tiểu luận GDTMQT PDF

Title tiểu luận GDTMQT
Author Thanh Hậu
Course Giao dịch TMQT
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 91
File Size 3.9 MB
File Type PDF
Total Downloads 247
Total Views 660

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ------***------- --TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐề tài:PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ NHẬPKHẨU HẠT NHỰA GPPS CỦA CÔNG TY TNHHNHỰA ĐÔNG ÁGiảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn CươngLớp : TMA302(He2021). Nhóm thực hiện : 10Hà...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ------***------

-

--

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU HẠT NHỰA GPPS CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á

Giảng viên hướng dẫn

:

Ths. Nguyễn Cương

Lớp

:

TMA302(He2021).1

Nhóm thực hiện

:

10

Hà Nội, tháng 8 năm 2021

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT

Họ và tên thành viên

Mã sinh viên

1

Phạm Đỗ Khánh Duy

1917720017

2

Nguyễn Thanh Hằng

1917720517

3

Phan Thị Thanh Hậu

1911110441

4

Nguyễn Thanh Huyền

1911110194

5

Trần Trung Kiên

1810110303

6

Phạm Quang Minh

1917720062

7

Nông Đoàn Diệu Linh (Nhóm trưởng)

1619210133

8

Nguyễn Hoài Phương

2014110199

9

Nguyễn Quang Việt

1917720539

Phần công việc

Đá

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN VÀ HÀNG HÓA GIAO DỊCH..........4 1.1. Tổng quan hợp đồng nhập giữa công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORPORATION và công ty TNHH Nhựa Đông Á................................4 1.2. Các đối tác liên quan.......................................................................................6 1.3. Khái quát về hàng hóa giao dịch....................................................................8 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HẠT NHỰA GPPS CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á..........................................................11 2.1. Cơ sở lý thuyết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..........................11 2.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế....................................11 2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..............................11 2.1.3. Những điều khoản cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ...........................................................................................................................12 2.2. Phân tích các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng..............................12 2.2.1. Phần giới thiệu........................................................................................12 2.2.2. Chủ thể của hợp đồng.............................................................................13 2.2.3. Cơ sở ký kết hợp đồng.............................................................................14 2.2.4. Đối tượng hợp đồng................................................................................15 2.2.5. Điều khoản tên hàng...............................................................................15 2.2.6. Điều khoản số lượng...............................................................................16 2.2.7. Điều khoản chất lượng...........................................................................17 2.2.8. Điều khoản bao bì...................................................................................18 2.2.9. Điều khoản giá cả...................................................................................19 2.2.10. Điều khoản giao hàng...........................................................................21

2.2.11. Điều khoản thanh toán..........................................................................22 2.2.12. Điều khoản bảo hiểm............................................................................24 2.2.13. Điều khoản bất khả kháng....................................................................25 2.2.14. Điều khoản khiếu nại............................................................................25 2.2.15. Điều khoản trọng tài.............................................................................26 2.2.16. Điều khoản chung.................................................................................27 2.2.17. Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng..................................................27 2.2.18. Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng...............................................27 2.3. Đánh giá chung về hợp đồng thương mại....................................................27 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN..............................30 3.1. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice...............................................30 3.1.1. Cơ sở lý thuyết:........................................................................................30 3.1.2. Phân tích nội dung của Commercial Invoice của công ty Fosmosa:... .31 3.2. Phiếu đóng gói hàng hóa – Detailed Packing List.......................................33 3.3. Vận đơn đư•ng bi€n - Bill of Lading:..........................................................35 3.3.1. Cơ sở lý thuyết:........................................................................................35 3.3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.......................................................41 3.3.3. Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Certificate of Quality and Quantity)............................................................................................................ 43 3.3.4. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)..................................................44 3.3.5. Chứng nhận phân tích chất lượng hàng hóa (Test Report/Certificate of Analysis)............................................................................................................46 3.3.6. Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)............................................................47 3.3.7. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.....................................................48 3.4. Phân tích hình thức thanh toán....................................................................53

