Tiểu luận Kế toán công PDF

Title Tiểu luận Kế toán công
Author DIEP TRAN KIM
Course Kế Toán Công
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 402.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 460
Total Views 683

Summary

Download Tiểu luận Kế toán công PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KẾ TOÁN CÔNG Đề tài: Kế toán Tài sản cố định tại đơn vị hành chính sự nghiệp và liên hệ thực tế công tác kế toán TSCĐ tại trường Cao Đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung

Giảng viên: TS.GVC. Đặng Văn Cường Sinh viên thực hiện: Trần Kim Điệp Lớp : PF001 MSSV: 31191023207

TP. HCM, ngày 10 tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC Lý do chọn đề tài---------------------------------------------------------------------------------------1 Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------------------------1 Phạm vi nghiên cứu------------------------------------------------------------------------------------1 1.1. Những vấn đề chung-----------------------------------------------------------------------------1 1.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ-------------------------------------------------------------------1 1. Cơ sở lý luận về kế toán Tài sản cố định (TSCĐ)--------------------------------------------2 1.1. Những vấn đề chung-----------------------------------------------------------------------------2 1.1.1. Định nghĩa---------------------------------------------------------------------------------------2 1.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận---------------------------------------------------------------------------2 1.1.3. Nguyên tắc kế toán-----------------------------------------------------------------------------3 1.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ-------------------------------------------------------------------3 1.2.1. Nguyên tắc chung về hạch toán TSCĐ và tài khoản sử dụng-------------------------3 1.2.2. Hạch toán TSCĐ--------------------------------------------------------------------------------5 2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại trường CĐ CN – KT và Thủy lợi MT-------10 2.1. Sơ lược về trường-------------------------------------------------------------------------------10 2.2. Tổ chức kế toán tại trường--------------------------------------------------------------------10 2.3. Thực trạng hạch toán tại trường-------------------------------------------------------------12 2.4. Một số hạn chế trong công tác kế toán tại trường----------------------------------------16 2.5. Một số gợi ý hoàn thiện hạch toán kế toán tại trường-----------------------------------17 TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------------------18

Lý do chọn đề tài: Tài sản cố định (TSCĐ) là nhóm tài sản trọng yếu đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Đơn vị cần phải đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, thiết bị…để hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao. Hạch toán TSCĐ luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với đơn vị công, giúp nhà quản trị quản lý và đưa ra phương hướng khai thác sử dụng TSCĐ hiệu quả nhất, góp phần tăng thu giảm chi tạo ra lợi nhuận cho đơn vị; tuy mục tiêu mà đơn vị công hướng đến không phải là lợi nhuận nhưng nếu đơn vị nào có lợi nhuận nghĩa là đơn vị đó hoạt động hiệu quả hơn,có cơ sở để nâng cao chất lượng cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, mang lại nhiều phúc lợi cho xã hội. Với đề tài tìm hiểu về “Kế toán Tài sản cố định tại đơn vị hành chính sự nghiệp và liên hệ thực tế công tác kế toán TSCĐ tại trường Cao Đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung” giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về Kế toán công, ở đây Trường được nhắc đến thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan tâm hàng đầu khi nhắc đến đơn vị công vì trực tiếp cung cấp dịch vụ công cho người dân sử dụng. Mục tiêu của đề tài : Qua việc nghiên cứu về những vấn đề kế toán TSCĐ như khái niệm, nguyên tắc kế toán và hạch toán TSCĐ , từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại trường Cao Đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung. Phạm vi nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận về Kế toán TSCĐ 1.1.

Những vấn đề chung

1.2.

Nguyên tắc hạch toán TSCĐ

2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại trường CĐ CN – KT và Thủy lợi MT

2.1. Sơ lược về trường 2.2. Tổ chức công tác kế toán 2.3. Thực trạng hạch toán kế toán TSCĐ tại trường 2.4. Một số hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ tại trường 2.5.

