Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị PDF

Title Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị
Author Chí Lê
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 356.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 292
Total Views 773

Summary

Download Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị PDF


Description

ĐẠI HỌC UEH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN NHÓM: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

LỚP

: 21C1PHI51002325

GIẢNG ĐƯỜNG

: SÁNG THỨ 4 Nhóm thực hiện - Nhóm 8

Họ tên sinh viên : Trần Thụy Quỳnh Như Lê Thị Thùy Trang Đỗ Thị Thúy Kiều Lê Quốc Chí Thân Hữu Tường Vy Dương Thị Mỹ Thanh Nguyễn Vũ Tiến Đạt Nguyễn Ngọc Minh Thư

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2 PHẦN 1: BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA .. 3 1.1. Khái quát về địa tô tư bản chủ nghĩa .................................................................... 3 1.3. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa................................................................... 5 1.3.1. Địa tô chênh lệch ............................................................................................ 5 1.3.2. Địa tô tuyệt đối ............................................................................................... 8 1.3.3. Địa tô độc quyền ........................................................................................... 10 1.3.4. So sánh địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối................................................ 11 1.4. Giá cả ruộng đất .................................................................................................. 12 PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM ......................................................... 12 2.1. Vận dụng trong luật đất đai ................................................................................. 12 2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp ................................................................. 13 2.3. Trong việc cho thuê đất ở Việt Nam: .................................................................. 14 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 16

1

LỜI MỞ ĐẦU Nhà tư bản luôn hướng tới mục đích đạt được mức giá trị thặng dư tối đa - điều kiện tồn tại và phát triển của tư bản. Bởi lẽ dù là nền sản xuất nào để phát triển, đạt được yêu cầu cơ bản của con người về điều kiện sống đều cần thực hiện tái sản xuất, mở rộng và tạo ra giá trị thặng dư. Có thể nói, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Lĩnh vực nông nghiệp, trong nền kinh tế thị trường cũng như các lĩnh vực khác cũng là một lĩnh vực sản xuất của xã hội. Bàn về đất đai thuộc nông nghiệp hẳn ai cũng biết đây chính là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đồng thời đất là nguồn lực sản xuất quan trọng để tạo ra của cải vật chất cho quá trình phát triển của xã hội hiện đại. Nhà tư bản nông nghiệp khi tiến hành kinh doanh nông nghiệp họ trước hết cần đảm bảo thu lợi nhuận bình quân. Tất nhiên là họ không thể chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư của người lao động mà phải cắt một phần để nộp tô cho địa chủ khi thực hiện thuê đất kinh doanh. Do đó, họ còn phải bảo đảm thu được một số giá trị thặng dư vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân, một lợi nhuận siêu ngạch. Khoản lợi nhuận siêu ngạch ấy luôn được bảo đảm thường xuyên và tương đối ổn định. Là một đất nước nông nghiệp, cùng với triết học Mác Lê Nin, việc vận dụng sáng tạo lý luận địa tô đã đem lại cho Việt Nam những thành quả nổi bật ở trong nông nghiệp. Xuất phát từ những lý lẽ trên với nền kinh tế Việt Nam hiện nay - nền kinh tế thị trường và đặc biệt là sinh viên kinh tế, sẽ góp phần đóng góp, xây dựng nền kinh tế nước nhà trong tương lai, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải phân tích, làm rõ những lý luận địa đô trong triết học Mác, từ đó liên hệ với cách vận dụng của nhà nước Việt Nam ta. Vậy nên, nhóm em đã nghiên cứu tìm hiểu để đi đến làm rõ đề tài: “Phân tích bản chất và các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.” Đây là một vấn đề mới mẻ và đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc vậy nên trong quá trình hoàn thành, bài tiểu luận có thể còn có những khiếm khuyết và bất cập không thể tránh khỏi, vậy nhóm chúng em mong được thầy góp ý và giúp đỡ để hoàn thiện đề tài này.