3.4.1. Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng không huỷ ngang........................53 3.4.2 Thư tín dụng chính thức..........................................................................55 CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.....................................59 4.1. Quy trình thực hiện hợp đồng của bên nhập khẩu.....................................59 4.1.1. Nghiên cứu thị trường tìm nguồn cung hàng hoá và lựa chọn đối tác và quá trình hỏi hàng, bên bán chào hàng......................................................59 4.1.2. Lựa chọn hình thức nhập khẩu..............................................................59 4.1.3. Xác định nhu cầu (lượng) và chi phí (giá) nhập khẩu..........................59 4.1.4. Đàm phán ký kết hợp đồng.....................................................................60 4.1.5. Xin phép nhập khẩu................................................................................60 4.1.6. Mở LC với ngân hàng.............................................................................60 4.1.7. Thanh toán cho ngân hàng lấy chứng từ gốc........................................60 4.1.8. Làm thủ tục thông quan nhập khẩu.......................................................61 4.1.9. Làm thủ tục kiểm hóa.............................................................................61 4.1.10. Giao hàng..............................................................................................61 4.1.11. Giải quyết tranh chấp............................................................................62 4.2. Quy trình thực hiện hợp đồng của bên xuất khẩu......................................62 4.2.1. Nghiên cứu thị trường và đối tác............................................................62 4.2.2. Chào hàng lựa chọn hình thức xuất khẩu.............................................62 4.2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng.....................................................................62 4.2.4. Kiểm tra L/C............................................................................................63 4.2.5. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu................................................................63 4.2.6. Thuê tàu và lưu cước..............................................................................63 4.2.7. Mua bảo hiểm..........................................................................................63 4.2.8. Kiểm chất lượng hàng hóa trước khi giao..............................................64

4.2.9. Xin phép xuất khẩu hàng hóa.................................................................64 4.2.10. Thông quan xuất khẩu..........................................................................64 4.2.11. Chuẩn bị BCT, giao hàng và thanh toán tiền hàng..............................64 4.2.12. Giải quyết tranh chấp phát sinh............................................................64 PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU, BỘ CHỨNG TỪ VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN.............................................................................................................66

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong thời đại của hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường ở khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại ngày càng đa dạng. Giao dịch mua bán quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, Trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, quá trình thảo luận, trao đổi, ký kết và thực hiện hợp đồng giao dịch được đánh giá là một trong các nhân tố quan trọng hàng đầu để tiến tới một thương vụ làm ăn thành công và có lợi cho các bên tham gia. Do đó, việc giao kết hợp đồng ngoại thương giữa các quốc gia cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh. Trong đó, việc phân tích hợp đồng mua bán là hết sức cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào. Đối tượng nhóm muốn hướng tới là doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác nói riêng, nhằm hỗ trợ một cách có hệ thống các nền tảng cơ bản từ đó, nắm vững các khái niệm, điều khoản, những bước thực hiện hợp đồng cũng như phân tích bộ chứng từ liên quan. Việc phân tích hợp đồng là nền tảng lý thuyết tốt cho thực tế sau này tại các môi trường liên quan đến xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng và logistic. Trong lời mở đầu, nhóm nghiên cứu muốn nhấn mạnh tới vai trò cấp thiết của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các chứng từ liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và lợi ích của các doanh nghiệp tham gia cùng với các bên thứ ba như: ngân hàng, bên vận chuyển và hải quan. Mỗi một thương vụ thành công sẽ đem lại những mối quan hệ kinh tế nhất định, góp phần phát triển tiềm lực đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của phân tích hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế cũng như quá trình thực hiện sau ký kết hợp đồng, nhóm chúng 1

em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hợp đồng và bộ chứng từ nhập khẩu hạt nhựa GPPS của công ty TNHH Nhựa Đông Á” trên cơ sở nền tảng kiến thức của môn Giao dịch thương mại quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra những ưu và nhược điểm của các điều khoản trong Hợp đồng ký kết cũng như các chứng từ liên quan, đồng thời nắm rõ được quy trình thực hiện hợp đồng sau ký kết, qua đó có những chỉnh sửa bổ sung nhằm hoàn thiện hợp đồng cũng như quy trình thực hiện hợp đồng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Một là, tìm hiểu tổng quan chung về hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế. Hai là, phân tích nội dung của hợp đồng, bao gồm bản hợp đồng chính và bản những nội dung quy định và điều khoản đặc biệt của hợp đồng đính kèm. Ba là, phân tích bộ chứng từ liên quan trong việc thực hiện hợp đồng. Bốn là, phân tích quá trình thực hiện hợp đồng sau ký kết. Năm là, đưa ra hợp đồng đề xuất sau chỉnh sửa. 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được chia làm 4 phần chính với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Thông tin về các bên và hàng hóa giao dịch Chương 2: Phân tích hợp đồng nhập khẩu hạt nhựa GPPS của công ty TNHH Nhựa Đông Á Chương 3: Phân tích bộ chứng từ nhập khẩu hạt nhựa GPPS của công ty TNHH Nhựa Đông Á Chương 4: Quy trình thực hiện hợp đồng 2

