TIỂU LUẬN HVTC-NHÓM 8 - Slide of OB PDF

Title TIỂU LUẬN HVTC-NHÓM 8 - Slide of OB
Author Thư Tạ
Course International business
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 11
File Size 196.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 276
Total Views 565

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING-----------------------------TIỂU LUẬN MÔN HÀNH VI TỔ CHỨCĐỀ TÀI: CƠ SỞ HÀNH VI CỦA CÁC VẤN ĐỀ BẠO HÀNH HỌCĐƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤTGiảng viên: ThS. Nguyễn Văn ChươngNhóm sinh viên thực hiện: Chiều thứ 5- GĐ GSTT HỌ ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING -----------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC ĐỀ TÀI: CƠ SỞ HÀNH VI CỦA CÁC VẤN ĐỀ BẠO HÀNH HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Giảng viên: ThS. Nguyễn Văn Chương Nhóm sinh viên thực hiện: Chiều thứ 5- GĐ G310 STT

HỌ VÀ TÊN

1

CHỮ KÝ

MỨC ĐỘ THAM GIA

GHI CHÚ

Tạ Minh Thi

Tổng hợp nội dung, thiết kế powerpoint, thuyết trình, vẽ mindmap.

Trưởng nhóm

2

Tạ Minh Thư

Tổng hợp nội dung, thiết kế powerpoint, vẽ mindmap.

Thành viên

3

Trần Thị Mỹ Lý

Tổng hợp nội dung, thuyết trình, làm tiểu luận, vẽ mindmap.

Thành viên

4

Đỗ Phan Quỳnh Trang

Tổng hợp nội dung, thuyết trình, làm tiểu luận, vẽ mindmap.

Thành viên

5

Trương Thảo Vy

Tổng hợp nội dung, thuyết trình, làm tiểu luận, vẽ mindmap.

Thành viên

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

2

TÓM TẮT

2

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3

I. Ý nghĩa nội dung nghiên cứu

3

II. Cơ sở lý thuyết và các biện pháp đề xuất 1. Thuyết về sự bất hòa nhận thức (Leon Festinger - 1950) 1.1 Nội dung thuyết 2. Các thuyết học tập 2.1.2 Giải pháp đề xuất 2.2 Thuyết điều kiện hoạt động (B.F. Skinner) 2.2.1 Nội dung thuyết 2.2.2 Giải pháp đề xuất 2.3 Thuyết học tập xã hội (A. Bandura) 2.3.1 Nội dung thuyết 2.3.2 Giải pháp đề xuất 3. Các thuyết động viên 3.1.2 Giải pháp đề xuất 3.2 Thuyết hai nhân tố (Frederick Herzberg) 3.2.1 Nội dung thuyết 3.2.2 Giải pháp đề xuất 3.3 Thuyết của David Mc. Clelland 3.3.1 Nội dung thuyết 3.3.2 Giải pháp đề xuất

3 3 3 4 5 5 5 5 6 6 6 6 7 7 7 7 8 8 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU TÓM TẮT Thời gian qua, những vụ việc giáo viên bạo hành học sinh liên tiếp xảy ra gây xôn xao cho dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục vốn dĩ lành mạnh, chuẩn mực và hơn cả là gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội. Một số vụ việc gây chấn động trong suốt thời gian vừa qua như: cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trường THCS Duy Ninh bắt cả lớp tát một em học sinh hơn 200 cái khiến em phải nhập viện, hay vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương bắt học sinh phải uống nước lau bảng, hay một cô giáo ở Long An còn đánh một em học lớp một, khiến cơ thể của em bầm tím... Còn nhiều, rất nhiều những vụ việc thầy, cô giáo bạo hành học sinh, xúc phạm đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là còn có những lời lẽ nặng nề xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em. Qua đó đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục Việt Nam về vấn đề quản lý giáo dục, các chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Đây sẽ còn là thách thức lớn đặt ra cho ngành giáo dục khi vẫn chưa tìm được phương án cải thiện và chấm dứt tình trạng bạo hành đang ngày càng diễn biến phức tạp. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích một số giải pháp khắc phục vấn nạn giáo viên có những hành vi bạo lực với học sinh, gây tổn thương cho các em về cả thể chất và tinh thần.