2

PHẦN 1: BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1.1. Khái quát về địa tô tư bản chủ nghĩa Khi bàn về vấn đề quyền sở hữu ruộng đất, C.Mác nêu giả định và nhấn mạnh: “Vấn đề đặt ra là phải giải thích rõ cái giá trị kinh tế của độc quyền ấy, nghĩa là sử dụng cái độc quyền ấy trên cơ sở sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quyền lực về mặt pháp lý của những người đó cho phép họ được sử dụng và lạm dụng”, “Việc sử dụng quyền lực đó hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế độc lập với ý chí của họ”. C.Mác cũng chỉ ra cội nguồn của quyền sở hữu ruộng đất: “Cũng như mỗi người sở hữu hàng hóa đều có thể sử dụng hàng hóa của họ; và cái quan niệm ấy – cái quan niệm pháp lý về quyền tự do tư hữu ruộng đất – trong thế giới cổ đại chỉ xuất hiện vào thời kỳ tan rã của trật tự xã hội hữu cơ, và trong thế giới cận đại, chỉ xuất hiện cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở Châu Á, quan niệm pháp lý ấy chỉ do người châu Âu du nhập vào một số nơi nào đó thôi”. So với lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn và được hình thành theo hai con đường điển hình: Chuyển dần nền nông nghiệp phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến và phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Quan hệ đất đai gắn liền với quan hệ giai cấp trong xã hội. Trong nền nông nghiệp hàng hóa đã bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối phải nói tới ba tầng lớp: Tư bản kinh doanh nông nghiệp; địa chủ sở hữu ruộng đất và công nhân nông nghiệp làm thuê. Qua đó cũng nghiên cứu toàn bộ quan hệ đất đai trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang vận động liên tục. “Vấn đề ở đây là phải nghiên cứu các quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi nhất định do việc đầu tư tư bản vào nông nghiệp đẻ ra” (C.Mác). Vậy vấn đề chính là nghiên cứu về địa tô chênh lệch, nhất là địa tô chênh lệch II, là địa tô mà mọi địa chủ thu về trên những mảnh ruộng được thâm canh. 1.2. Bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa

3

Nhờ có sự phân hóa những người nông dân sản xuất nhỏ, tầng lớp giàu có bằng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa hình thành. Song đó, quá trình đưa nông nghiệp vào kinh doanh được đẩy mạnh, dẫn đến sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có hai loại chế độ độc quyền: Thứ nhất, kinh tế địa chủ được duy trì về mặt căn bản và thông qua cải cách dần dần, chuyển sang kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa, đó là sử dụng lao động làm thuê (như Đức, Nhật, …). Đây là hình thức kinh doanh ruộng đất Thứ hai, thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ chế độ kinh tế địa chủ phong kiến, giải phóng nền nông nghiệp thoát khỏi xiềng xích, lạc hậu; hình thành và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ( như Mỹ, Anh, Pháp, …). Đây được gọi là hình thức sở hữu ruộng đất. Dù theo chế độ nào thì cũng tồn tại mối quan hệ giữa 3 giai cấp trong xã hội đối với ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản: địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất), tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh ruộng đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp. Trên cơ sở của độc quyền sở hữu ruộng đất, phản ánh mối quan hệ giữa người với người đối với ruộng đất, phạm trù địa tô ra đời. Ở giai đoạn xã hội phong kiến, địa tô đã tồn tại nhưng với hình thức bóc lột xảy ra giữa chủ đất và nông nô, tá điền. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh; vì vẫn còn tồn tại chế độ độc quyền nên các tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành quá trình sản xuất. Nghĩa là, địa chủ là người sở hữu ruộng đất nhưng không trực tiếp sản xuất mà cho thuê; nhà tư bản thuê ruộng đất của địa chủ và kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; công nhân nông nghiệp làm thuê cho nhà tư bản, là những người thực sự canh tác trên ruộng đất nhưng không được hưởng lợi mà bị cả giai cấp địa chủ và tư sản bóc lột. Doanh thu của các nhà kinh doanh tư bản sẽ có một phần là giá trị thặng dư từ quá trình sản

4

xuất của các công nhân nông nghiệp, hay còn gọi là lợi nhuận siêu ngạch, và phần lợi nhuận này sẽ phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô. Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa thực chất là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch, là lợi nhuận siêu ngạch sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ, người sở hữu ruộng đất. 1.3. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa 1.3.1. Địa tô chênh lệch Địa tô chênh lệch là khoản lợi nhuận siêu ngạch thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ màu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt. Định lượng : Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung - Giá cả sản xuất cá biệt. Tại sao giá cả sản xuất chung được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất: trong công nghiệp, thì giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình, còn trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định trên ruộng đất có điều kiện sản xuất trung bình thì trên ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác và như vậy sẽ không đủ nông sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch, nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh nên lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp cố định. Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn định. Những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi đó là do:

5

Thứ nhất, trong nông nghiệp đất canh tác là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm nên người ta không thể tạo ra thêm những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Thứ hai, nông sản lại là sản phẩm tất yếu không thể thiếu đối với đời sống con người và xã hội. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản, người dân không chỉ phải làm việc trên đất tốt hoặc trung bình, mà còn buộc phải làm việc trên đất bạc màu hoặc nghèo dinh dưỡng. Do đó, giá cả thị trường của nông sản được quyết định bởi giá cả sản xuất ở những nơi có điều kiện kém để đảm bảo rằng nhà tư bản kinh doanh trên đất kém chất lượng cũng có thể thu được lợi nhuận bình quân. Vào thời điểm đó, các nhà tư bản đang kinh doanh trên những mảnh đất tốt, trung bình, thu được lợi nhuận vượt quá ngoài lợi nhuận bình quân khi bán sản phẩm của họ với giá sản xuất bình thường. Phần lợi nhuận vượt quá này được chuyển thành địa tô, được gọi là địa tô chênh lệch. Nói chung, địa tô chênh lệch gắn liền với độc quyền quản lý đất đai theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II: a, Địa tô chênh lệch I: Địa tô chênh lệch I gắn liền với mức độ tốt xấu và vị trí khác nhau của ruộng đất. Khi kinh doanh trên phần ruộng đất có khả năng sản xuất tốt và nằm ở vị trí thuận lợi, các nhà tư bản sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí, đặc biệt là chi phí lưu thông. Và khi bán hàng ở cùng một giá, đương nhiên các nhà tư bản đó sẽ thu được phần lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải sản xuất trên phần ruộng đất ở xa thị trường, từ đó hình thành nên địa tô chênh lệch I. Địa tô chênh lệch I là địa tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.

6

Ví dụ: Giả sử có ba mảnh ruộng tương ứng với ba mức sinh khác nhau: tốt, trung bình và xấu. Vốn đầu tư vào mảnh đất này bằng nhau, cả ba đều là 100, và lợi tức trung bình là 20%. Tuy nhiên, năng suất của ba mảnh đất sẽ khác nhau do sự khác biệt về độ phì nhiêu của đất. Cụ thể: ô tốt đạt 6 tạ, ô trung bình 5 tạ, ô xấu 4 tạ.. Ta có bảng như sau: Loại

TB

Sản lượng

Giá cả sx cá biệt

ruộng

đầu tư

(tạ)

Tổng

1 tạ

Giá cả sx chung

Địa tô

1 tạ

Tổng

chênh

Sp

lệch

SP Tốt

100

20

6

120

20

30

180

60

Trung

100

20

5

120

24

30

150

30

100

20

4

120

30

30

120

0

bình Xấu

b, Địa tô chênh lệch II: Địa tô chênh lệch (II) là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh. Thâm canh là đầu tư thêm vào một đơn vị diện tích đất để nâng cao chất lượng đất canh tác, nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Khi còn thời hạn hợp đồng, nhà tư bản sẽ bỏ túi phần lợi nhuận siêu ngạch này, nhưng khi hết hạn hợp đồng, địa chủ sẽ cố gắng tăng mức địa tô để thu được phần lợi nhuận vượt mức, tức là chuyển lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch. Vì vậy, địa chủ chỉ muốn cho thuê đất trong một thời gian ngắn, và nhà tư bản không muốn đầu tư nhiều tiền vào việc cải tạo vì phải mất nhiều thời gian để thu hồi vốn. Vì vậy, trong thời gian thuê ruộng đất, các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất đều cố gắng phát huy, tận dụng độ phì nhiêu của ruộng đất để thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, trong điều kiện canh tác tư bản chủ nghĩa, độ phì nhiêu của ruộng đất ngày một giảm đi.

7

Địa tô chênh lệch I

Địa tô chênh lệch II

Gắn với quảng canh

Gắn với thâm canh

Thuộc về địa chủ

Thuộc về nhà TB kinh doanh nông nghiệp

Thu được dựa vào các yếu tố tự Thu được dựa vào các yếu tố tự nhiên + các yếu tố nhiên

kinh tế Ý nghĩa phương pháp luận : Để khuyến khích khuyến khích sản xuất nông

nghiệp, nhà nước cần: Giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế bỏ hoang, đồng thời tổ chức, gia đình, cá nhân cần tính toán đến hiệu quả sử dụng đất. Sử dụng đất để đảm bảo thu nhập tốt hơn. Từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước không cấp cho nông dân quyền sử dụng đất canh tác trong một số khu vực sản xuất nông nghiệp để chống thoái hóa đất 1.3.2. Địa tô tuyệt đối Ngoài địa tô chênh lệch, địa tô độc quyền cũng là phần quan trọng trong địa tô TBCN. Địa tô độc quyền là loại địa tô mà tất cả những nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, những người sử dụng đất đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần. Đây là loại địa tô được thu trên mọi loại đất, kể cả đất xấu nhất. Nó là phần lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành nên bởi sự chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm. Ví dụ: Tư bản đầu tư trong nông nghiệp và công nghiệp là ngang nhau, đều là 100; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 60c + 40v (3/2), cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp là 80c + 20v (4/1). Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư của cả nông

