Tiểu luận kết thúc học phần môn PLĐC 2022 PDF

Title Tiểu luận kết thúc học phần môn PLĐC 2022
Author Vân Lam
Course Phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 300.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 596
Total Views 1,017

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGPHÂN TÍCH VỤ VIỆC GIẾT NGƯỜI, ĐỐT XÁC TÌNHĐỊCH TẠI XÃ MỸ HIỆP HUYỆN CAO LÃNH TỈNHĐỒNG THÁP DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LÝ.Họ và tên SV: Phạm Thị Vân Lam Mã số sinh viên: 21H Mã nhóm học phần: 010400500406Giản...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

PHÂN TÍCH VỤ VIỆC GIẾT NGƯỜI, ĐỐT XÁC TÌNH ĐỊCH TẠI XÃ MỸ HIỆP HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LÝ.

Họ và tên SV: Phạm Thị Vân Lam Mã số sinh viên: 21H1220023 Mã nhóm học phần: 010400500406

Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Công Thức

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3 TÓM TẮT VỤ ÁN................................................................................................... 3 NỘI DUNG.............................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN...................................................4 1.1. Ngành luật điều chỉnh.................................................................................4 1.2. Chủ thể được đề cập đến.............................................................................4 1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể...................................................................4 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỤ ÁN.......................................................................6 2.1. Phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật....................6 a) Mặt khách thể............................................................................................. 6 b) Mặt chủ thể................................................................................................ 7 c) Mặt khách quan..........................................................................................7 d) Mặt chủ quan.............................................................................................. 8 2.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý và mức độ xử phạt............................9 2.2.1. Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý..................................9 2.2.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý..................................................10 2.2.3. Nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý..............................10 2.3. Bài học giáo dục từ vụ án..........................................................................11 2.4. Trong vai trò Luật Sư để bào chữa cho bị can...........................................12 KẾT LUẬN............................................................................................................ 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................14

3

MỞ ĐẦU Khoa học pháp lý khẳng định sự sống của con người được xác định từ khi đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ cất tiếng khóc chào đời cho đến khi các tế bào hoàn toàn tê liệt. Sự sống của mỗi người đều vô cùng đáng quý, bất cứ ai bằng hành vi của mình mà tước đoạt đi quyền được sống, được tôn trọng và bất khả xâm phạm về thân thể đều sẽ bị trừng trị thích đáng trước pháp luật. Theo số liệu thống kê của TAND tối cao từ năm 2015- 2019, trên địa bàn TP. Hải Phòng đã có tổng số 123 vụ án giết người được xét xử với 158 người phạm tội, trung bình mỗi năm có khoảng 32 người gây ra 25 vụ án giết người, chiếm tỷ lệ 15,43 % về số vụ1, tương đương với các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trung bình mỗi năm có 29 người phạm tội giết người, tỷ lệ tội giết người ở Bắc Ninh chiếm 1.65% về số vụ 2. Ta có thể thấy, các vụ án giết người hiện vẫn đang là những con số đáng báo động, nhức nhối vô cùng trong xã hội. Để có thể đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về các khía cạnh của tội giết người, em xin chọn đề bài: “Phân tích vụ giết người, đốt xác tình địch tại xã Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp dưới góc nhìn pháp lý”.

TÓM TẮT VỤ ÁN Bị can Lê Trường Thành (sinh năm 1972 ngụ tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có quan hệ tình cảm với chị Trần Thị Hồng Liên (sinh năm 1975 ngụ xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Khi Thành biết chị Liên gầy đây quay lại với anh Quân (tình cũ và là nạn nhân) nên Thành nảy sinh ghen tuông và đã dùng dao rựa sát hại tình địch vào rạng sáng ngày 14/12/2020 rồi đốt xác anh Quân. Thành còn tiếp tục gây thương tích cho nữ chủ nhà (chị Liên) và hai con ruột của chị.

1 Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hải Phòng: luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Đức Trưởng; TS. Nguyễn Tuyết Mai hướng dẫn/ 2020. 2 Ph ng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Thị Tươi; GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà hướng dẫn.

4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN 1.1. Ngành luật điều chỉnh Hành vi giết người của anh Thành sẽ bị xử lí theo Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. 1.2. Chủ thể được đề cập đến Trong vụ việc trên có các chủ thể là - Lê Trường Thành (sinh năm 1972 ngụ tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). - Anh Quân-nạn nhân và là tình cũ của chị Liên - Người đại diện của nạn nhân Quân 1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể (1) Quyền của chủ thể Thành - Quyền bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, ở Điều 33 quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. - Quyền bình đẳng trong việc đánh giá chứng cứ, đưa ra các yêu cầu làm rõ các chứng cứ đã thu thập được và yêu cầu thu thập thêm chứng cứ mới. - Quyền bình đẳng trong việc trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có quyền tranh luận trước tòa. - Có khả năng yêu cầu chủ thể khác tôn trọng quyền của mình. - Căn cứ điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, anh Thành có nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (2) Quyền của chủ thể Quân - Quyền được sống, quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