2

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Ý nghĩa nội dung nghiên cứu Ngành giáo dục từ lâu được xem như là một môi trường đầy chuẩn mực, đạo đức, các giáo viên không chỉ được đào tạo về chuyên môn mà kèm theo đó là đạo đức nghề nghiệp, các giá trị đạo đức được xã hội công nhận, thế nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại những sự việc giáo viên bạo hành trẻ em gây tổn thương tâm lý các em trầm trọng mà không một ai có thể chấp nhận được. Có một dấu hỏi lớn đặt ra ở đây khi sự việc đáng tiếc như trên xảy ra thì họ đang đặt các chuẩn mực đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của mình ở đâu? Có phải họ đã quá xem nhẹ hay không? Để làm sáng tỏ những vấn đề trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các cơ sở lý thuyết để giải thích cho các hành vi sai trái của giáo viên. Sau khi đọc bài nghiên cứu này, người đọc cũng sẽ nắm được những thuyết hành vi cơ bản được sử dụng để giải thích cho các hành vi sai với chuẩn mực đạo đức và từ đó để có những đề xuất đúng đắn hơn. II. Cơ sở lý thuyết và các biện pháp đề xuất 1. Thuyết về sự bất hòa nhận thức (Leon Festinger - 1950) 1.1 Nội dung thuyết Khi thuyết này hình thành, nó cho phép giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Sự bất hòa nhận thức đề cập đến bất kỳ sự không tương đồng (sự khác biệt) mà một cá nhân có thể nhận thức giữa các thái độ của anh ta hoặc giữa thái độ và hành vi. Đối với vấn đề nêu trên có một sự tương đồng, giáo viên hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, đi ngược lại với các giá trị đạo đức xã hội mà mình đã được đào tạo, thế nhưng tình trạng này vẫn xảy ra vì họ đang ở mức bất hòa nhận thức cao. Bất kỳ những dạng không nhất quán nào cũng tạo ra sự khó chịu, sự không thoải mái và khi đó các cá nhân sẽ cố gắng làm giảm sự bất hòa, sự không thoải mái hoặc sự khó chịu. Do đó, các cá nhân sẽ theo đuổi một tình trạng cân bằng tại đó sự bất hòa là nhỏ nhất. Mong muốn làm giảm sự bất hòa có thể được xác định bằng: ● Tầm quan trọng của các nhân tố tạo ra sự bất hòa. ● Niềm tin của các cá nhân về mức độ ảnh hưởng của họ đối với các nhân tố. ● Các phần thưởng có thể nhận được trong sự bất hòa.

3

1.2 Giải pháp đề xuất Đối với tầm quan trọng của các nhân tố tạo ra sự bất hòa: các giáo viên không nhận thức được tầm nghiêm trọng của hành vi bạo hành, họ xem việc đánh học sinh như là biện pháp mạnh và xác đáng để các em nghe lời mình hơn. Giải pháp: cho giáo viên thấy được những tổn thương về thể xác và tinh thần sâu sắc của các em sau khi sự việc xảy ra. Niềm tin của các cá nhân về mức độ ảnh hưởng của họ đối với các nhân tố: giáo viên hoàn toàn có thể đổ lỗi cho các nhân tố mà mình không thể kiểm soát như: sức ép từ cấp trên, chạy đua thành tích, do lỗi từ phía học sinh,... Giải pháp: không nên đổ lỗi do học sinh không chịu nghe lời mà còn có nhiều biện pháp khác như nhắc nhở, trao đổi riêng với phụ huynh để trao đổi biện pháp nào là phù hợp cho cả hai phía, chứ hoàn toàn không nên dùng bạo lực như vậy, một khi giáo viên dùng biện pháp mạnh là đã sai hoàn toàn. Trong vấn đề này, người giáo viên nên kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình và không nên quá bóng nảy, việc này bản thân giáo viên có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Từ phía nhà trường và các bên liên quan, không nên đặt nặng vấn đề thành tích, tuyệt đối không chạy theo thành tích, việc này vô tình đẩy áp lực cho phía giáo viên khi phải duy trì các tiêu chuẩn như lớp học phải luôn ngoan ngoãn, lớp phải luôn đạt điểm cao,... Các phần thưởng có thể nhận được trong sự bất hòa: Giáo viên sẽ cảm thấy bạo lực với học sinh sẽ đem lại sự thỏa mãn cơn giận dữ của mình và còn thể hiện được sự uy nghiêm của mình, với niềm tin rằng học sinh sẽ nghe lời và tôn trọng mình hơn. Giải pháp: phải cho giáo viên thấy được những chi phí của mình gây ra là lớn hơn những lợi ích đạt được từ nó, chi phí đầu tiên phải kể đến là nguồn dư luận trái chiều từ xã hội và kế đến là nguy cơ bị mất việc, việc đưa ra hình phạt nào đối với giáo viên là tùy vào mức độ tổn thương của các em học sinh, có thể đình chỉ công tác giáo viên đó hoặc buộc thôi việc và nặng nhất là buộc họ rời khỏi ngành giáo dục. 2. Các thuyết học tập Học tập là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như là kết quả của những kinh nghiệm. Trong đó có ba thuyết thuyết được đưa ra để giải thích quá trình trong đó chúng ta đạt được các dạng hành vi. 2.1 Thuyết điều kiện cổ điển (Ivan Paplop) 2.1.1 Nội dung thuyết