8

nghiệp và công nghiệp đều là 100% thì giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư được sản xuất ra ở từng lĩnh vực là: Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140 Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120 Trong đó

c: tư liệu sản xuất v: sức lao động m: giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là lợi nhuận siêu ngạch, và lợi nhuận siêu ngạch này không bị bình quân hóa mà chuyển thành địa tô tuyệt đối bằng: 140 – 120 = 20. Nguồn gốc của địa tô tuyệt đối chính là một bộ phận của giá trị thặng dư do những lao động không công của nông dân làm thuê tạo ra dựa trên cơ sở là cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn trong công nghiệp, nó là phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm trong nông nghiệp và giá cả sản xuất chung. Địa tô tuyệt đối thực chất là khẳng định vai trò của đất đai trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đất đai đóng góp vào quá trình sản xuất và tạo ra giá trị kinh tế càng nhiều thì địa tô tuyệt đối càng cao. Phần địa tô này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của người sở hữu đất đai. Điều kiện để địa tô tuyệt đối ra đời là từ sự độc quyền tư hữu ruộng đất của địa chủ trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Và có thể tồn tại thì dựa vào cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp trong công nghiệp, giá trị kinh tế lẫn kỹ thuật được áp dụng trong nông nghiệp đều thường lạc hậu, lỗi thời hơn so với công nghiệp nên nếu trình độ bóc lột ngang nhau, một lượng tư bản ứng ra bằng nhau và tỷ suất giá trị thặng dư như nhau thì lượng giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn trong công nghiệp. Chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã làm cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông 9

nghiệp, hay nói cách khác chính là cản trở quá trình cạnh tranh của nông nghiệp, làm hạn chế quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp, từ đó ngăn cản quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và các ngành khác. Vì thế trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, nông sản được bán ra theo giá trị chứ không phải giá cả sản xuất chung, giá trị của nông sản cao hơn giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm trong nông nghiệp so với giá cả sản xuất chung, cũng là phần chênh lệch giữa giá trị thặng dư tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân, được gọi là lợi nhuận siêu ngạch, chuyển thành địa tô tuyệt đối và cuối cùng được nộp lại cho địa chủ. Tóm lại, địa tô tuyệt đối luôn gắn liền với độc quyền tư hữu ruộng đất. Chính độc quyền tư hữu ruộng đất đã làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành trong nông nghiệp không bị bình quân hóa, không bị chia đi và phải chuyển hoá thành địa tô.

1.3.3. Địa tô độc quyền Địa tô độc quyền là một hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa, là phần thu nhập tăng thêm có được khi giá cả hàng hoá vượt quá giá trị khi nó được sản xuất trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi; một phần giá trị thặng dư do lao động làm công ăn lương thuộc sở hữu của địa chủ tạo ra. Địa tô độc quyền được hình thành khi việc bán hàng với giá độc quyền vượt quá giá trị của chúng và tồn tại trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khai thác và xây dựng. Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền thu được đối với đất đai có tính chất đặc biệt, cho phép sản xuất các loại sản phẩm quý hiếm, số lượng có hạn hoặc các loại sản phẩm đặc biệt, nhu cầu cao hơn nhiều so với khả năng sẵn có. Năng lực sản xuất chung (nho làm rượu cao cấp, quýt quý, v.v.) và đất có khoáng sản đặc biệt, giá trị cao. Nguồn gốc của địa tô này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được trên đất đai đó , và người sử dụng sản phẩm sản xuất ra trên đất đó phải trả địa tô cho địa chủ - chủ sở hữu đất.

10

Trong công nghiệp khai thác, các khu vực kim loại hiếm và khoáng sản (dầu mỏ, than đá, v.v.) hình thành địa tô độc quyền, do đó giá thị trường của chúng thường cao hơn giá trị của chúng. Trên tất cả các vùng đất có thể phát triển này, các nhà tư bản cho thuê bị buộc phải trả tiền thuê rất cao (bao gồm địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch và địa tô độc quyền) cho địa chủ. Đối với giá thuê đất trong ngành khai khoáng, giá trị, trữ lượng khoáng sản, vị trí và điều kiện khai thác là những yếu tố quyết định. Trong xây dựng, địa tô độc quyền xuất hiện và phát triển trên đất đô thị với vị thế đặc biệt là xây dựng các trung tâm thương mại công nghiệp, c...


Similar Free PDFs