Các gợi ý hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐ tại trường

3. Tài liệu tham khảo 1

1. Cơ sở lý luận về kế toán Tài sản cố định (TSCĐ) 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Định nghĩa TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành. Căn cứ theo thông tư 45/2018/TT – BTC, TSCĐ được định nghĩa như sau: - TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất, kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định VD: bảo tàng, thư viện, xe máy, máy móc thiết bị…. - TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động. VD: Bằng phát minh sáng chê, bản quyền tác giả, giá trị quyền sử dụng đất… 1.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn sau: - Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên; - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, TSCĐ được ghi nhận theo tiêu chuẩn áp dụng cho doanh nghiệp được trích từ thông tư 45/2013/TT-BTC như sau: “- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành, hiện tại tiêu chuẩn về giá trị là từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên .” Tuy nhiên, có ngoại lệ là một số loại TSCĐ không đáp ứng điều kiện về thời gian sử dụng và tiểu chuẩn giá trị vẫn được quy định là TSCĐ, gồm: - TSCĐ gồm máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động quản lý như: máy tính, máy in… - Phương tiện vận tải, phương tiện công tác. 2

- Gia súc dùng cho hoạt động sản xuất hoặc để làm cảnh - Các loại sách quý hiếm về chuyên môn, khoa học, lịch sử.. - Các tác phẩm nghệ thuật, các di vật lịch sử … có giá trị nghệ thuật cao cần được bảo tồn. - Lớp học, văn phòng… làm từ tranh, tre, nứa - Dụng cụ làn từ gỗ, mây, tre, hoặc đồ nhựa cao cấp. 1.1.3. Nguyên tắc kế toán 1- Khi thực hiện công tác kế toán TSCĐ phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản đối với kế toán về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng của những TSCĐ hiện có; cũng như tình hình tăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản. Qua đó, giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc quản lý TSCĐ và dễ dàng hơn trong việc giám sát của đơn vị cũng như cơ quan cấp trên có thẩm quyền. 2- Về vấn đề ghi nhận, kế toán TSCĐ bắt buộc ghi nhận ban đầu theo nguyên tắc nguyên giá (toàn bộ chi phí đơn vị phải bỏ ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng) và cuối mỗi kỳ kế toán sẽ xác định giá trị còn lại của TSCĐ. 3- Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ hao mòn dần, kế toán TSCĐ phải phản ánh giá trị TSCĐ đầy đủ cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá; giá trị hao mòn/khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ. Công thức tính: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn/khấu hao lũy kế của TSCĐ 4- TSCĐ phải được phân loại theo đúng hướng dẫn của văn pháp pháp lý liên quan giúp quản lý tài sản hiệu quả và thuận tiện cho việc báo cáo với Nhà nước. 5- Đối với những TSCĐ mua về chưa sử dụng ngay màcần phải qua lắp đặt, chạy thử thì được theo dõi ở TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang, khi nào hoàn thành việc lắp đặt, chạy thử mới ghi vào TK 211-Nguyên giá TSCĐ. 1.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ 1.2.1. Nguyên tắc chung về hạch toán TSCĐ và tài khoản sử dụng

3

 Bất kì nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình nào kế toán cũng đều phải lập chứng từ chứng minh, thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước. Sau đó, đơn vị tiến hành lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. * Chứng từ sử dụng. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Biên bản kiểm kê TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Sổ TSCĐ - Sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng - Sổ chi tiết các tài khoản. TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh tình hình hiện có và biến động của TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do: - Mua sắm mới (ghi theo giá trên hóa đơn mua TSCĐ) - Do đơn vị xây dựng (ghi theo giá nghiệm thu) - Được cho, biếu, tặng (ghi theo giá được thống nhất bởi Hội đồng đánh giá lại giá trị TSCĐ) - Được cấp tài sản (ghi theo giá trên hồ sơ bàn giao tài sản) Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do: - Điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý - Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ - Đánh giá lại, mất mát Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị TK 213 - TSCĐ vô hình: Phản ánh tình hình hiện có và biến động giá trị các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo nguyên giá. Tài khoản này có kết cấu như sau: - Bên Nợ: Tình hình tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình. 4