4

Có một dạng điều kiện trong đó cá nhân phản ứng với những kích thích. Kích thích này tạo ra những phản ứng không giống những phản ứng thông thường. Áp dụng cho vấn đề này, nên hình thành nên những tín hiệu có điều kiện để người giáo viên làm quen với nó mà khi những tín hiệu này xuất hiện thì giáo viên sẽ nghĩ ngay đến việc không thực hiện những hành vi sai trái. 2.1.2 Giải pháp đề xuất Thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, thanh tra đột xuất,...như vậy người giáo viên sẽ học được hành vi là khi nào thì nên chỉnh đốn lại các hành động của mình trên lớp học. Sự xuất hiện thường xuyên của những người quản lý cấp trên sẽ tạo cho giáo viên một thói quen là cứ nhớ đến những lần kiểm tra, thanh tra này mà tự họ có ý thức hơn đối với các hành vi của mình. 2.2 Thuyết điều kiện hoạt động (B.F. Skinner) 2.2.1 Nội dung thuyết Thuyết này cho rằng hành vi là hàm số của những kết cục của nó. Con người học tập cách phản ứng, cư xử để đạt đến cái mà họ muốn và tránh những cái mà họ không muốn. Xu hướng của việc lặp lại hoặc chấm dứt hành vi phụ thuộc vào kết cục của nó: Củng cố tích cực: (dẫn đến kết quả) Làm tăng cường hành vi và làm tăng khả năng hành vi được lặp lại. Con người sẽ tăng cường và lặp lại những hành vi mong đợi khi nó được củng cố tích cực để làm như vậy. Và phần thưởng là một trong những cách để khuyến khích hành vi đó lặp lại. Củng cố tiêu cực: (dẫn đến hậu quả) Các hành vi không được thưởng, thậm chí bị phạt dường như sẽ ít được lặp lại hơn, nếu các hành vi không được củng cố một cách tích cực thì khả năng lặp lại của nó sẽ giảm. 2.2.2 Giải pháp đề xuất Củng cố tích cực: Tổ chức các lễ khen thưởng cho những giáo viên được đánh giá là có nhiều học sinh yêu thích, tận tụy vì nhà trường. Qua những buổi khen thưởng như vậy, giáo viên sẽ cảm thấy hài lòng và nhận ra được lợi ích của việc đối xử tốt với học sinh đem lại, làm cho họ có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục trên con đường làm một giáo viên tốt. Củng cố tiêu cực: cho giáo viên thấy được hậu quả xấu theo sau hành vi của họ để họ chấm dứt hành vi này, không để nó lặp lại. Tăng cường sử dụng biện pháp phạt, kỷ luật như: cảnh cáo, cắt giảm tiền thưởng, hoặc nếu nặng hơn thì đình chỉ công tác,