5

(3) Quyền của người đại diện của nạn nhân - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ: trước khi lấy lời khai bị hại, điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo và giải thích quyền và nghĩa vụ cho người đại diện của bị hại biết, việc này phải được ghi vào biên bản. - Đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Người đại diện của bị hại có quyền đưa ra nhũng chứng cứ, tài liệu, đồ vật, để chứng minh hành vi phạm tội và những tình tiết khác của hành vi phạm tội, chứng minh những thiệt hại mà họ đã phải chịu do hành vi phạm tội gây ra. Bị hại cũng có quyền đưa ra yêu cầu như yêu cầu xem xét chứng cứ, yêu cầu hoãn phiên toà v.v... - Kháng cáo bản án, quyết định của toà án: Người đại diện của bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án về phần bồi thường cụng như hình phạt đối vói bị cáo. Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan hệ giữa Nhà nước và chủ thể của tội phạm (về quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì đó là giữa cơ quan tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo), còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và bị hại chỉ là quan hệ dân sự trong việc bồi thường những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Mặc dù vậy, do bị hại là nạn nhân của hành vi phạm tội, những thiệt hại mà bị hại phải gánh chịu không chỉ là những thiệt hại về vật chất mà còn là những tổn thất khác về uy tín, tinh thần, không chỉ bồi thường thiệt hại vật chất mà có thể giải quyết được. Vì vậy, ngoài quyền kháng cáo về mức bồi thường, pháp luật còn quy định cho bị hại được quyền kháng cáo cả về phần hình phạt, được thể hiện ý chí nguyện vọng của mình trong việc yêu cầu Nhà nước xử lí thích đáng về hình sự đối với bị cáo. - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của toà án về phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo: Bị hại là chủ thể có quyền lợi liên quan trong vụ án, nếu các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không có căn cứ hoặc trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì họ có quyền khiếu nại. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật;

6

(3) Nghĩa vụ người đại diện của nạn nhân - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải: Người đại diện của Bị hại phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Việc bị hại vang mặt có thể cản trở hoạt động tố tụng, vì vậy nếu họ cố ý vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Bị hại có nghĩa vụ phải khai báo, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án và chấp hành quyết định, yêu cầu khác của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc giải quyết đúng đắn vụ án không chỉ bảo vệ lợi ích Nhà nước mà còn bảo vệ lợi ích của bị hại nên bị hại thường chủ động tích cực trong việc khai báo. Việc họ từ chối khai báo hoặc không chấp hành những quyết định, yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lí do chính đáng là việc không bình thường, không phù hợp tâm lí của nạn nhân. Hành vi không chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đó gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, có thể bị coi là tội phạm và phải chịu ữách nhiệm hình sự theo Điều 383 BLHS. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VỤ ÁN 2.1. Phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật a) Mặt khách thể Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người3. Con người là chủ thể của quan hệ xã hội. Nếu quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, vì vậy, hành vi đó không phạm tội giết người. 3 Tội giết người trong Bộ luật Hình sự năm 2015: luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Mạnh Hà; PGS. TS. Nguyễn Văn Hương hướng dẫn.

7

Trong tình huống trên, khách thể là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bất khả xâm phạm về tính mạng của anh Quân. b) Mặt chủ thể Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sựnăng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Để có được năng lực này con người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của Tội giết người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 BLHS năm 2015 thì chủ thể của Tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý con người Việt Nam, truyền thống lập pháp và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tình huống trên, bị can Lê Trường Thành (sinh năm 1972) có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và trên 18 tuổi. c) Mặt khách quan Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước bỏ sinh mạng người khác một cách trái pháp luật, có thể được thực hiện qua hành động hoặc không hành động. Hành vi khách quan của Tội giết người là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Đây là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là hành vi đó phải gây ra hoặc có khả năng gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật. Những hành vi không gây ra và cũng không có khả năng gây ra cái chết cho người khác hoặc tuy có khả năng gây ra cái chết cho người khác, nhưng không trái pháp luật (như hành vi ph ng vệ chính đáng, hành vi thi hành án tử hình...) thì đều không phải là hành vi khách quan của Tội giết người. Dấu hiệu hậu quả là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi của người phạm tội gây ra. Giữa hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật và hậu quả chết người xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi trái pháp luật nói