- Bên Có: Tình hình giảm nguyên giá của TSCĐ vô hình - Tài khoản có số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có Một số quy định hạch toán vào TK 213: - Đối với TSCĐ vô hình đang trong quá trình hình thành,những chi phí liên quan trước hết phải được ghi nhận vào tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”. Khi kết thúc quá trình đầu tư, đơn vị xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng, lúc này những chi phí đã bỏ ra liên quan tới việc mua và hình thành TSCĐ (nguyên giá) mới được kế toán thực hiện bút toán ghi nợ vào TK 213-tăng nguyên giá TSCĐ vô hình. - TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ  Để hạch toán hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214: Hao mòn TSCĐ để phản ánh biến động tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng. Tuy thuộc tài khoản loại tài sản nhưng tài khoản này lại điều chỉnh giảm tài sản nên việc ghi Nợ, Có và thể hiện số dư cuối kỳ ngược lại với TK tài sản thông thường. Nội dung kết cấu tài khoản 214 như sau: Bên Nợ: Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ do: - Thanh lý, nhượng bán,kiểm kê thiếu, điều chuyển cho đơn vị khác - Đánh giá lại TSCĐ (trường hợp đánh giá giảm) Bên Có: Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ do: - Sử dụng TSCĐ - Đánh giá lại TSCĐ (trường hợp đánh giá tăng) Số dư bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có. TK 214 có 2 tài khoản cấp 2 + TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình + TK 2142 - Hao mòn TSCĐ vô hình Một điểm cần lưu ý khi hạch toán trích khấu hao là TSCĐ hình thành từ nguồn thu nào thì giá trị khấu hao/hao mòn sẽ đối ứng với TK chi phí của hoạt động đó (TK 611, 612, 614, 154, 642) ; riêng đối với TSCĐ từ nguồn NSNN khi trích khấu hao (thực sử dụng), kinh

5

phí dự toán được cấp ghi nhận ở TK 366 sẽ được kết chuyển sang các TK doanh thu (thu) của hoạt động tương ứng (TK 511, 512, 514). 1.2.2. Hạch toán TSCĐ Công tác hạch toán TSCĐ cho đơn vị HCSN được hướng dẫn theo thông tư 107/2017/TT-BTC như sau: “ Kế toán tăng TSCĐ từ nguồn NSNN và quỹ PTHĐSN

 TSCĐ mua về đưa vào sử dụng ngay Nợ TK 211, 213- Nguyên giá TSCĐ Có các TK 111, 112, 331, 366... (chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ...). Thực hiện bút toán đồng thời: + Nếu TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động , hoặc Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi , hoặc Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại . + Nếu TSCĐ hình thành từ quỹ PTHĐSN ghi: Nợ TK 43141- Quỹ PTHĐSN Có TK 43142-Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ Bút toán này thể hiện Quỹ không thay đổi mà chỉ chuyển từ hình thái này sang hình thái khác, trích Quỹ mua TSCĐ nghĩa là Quỹ đang chuyển từ hình thái tiền sang hiện vật là TSCĐ.

 TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử Nợ TK 241- XDCB dở dang Có các TK 111, 112, 331, 366... (chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ...). Đồng thời: + Nếu TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động; hoặc Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi ; hoặc Có TK 018- Thu hoạt động khác được để lại + Nếu TSCĐ hình thành từ quỹ PTHĐSN ghi: Nợ TK 43141- Quỹ PTHĐSN 6

Có TK 43142 - Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ Khi lắp đặt, chạy thử xong, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, ghi nợ TK 211,213: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211, 213 Có TK 241- XDCB dở dang (2411)

 TSCĐ được viện trợ, tài trợ, biếu tặng Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611). Kế toán giảm TSCĐ