5

buộc thôi việc,… Như vậy người giáo viên sẽ nhận thức được những hậu quả xấu mà hành vi đối xử tệ với học sinh mang lại cho họ và từ đó làm cho họ không còn xu hướng dùng bạo lực đối với học sinh. 2.3 Thuyết học tập xã hội (A. Bandura) 2.3.1 Nội dung thuyết Cá nhân học tập thông qua quan sát những điều xảy ra đối với người khác hoặc được người khác nói về một điều gì đó. Trong trường hợp này, người giáo viên sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tấm gương điển hình trong ngành Giáo dục kể cả những tấm gương tốt và gương xấu. 2.3.2 Giải pháp đề xuất Đối với gương tốt: Nhà trường nên thường xuyên tuyên dương, tuyên truyền, phổ cập cho các cán bộ giáo viên về những tấm gương sáng, là mẫu mực trong ngành Giáo dục được nhiều người kính trọng và yêu mến. Đó không nhất thiết là giáo viên trong cùng trường mà đó có thể là những người ở nơi khác nhưng nổi tiếng. Từ đó người giáo viên sẽ có sự ngưỡng mộ nhất định đối với những hình mẫu tốt đẹp ấy và học theo cách làm của họ để có thể trở nên giống như họ. Một đề xuất được đưa ra là nên lập một trang web để chia sẻ những tấm gương ưu tú trong Ngành Giáo dục, chia sẻ những câu chuyện hay để tất cả giáo viên biết tới và học tập theo những tấm gương đó. Đối với gương xấu: tuyên truyền, phê phán, lên án những giáo viên có cách cư xử không phù hợp môi trường sư phạm đồng thời cho họ thấy được những kết cục xấu mà những người này phải nhận để cho các khác biết mà tránh lặp lại, không thực hiện hành vi xấu. 3. Các thuyết động viên Động viên là sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân. Các thuyết về động viên nói chung chia thành hai nhóm: theo nội dung và theo quá trình. Các thuyết theo nội dung giải thích nguyên nhân của tình trạng động viên. Các thuyết theo quá trình giải thích sự vận hành của tình trạng động viên.Trong đó có ba thuyết thuyết được đưa ra để giải thích quá trình trong đó chúng ta đạt được các dạng hành vi. 3.1 Thuyết cấp bậc nhu cầu (Abraham Maslow) 3.1.1 Nội dung thuyết

6

Thuyết này cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng. A. Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Về nhu cầu bậc thấp đó là các nhu cầu được thỏa mãn từ bên ngoài như nhu cầu sinh lý và an toàn. Mặt khác các nhu cầu được thỏa mãn từ bên trong như nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện là nhu cầu bậc cao. Với cương vị là một người giáo viên, họ có thể đang ở cấp bậc nhu cầu được tôn trọng, muốn thể hiện quyền lực của mình trước học sinh. 3.1.2 Giải pháp đề xuất Nên giáo dục học sinh biết ý thức vâng lời thầy cô giáo, có thái độ học tập đúng đắn, luôn chăm chỉ và tập trung để giáo viên cảm thấy mình được tôn trọng. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần nhận thức được rằng muốn được tôn trọng thì họ cũng cần phải có tình yêu thương, sự quan tâm và cư xử nhẹ nhàng đối với học sinh. 3.2 Thuyết hai nhân tố (Frederick Herzberg) 3.2.1 Nội dung thuyết F. Herzberg chỉ ra rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với sự thỏa mãn là không thỏa mãn. Các nhân tố liên quan tới sự thỏa mãn đối với công tác còn được gọi là các nhân tố động viên còn các nhân tố liên quan đến sự bất mãn thì được gọi là các nhân tố duy trì. Đối với các nhân tố động viên: Nhân tố nội tại liên quan đến hài lòng trong công việc trong khi nhân tố bên ngoài đi đôi với bất mãn trong công việc. Nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn. Đối với các nhân tố duy trì: Các yếu tố như chính sách của công ty, quản lý, giám sát và mức lương. Khi các yếu tố này phù hợp với người lao động sẽ không bất mãn. Nếu như các yếu tố này được giải quyết một cách không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. 3.2.2 Giải pháp đề xuất Nhân tố động viên: Cho giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc được học sinh tôn trọng và yêu mến qua đó tạo thêm động lực và niềm tin để họ hoàn thành tốt vai trò của mình trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Luôn đề cao ý nghĩa của sứ mệnh “trồng người” cho giáo viên thấy được sự coi trọng của mọi người đối với nghề