8

trên phải là nguyên nhân xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. Hành vi đó phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả. Thời điểm hoàn thành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật - giai đoạn cuối cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người không gây ra và cũng không có khả năng hồi phục. Tội phạm được coi là đã hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra. Trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra vì những lí do khách quan gọi là phạm tội giết người chưa đạt. Trong tình huống trên, bị can Lê Trường Thành có hành vi cố ý tước bỏ sinh mạng anh Quân một cách trái pháp luật. Hậu quả là anh Quân tử vong. Hậu quả trên là do nguyên nhân hành vi chém và đốt xác của anh Thành. Thời gian gây án: rạng sáng ngày 14/12/2020. Địa điểm gây án: nhà riêng của chị Liên tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phương thức gây án: dùng rao rựa chém nạn nhân đến tử vong rồi đốt xác. Công cụ gây án: con dao rựa và bình xăng cùng bật lửa. d) Mặt chủ quan Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Căn cứ vào Điều 9 BLHS ta có thể thấy về mặt lí trí, chủ thể tội giết người nhận thức được hành vi của họ sẽ hoặc có thể gây ra hậu quả chết người. Về mặt ý chí, chủ thể hoặc là mong muốn hậu quả chết người xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp) hoặc chủ thể có ý thức để mặc hậu quả chết người xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp). Trên thực tế có những trường hợp người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra đối với nạn nhân nhưng họ lại thấy được tính tất yếu của hậu quả, họ biết được rằng hành vi của mình tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả chết người mà vẫn hành động thì vẫn coi là người phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích trong tội giết người: tất cả những hành động cố ý đều có động cơ thúc đẩy và để nhằm đạt được một mục đích nhất định. Nhưng đối với tội 9

giết người thì dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm4. Trong tình huống trên, lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, về mặt lí trí, bị can Thành nhận thức được hành vi của anh sẽ hoặc có thể gây ra hậu quả chết người nhưng Thành vấn cố ý thực hiện. Về mục đích: mong muốn nạn nhân chết Về động cơ: do ghen tuông khi chị Liên quay lại với tình địch cũ là nạn nhân Quân. Như vậy hành vi của Thành đã thỏa mãn 4 yếu tố tội giết người, xác định tội danh của Thành là tội giết người. 2.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý và mức độ xử phạt Truy cứu trách nhiệm hình sự là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Hay nói cách khác là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt. Người có khả năng nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự. 2.2.1. Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý Truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra trong ổn định, trật tự và phát triển một cách bình thường. Đồng thời, truy cứu trách nhiệm pháp lí nhằm xử lí người vi phạm pháp luật, trừng phạt họ, qua đó nhằm cải tạo, giáo dục họ, ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm pháp luật của họ. Bên cạnh đó, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm răn đe, phòng ngừa chung, làm cho các chủ thể khác nhận thức được tính nghiêm minh của luật pháp mà không dám vi phạm pháp luật. Một số trường hợp, truy cứu trách nhiệm pháp lí còn nhằm khôi 4 Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam: luận văn thạc sĩ luật học / Phạm Quang Thành; PGS. TS. Cao Thị Oanh hướng dẫn.

10

phục trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. 2.2.2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý Thứ nhất, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với anh Thành thì cơ quan tiến hành phải xác định cụ thể anh Thành đã đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố cầu thành hành vi vi phạm pháp luật hình sự của anh Thành và xác định anh Thành không thuộc những trường hợp không phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự (Khoản 2 Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 12, Điều 155 và Điều 230 BLHS 2015). Thứ hai, về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh Thành chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau thời hạn trên, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ ba, về thẩm quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý anh Thành. Thứ tư, trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý bao gồm các quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Truy cứu trách nhiệm hình sự kết thúc khi có bản án, quyết định của Toà án hoặc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.2.3. Nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí. Nghĩa là, hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, có căn cứ pháp lí vững chắc, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, tránh oan sai nhưng không bỏ lọt vi phạm. + Bảo đảm tính hợp lí trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí, nghĩa là quyết định áp dụng pháp luật được ban hành khi truy cứu trách nhiệm pháp lí phải 11

phù hợp với các điều kiện hiện thực để có thể thi hành được đồng thời phải đảm bảo tính có lợi nhất về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. + Việc truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người. Không áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất làm nhục con người. Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm và vi phạm pháp luật có tính chuyên nghiệp. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, ăn năn hối cải, lập công, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. + Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm pháp lí được thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật tương tự có thể xảy ra cũng như ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí. + Bảo đảm nguyên tắc công bằng trong truy cứu trách nhiệm pháp lí. Với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù căn cứ theo Khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 207, Thành không những không có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà lại còn có hành vi giả mạo công an “nằm vùng” khi chạy trốn thì rất có thể hành vi của Thành không được giảm án. 2.3. Bài học giáo dục từ vụ án - Trong cuộc sống ta có thể gặp những mâu thuẫn không thể tránh khỏi, việc chúng ta cần làm là dung hoà hoặc đấu tranh loại bỏ mâu thuẫn phù mà vừa khiến bản thân hài lòng, vừa không vi phạm pháp luật. - Người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị trừng trị thích đáng. - Phải học được cách tha thứ. Tha thứ cho người khác là tha thứ cho chính bản thân mình. Tự thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai là một cách để hóa giải xung đột, hận thù giữa người với người. - Để hóa giải mâu thuẫn, chuyển đổi nỗi tức giận, oán ghét giữa bản thân với ng...


Similar Free PDFs