 Thanh lý TSCĐ từ NSNN và quỹ PTHĐSN Ghi giảm TSCĐ + Ghi giảm TSCĐ hữu hình từ nguồn NSNN; viện trợ không hoàn lại, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại: Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (giá trị còn lại) Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá). + Ghi giảm TSCĐ hữu hình hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi: Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại) Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Có TK 211- Nguyên giá TSCĐ hữu hình Thu thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112, 131,... Có TK 711- Thu nhập khác Có TK 333- Thuế GTGT (nếu có). Chi phí thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112, 131,... Có TK 711- Thu nhập khác Có TK 333- Thuế GTGT(nếu có). Cuối kỳ, đơn vị thực hiện kết chuyển 7

Chi phí thanh lý: Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác Thu thanh lý: Nợ TK 711 Có TK 911 Nếu sau khi kết chuyển, đơn vị xác định kết quả thặng dư từ thanh lý TSCĐ: + Đối với tài sản hình thành từ NSNN → nộp trả về cho ngân sách Nợ TK 911 Có TK 421 Có TK 338 - Phải trả khác + Đối với tài sản hình thành từ quỹ PTHĐSN → thặng dư được trích vào quỹ Nợ TK 911 Có TK 421 Có TK 43141 - Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN, Nhà nước cấp kinh phí mua TSCĐ dùng cho hoạt động của đơn vị chứ không phải để mang đi thanh lý (bán) nên thặng dư chênh lệch thu chi thanh lý phải nộp trả về cho Ngân sách. - Đối với TSCĐ hình thành từ Quỹ PTHĐSN, thặng dư từ chênh lệch thu chi thanh lý phải trích trả lại cho Quỹ để tái đầu tư TSCĐ.

 Chuyển thành CCDC từ NSNN và quỹ PTHĐSN TSCĐ hình thành từ NSNN + Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ thì tính ngay vào chi phí trong kỳ: Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Nợ các TK 611, 612, 614 (giá trị còn lại) Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đồng thời, kết chuyển vào doanh thu: Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (giá trị còn lại) Có các TK 511, 512, 514 (giá trị còn lại). + Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn, không tính ngay vào chi phí trong kỳ mà phải phân bổ 8

dần,: Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) Nợ TK 242- Chi phí trả trước (giá trị còn lại) Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Định kỳ phân bổ vào dần vào chi phí: Nợ các TK 611, 612, 614 Có TK 242- Chi phí trả trước. Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ vào doanh thu tương ứng với số chi phí trả trước được phân bổ từng kỳ, ghi: Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu Có các TK 511, 512, 514 TSCĐ hình thành từ quỹ PTHĐSN Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại) Có TK 211- TSCĐ Nguyên giá TSCĐ hữu hình. 1.2.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ

 Sửa chữa nhỏ TSCĐ Nợ 611,612,641,642,… Có 111,112

 Sửa chữa lớn TSCĐ + Chi phí sửa chữa trong thời gian dài TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ Nợ 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ Có 111,112, 152, 214, 331, … (Tổng giá thanh toán) + Nếu sửa chửa, nâng cấp TSCĐ đủ điều kiện ghi tăng TSCĐ thì ghi: Nợ 211 – Tăng TSCĐ Có 2413 – XDCB dở dang Kế toán khấu hao TSCĐ .Tài sản cố định mua bằng nguồn thu NSNN Nợ TK 611,154,642 - Chi phí Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ 9