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhóm cũng đã cố gắng hết sức để đưa ra một bản phân tích hợp đồng khá hoàn chỉnh, phục vụ cho công tác nghiên cứu và có giá trị về mặt lý luận ở một chừng mực nào đó. Cuối cùng, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Cương đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn!

3

CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN VÀ HÀNG HÓA GIAO DỊCH 1.1. Tổng quan hợp đồng nhập giữa công ty FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORPORATION và công ty TNHH Nhựa Đông Á. Công ty nhập khẩu hàng hóa 

Công ty nhập khẩu - Công ty TNHH Nhựa Đông Á Công ty TNHH Nhựa Đông Á là một trong ba công ty thành viên thuộc Công ty

Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG). Đây là Tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất và quảng cáo. Hiện nay, DAG hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, trong đó DAG giữ vai trò là công ty mẹ và có 3 công ty con với 3 nhà máy sản xuất chủ lực phục vụ chủ yếu cho ba thị trường Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra có 2 công ty liên kết chuyên sản xuất các sản phẩm thép hình và kinh doanh các sản phẩm nội thất, quảng cáo. 

Thông tin công ty:  Tên giao dịch: DONG A PLASTIC COMPANY LIMITED  Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á  Mã số thuế: 0101099228-002  Đại diện pháp luật: Nguyễn Bá Hùng  Điện thoại: (0351) 387 8888 - Fax: (0351) 384 8988  Website: https://www.dag.com.vn/  Ngày cấp giấy phép: 19/12/2005  Ngày hoạt động: 15/12/2005  Giấy phép kinh doanh số: 0101099228-002  Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)  Ngành nghề Kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp phục vụ trong ngành xây dựng, trang trí nội – ngoại thất  Địa chỉ: Khu Công nghiệp Châu Sơn, Phường Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam



Tình hình tài chính: Dựa theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý I/2021, công ty mẹ có tổng nguồn vốn là 1,954,368,815,978 VNĐ. 4

Công ty xuất khẩu hàng hóa



Công ty xuất khẩu – Công ty hóa chất và sợi Formosa Công ty hóa chất và sợi Formosa (tên tiếng Anh là Formosa Chemicals & Fibre

Corporation) là một trong 4 công ty thành viên lớn nhất của Tập đoàn nhựa Formosa (Formosa Plastics Group – FPG). Công ty có trụ sở tại Đài Loan và tham gia chủ yếu vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm hóa học như PS, ABS, SAN, ASA, PP, PC và PC / ABS dạng viên hợp kim. Thị trường sản phẩm tại Đài Loan và xuất khẩu sang châu Á. 

Thông tin công ty:  Tên giao dịch: FORMOSA CHEMICALS & FIBRE CORPORATION  Địa chỉ: No. 359, Zhongshan Rd., Sec. 3, Changhwa City, Changhua, 500 Taiwan  Điện thoại: +886-2-27122211 - Fax: 2-27122211  Web: http://www.fcfc.com.tw/  Ngành nghề: Sản xuất hóa chất  Lĩnh vực: Nguyên liệu cơ bản  Loại cổ phiếu: ORD



Tình hình tài chính: Năm 2018, tổng doanh thu của Công ty hóa chất và sợi Formosa là 399.074,2$,

lợi nhuận 51.838$ , tăng ổn định ở mức cao trong giai đoạn 2016 – 2019. Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận

2016

2017

319204,6 358.421,5

2018 399.074, 2

47.551,6 53.196,2 51.838

5

2019 315.499,1 32.057

Riêng năm 2019 có sự sụt giảm đáng kể trong tổng doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của vụ nổ nhà máy ở Đài Loan, tuy nhiên, công ty vẫn duy trì được mức tăng khá cao với tổng doanh thu 315.499,1$ và lợi nhuận đạt 32.057$. Với tình hình tài chính ổn định và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm hóa học, Công ty hóa chất và sợi Formosa sẽ là đối tác đáng tin cậy trong tương lai. 1.2. Các đối tác liên quan Thương nhân trung gian Thông tin công ty:  Tên công ty: JAMPOO UNION CORPORATION  Trụ sở chính: Tầng 5, Khu 4, 180 Chung Hsiao E Rd., Đài Bắc, Đài Loan.  Điện thoại: +886 0422310999  Mã số ID: TW103548  Website: http://www.jampoo.com.tw



Quan hệ của Thương nhân trung gian với công ty xuất khẩu: Công ty Jampoo Union Corp là bên trung gian nhận ủy thác bán hàng hóa cho

công ty xuất khẩu Formosa. Công ty Jampoo Union Corp chuyên xử lý các nguyên liệu hóa dầu, thiết bị cơ khí và hàng hóa và đa dạng hóa thành thực phẩm cho trẻ em, thức ăn gia súc, nguyên liệu thô và xây dựng. Jampoo đề xuất lựa chọn một nhà cung cấp sản xuất như Formosa, Asahimas, Shinetsu, Zhongtai… và chào giá cho Công ty TNHH Nhựa Đông Á. Dựa trên quy mô, tính chuyên môn và độ uy tín, Công ty TNHH Nhựa Đông Á quyết định lựa chọn Formosa làm nhà cung cấp sản phẩm nhựa. Công ty vận chuyển

6

Công ty Cổ phần Tiếp vận Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (SME) là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam và Liên đoàn các hiệp hội Giao nhận Kho vận Quốc tế. Được thành lập năm 2006, SME là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vận tải đường biển và đường hàng không quốc tế, hàng dự án, hàng quá khổ, quá tải và đại lý tàu biển ở Việt Nam. Năm 2009, SME thành lập Công ty Cổ phần AEL Việt Nam là đại lý của hãng tàu AEL Hong Kong với tàu 610 TEU chuyên tuyến Hải Phòng đi Hồng Kông và các cảng thuộc khu vực châu thổ sông Châu Giang Trung Quốc.

 Thông tin về SME:  Tên công ty: SME Logistics JSC – Vietnam Logistics Small and Medium Enterprises Joint Stock Company  Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa Nhà Vinaplast, 39 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội  Loại hình kinh doanh: Công ty dịch vụ vận tải; dịch vụ logistics.  Mã số thuế: 22206123  Năm thành lập: 2006  Điện thoại: 024 22206123 - 024 22206336  Email: [email protected]  Website: http://smelogistics.vn SME làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nhựa GPPS, dỡ hàng và vận chuyển hàng về kho tại Khu Công nghiệp Châu Sơn – Phủ Lý – Hà Nam của Công ty TNHH Đông Á Ngân hàng phát hành LC Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân 7

hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung ứng các dịch vụ thanh toán; tham gia thị trường tiền tệ; tư vấn ngân hàng, tài chính; mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh vàng; dịch vụ quản lý tiền mặt, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; đại lý bảo hiểm; môi giới tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. Tại ngày 31 tháng 03 năm 2021 và ngày 31 tháng 12 năm 2020, vốn điều lệ của Ngân hàng là 18.852.157 triệu Đồng Việt Nam (VND). Ngân hàng đã phát hành 1.885.215.716 cổ phiếu phổ thông, với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 VND. Cổ phiếu của Ngân hàng đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank. 1.3. Khái quát về hàng hóa giao dịch Thông tin về hạt nhựa GPPS: Hạt nhựa GPPS hay còn gọi là hạt nhựa nguyên sinh (General Purpose Polystyrene) là một sản phẩm hạt nhựa được sản xuất từ Polystyrene. Hạt nhựa GPPS là loại vật liệu có hình dáng giống thủy tinh trong suốt, có màu trắng trong tự nhiên. Loại vật liệu này thường được sử dụng làm mặt đồng hồ treo tường, vỏ công tơ điện, khay hộp thực phẩm, đựng bánh kẹo, ...


Similar Free PDFs