng hơn về những định kiến, phần nào ngăn chặn những hậu quả do định kiến gây ra như bạo lực gia đình, phân biệt giới tính và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay ở nước ta- một trong những vấn đề vẫn còn nổi cộm của đất nước. Qua những kiến thức về định kiến giới giúp chúng em nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi nhận thức, hành vi và đưa ra ý kiến cá nhân, đấu tranh với những công bằng trong xã hội, từ đó đưa sự tiến bộ đóng góp vào sự phát triển của đất nước ta. 1.4. Chương 4: Quấy rối tình dục Quấy rối tình dục đang là vấn đề gây nhức nhối đối xảy ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thật may mắn chủ đề này lại nằm trong chương trình của môn học. Trong chủ đề này, chúng em đã tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức về vấn nạn này. Quấy rối tình dục được hiểu là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, thù địch và khó chịu. Quấy rối tình dục là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính (bao gồm mang thai, sinh con hoặc các tình trạng y tế liên quan), bản dạng giới tính, biểu hiện giới tính hoặc xu hướng tình dục. Các cá nhân thuộc bất kỳ giới tính nào cũng có thể là mục tiêu của quấy rối tình dục. Chúng em còn được biết thêm nhiều hành vi được cho là quấy rối tình dục để biết cách ứng phó với tình huống xảy ra. Kiến thức trong bài còn nêu ra được một khái niệm khác đó là quấy rối tình dục trao đổi. Quấy rối tình dục diễn ra khi người sử dụng lao động, giám sát hay kể cả là đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích của người lao động để đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục. Hành vi quấy rối tình dục xảy ra ở nhiều nơi nhưng nhiều

11

nhất có lẽ là ở môi trường làm việc, những hành vi này thường bao gồm tính thể chất, bằng lời nói, phi lời nói, tại các nơi làm việc, giao tiếp qua phương tiện điện tử hay phương tiện đi lại… Sau chương này chúng em đã học được rất nhiều kiến thức rất thực tế và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống. Những tác hại nghiêm trọng của quấy rối tình dục đã thôi thúc chúng em tìm hiểu nhiều hơn về nó, để có những hành động phát giác, ngăn chặn, tuyên truyền cũng như tìm cách giúp đỡ những nạn nhân của vấn nạn trên. Chủ đề này còn mang đến những kiến thức về luật pháp và chính sách về quấy rối tình dục để tất cả mọi người có thể biết và áp dụng trong những trường hợp này. Bên cạnh những chính sách pháp luật, bài học còn giúp bản thân mỗi người tự trang bị cho mình kiến thức để ứng phó, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và hạn chế tối thiểu hành vi này. Mỗi người cũng biết cách tuyên truyền cho các em bé nhỏ trong gia đình kiến thức về tình dục và những quy tắc cần thiết như quy tắc quần lót và quy tắc năm ngón tay để tự bảo vệ bản thân trẻ. Hơn thế nữa, chúng em còn biết cách để lên tiếng, đấu tranh, đồng cảm và giúp đỡ những nạn nhân bị quấy rối tình dục. 1.5. Chương 5: Bình đẳng giới Qua nội dung học từ chương 5_ Bình đẳng giới, chúng em học được rất nhiều kiến thức mới xoay quanh việc bất bình đẳng trong xã hội. Với những gì mà cô đã truyền tải thông qua bài học, chúng em nhận thấy việc bất bình đẳng đã có từ rất lâu và nó đã trở thành một định kiến xã hội. Bất bình đẳng trong xã hội được thấy rõ nhất trong gia đình, những người phụ nữ thường có vai trò thấp hơn rất nhiều so với người đàn ông nhưng lượng công việc mà họ gánh vác thật sự rất nhiều. Chúng em cảm thấy chương 5 này rất hay, nhờ có lượng kiến thức mà chương 5 mang lại, chúng em cảm thấy hiểu hơn về sự bất bình đẳng và càng quyết tâm giành lại sự bình đẳng về giới cho những người yếu thế. 1.6. Chương 6: Phụ nữ Việt Nam Thông qua bài học chương 6_ Phụ nữ Việt Nam, nhóm chúng em rút ra được những cái nhìn mới mẻ về hình ảnh người phụ nữ của dải đất hình chữ S này. Họ là

12

những con người kiên cường, bất khuất từ ngày xưa, gánh trên vai biết bao sự bất công mà các định kiến lẫn sự bất bình đẳng mà xã hội mang lại. Nhưng họ vẫn ở đó, vẫn kiên cường, đặt nặng trên đôi vai là 4 chữ " Công Dung Ngôn Hạnh". Từ bài học, chúng em rút ra được rằng phụ nữ cũng có quyền được đối xử và yêu thương như tất cả mọi người. Họ không sinh ra chỉ nhằm mục đích phục vụ và cung phụng bất kì ai. Họ có quyền được yêu thương, được sống một cuộc sống do họ tự vẽ ra. 1.7. Bài học về những kỹ năng quan trọng và thái độ, hợp tác Qua 15 tuần học môn Giới và Phát triển giới tại Việt Nam, bên cạnh những kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích mà môn học cũng như giảng viên của chúng em ở môn học này là cô Doãn Thị Ngọc đã gửi đến chúng em, chúng em đã được học thêm những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc sau này như là kĩ năng làm nhóm, kỹ năng trình bày, viết, kỹ năng diễn thuyết dưới hình thức seminar hoặc debate. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô về việc trau dồi và phát triển những kỹ năng vừa rồi mà chúng em đều hoàn thành những bài tập cô giao và bài thi khá tốt. Về kỹ năng làm việc nhóm, hầu hết những bài cô giáo cho chúng em đều là những bài tập với nhiều câu hỏi và những bài làm nhóm. Vì thế, trong quá trình làm việc chúng em đã thực hành phân chia công việc, đưa ra hạn nộp bài tập và phối hợp với nhau để cùng hoàn thành bài tập được giao. Tuy thời gian đầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn như không hiểu ý nhau nhưng qua một thời gian làm việc cùng nhau thì nhóm chúng em đã rút ra được những kinh nghiệm, bài học để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho cả nhóm. Mỗi tuần, cô đều cho các nhóm những bài tập về chủ đề học, giúp chúng em phát triển kỹ năng tự học, tự tìm kiếm và tham khảo nguồn tài liệu. Không những thế, để có thể trả lời những câu hỏi trong bài tập, kĩ năng viết của chúng em từ đó được phát triển rấtnhiều. Hơn nữa, vào mỗi tuần, các nhóm sẽ được trình bày kết quả từ bài tập nhóm khoảng năm phút, và điều này giúp chúng em có thể rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình của mình. Và một điều mà chúng em rất tâm đắc sau khi học môn học này,

13

chính là những buổi thuyết trình dưới hình thức seminar và debate. Dưới những hình thức đầy thú vị mặc dù có một chút khó vì cần sự trau chuốt, nhịp nhàng này, những buổi thuyết trình đã trở nên vô cùng cuốn hút và hấp dẫn. Sau khi trình bày được một lần vào giữa kỳ của môn học, chúng em nhận thấy không chỉ nhóm mình mà hầu hết các nhóm còn lại đều rút ra được kinh nghiệm cùng như cải thiện rất nhiều kĩ năng trình bày dưới hai hình thức này. Chứng minh cho điều này đó là bài thuyết trình vào cuối kỳ của các bạn rất chỉn chu và cuốn hút, được các nhóm và cô đánh giá điểm số khá cao. Vì phải làm việc nhóm với số thành viên trong nhóm...


Similar Free PDFs