Cuối năm, đơn vị kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tính (trích) trong năm sang TK 511Thu hoạt động do NSNN cấp, ghi: Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611) Có TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp. Tài sản cố định được mua từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Nợ các TK 154, 642 - Chi phí hoạt động kinh doanh, quản lí Có TK 214- Khấu hao TSCĐ Nợ các TK 611 - Chi phí hoạt động chuyên môn Có TK 214- Hao mòn TSCĐ Cuối năm, đơn vị hoàn trả số khấu hao và hao mòn đã tính (trích) trong năm, ghi: - Đối với khấu hao, thực hiện hoàn trả vào Quỹ PTHĐSN Nợ 43142 - Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ Có 43141 - Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp - Đối với hao mòn, thực hiện hoàn thẳng vào thặng dư Nợ 43142 Có 421 - Thặng dư lũy kế ” Đơn vị phải thực hiện trích ngược chi phí khấu hao đối với TSCĐ hình thành từ quỹ PTHĐSN, đơn vị không thực tế chi ra để mua TSCĐ nên chi phí khấu hao chỉ là phần lỗ ảo hay còn gọi là dòng tiền đi vào của đơn vị;và theo quy định không được phép trích quỹ PTHĐSN dùng cho hoạt động kinh doanh nên nếu có dùng mua TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh phải tái hoàn nhập cho Quỹ, đảm bảo Quỹ chỉ tăng chứ không giảm. Điều này là quan trọng giúp cho quy mô đơn vị ngày càng lớn mạnh, cở sở để đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 2. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại trường CĐ CN – KT và Thủy lợi MT 2.1. Sơ lược về trường - Trường đào tạo các lĩnh vực: kỹ thuật, quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật cho ngành nông nghiệp và nông thôn. - Nhiệm vụ: đào tạo công nhân kỹ thuật; nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chương trình học; liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học sản xuất kinh doanh 10

trong nước để kết hợp đào tạo với phục vụ sản xuất. - Tầm nhìn: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho các tỉnh duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên - Giá trị cốt lõi: trường đã bám sát sự phát triển kinh tế của đất nước, của ngành để phục vụ chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật để chuyển giao công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi và hạ tầng cơ sở. 2.2. Tổ chức kế toán tại trường Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung do khối lượng công việc kế toán không nhiều , đơn vị chỉ tổ chức một phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm về công tác kế toán của đơn vị, giúp cho bộ máy kế toán có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng. Bao gồm 4 nhân viên với các trình độ khác nhau từ trung cấp (kế toán tiền mặt, thủ quỹ), đại học (kế toán tổng hợp, kế toán trưởng). Nhân viên kế toán bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sử dụng các phương tiện ghi chép, tính toán ñể thu thập và xử lý thông tin phục vụ kịp thời cho quản lý tài chính của đơn vị.

 Tổ chức công tác ghi chép ban đầu - Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác, căn cứ vào chế độ chứng từ do nhà nước ban hành phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị. - Mọi hành vi vi phạm chế độ chứng từ, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm được xử lý theo đúng quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản - Sử dụng hệ thống tài khoản được nhà nước Việt Nam quy định để tập hợp, hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh (bao gồm tài khoản trong và ngoài bảng) - Cần lưu ý có những tài khoản dùng chung cho tất cả đơn vị hành chính sự nghiệp, có tài khoản chỉ dùng cho 1 số loại hình đơn vị cụ thể. - Xác định đầy đủ tài khoản cấp 1,2 nhằm đảm bảo phản ảnh đầy đủ hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, đáp ứng nhu cầu thông tin và phục vụ công tác quản lý của nhà nước. 11

 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán Hình thức: kế toán Chứng từ ghi sổ

2.3. Thực trạng hạch toán tại trường Những thông tin liên quan đến tài sản cố định trong năm của đơn vị như sau: 1. Rút dự toán ngân sách mua máy chiếu với giá mua là 15 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 1 triệu đã được thanh toán bằng tiền mặt. 2. Trích quỹ PTHĐSN mua 2 máy in với giá 10 triệu đồng/máy 3. Chuyển khoản từ nguồn ngân sách mua 50 bộ bàn ghế với giá 3 triệu/ bộ dùng cho phòng ban quản lý, chi phí vận chuyển 2,5 triệu đã thanh toán bằng tiền mặt 4. Trích quỹ PTHĐSN mua 30 bộ quạt trần cho phòng học với giá 2 triệu đồng/ bộ, chi phí lắp đặt 2 triệu đã thanh toán bằng chuyển khoản. 5. Đơn vị được cấp trên cấp cho 1 máy laptop dùng cho phòng ban quản lý với giá ghi trên hóa đơn là 27 triệu đồng 6. Trích hấu hao cho những tài sản trên với tỷ lệ 10% nguyên giá ( biết 40% dùng cho ...


Similar Free PDFs