7

giáo- đó là một nghề cao quý, xứng đáng được mọi người tôn vinh vì những đóng góp lớn lao của họ. Nhân tố duy trì: Nên kiên quyết chống lại căn bệnh “thành tích” bằng cách loại bỏ các phong trào thi đua chú trọng vào hình thức, mang nặng tính phong trào đồng thời hạn chế các loại hồ sơ sổ sách ghi chép theo phương pháp thủ công nhằm giảm bớt áp lực đối với giáo viên, tạo thêm điều kiện về thời gian và không gian giúp các thầy cô tập trung và dồn hết tâm huyết cho hoạt động dạy học. Từ phía nhà trường cần phải chú ý quan tâm, giúp đỡ giáo viên khi họ gặp phải những khó khăn trong công tác giảng dạy, động viên họ kịp thời để nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Mặt khác, giáo viên cũng cần chủ động xây dựng và tăng cường mối quan hệ gần gũi với học sinh, dành thời gian ở những tiết sinh hoạt lớp để tâm sự, kể chuyện và trao đổi để nắm bắt tình hình học tập của lớp. Bên cạnh đó, việc tăng lương cho giáo viên hay có thêm những khoản phụ cấp khác cũng là một ý kiến hay, điều này sẽ giúp giáo viên có thêm động lực để hoàn thành tốt vai trò của mình. 3.3 Thuyết của David Mc. Clelland 3.3.1 Nội dung thuyết Thuyết này cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh, và nhu cầu quyền lực. Trong trường hợp này, nhóm sẽ tập trung vào hai nhu cầu cơ bản để giải quyết vấn đề trên đó là nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực. 3.3.2 Giải pháp đề xuất Đối với nhu cầu liên minh: Nhu cầu liên minh là mong muốn có các mối quan hệ gần gũi và thân thiện với mọi người. Người lao động có nhu cầu liên minh mạnh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc mà sự thành công của nó đòi hỏi kỹ năng quan hệ và sự hợp tác. Giải pháp: Tăng cường mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể tạo nên những sân chơi bổ ích nơi học sinh và giáo viên được gắn kết với nhau. Định kỳ, tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ với các em học sinh để từ đó giáo viên có thể thấu hiểu hơn về tính cách của từng học sinh. Đối với nhu cầu quyền lực: Nhu cầu quyền lực là nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng môi trường làm việc của người khác , kiểm soát và ảnh hưởng tới làm cho những người khác cư xử theo cách này chứ không phải cách khác. Giải pháp : Tạo ra môi trường trong đó giáo viên có tiếng nói và được tôn trọng. Trong nhà trường, luôn đề cao truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, giáo dục cho học sinh

8

cách hành xử lễ phép ,vâng lời thầy cô giáo và có nhận thức đúng đắn về thứ bậc giữa giáo viên với học sinh để học sinh biết kính trọng giáo viên nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ thầy trò gần gũi, không có sự xa cách. Ngoài ra, cần xây dựng một môi trường giáo dục cởi mở và tiến bộ cho phép giáo viên được tự do thể hiện những ý kiến đóng góp, những đề xuất của mình trong các buổi họp để cho họ thấy rằng tiếng nói của mình là có giá trị, được mọi người xem trọng từ đó làm cho họ cảm thấy thỏa mãn và cảm giác được lắng nghe.

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình hành vi tổ chức (Nguyễn Hữu Lam) - Nhà xuất bản Lao động-xã hội 2.https://vietnammoi.vn/nhin-lai-nhung-vu-bao-hanh-hoc-sinh-chan-dong-nam-2018-1 65373.htm 3.https://baomoi.com/giao-vien-bao-hanh-hoc-sinh-thuc-trang-dang-bao-dong-cua-nga  nh-giao-duc/c/30824232.epi

10...


Similar Free PDFs