Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin PDF

Title Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
Author Annie Nguyen
Course Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 14
File Size 322.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 611
Total Views 654

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA LUẬT-------***-------BÀI TẬP LỚNKINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LÊNINĐỀ TÀI: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.Họ và tên SV : Phan Thị Hải Yến Mã SV: 11208568; Lớp: (220)_25; Khóa: 62.HÀ NỘI_LỜI NÓI ĐẦUViệt Nam từ một nước nông...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT -------***-------

BÀI TẬP LỚN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Họ và tên SV: Phan Thị Hải Yến Mã SV: 11208568; Lớp: (220)_25; Khóa: 62

. HÀ NỘI_2020

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hiểu được tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta rất to lớn. CNH trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì vậy, CNH- HĐH là một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại và hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất., tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối và lãnh đạo tiến hành công cuộc CNHHĐH tính đến nay đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và kéo dài không những đã làm gián đoạn công cuộc CNH, HĐH, mà bom đạn Mỹ còn phá hủy hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được trong thời kì hòa bình ở miền Bắc trước đó. Đồng thời sau khi chiến tranh kết thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất nước đã rơi vào khủng hoảng nặng nề về KT – XH. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với nước ta hiện nay, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể đẩy mạnh và rút ngắn khoảng cách, thời gian tiến hành CNH, HĐH đất nước. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải năm bắt thực trạng hiện tại và có những giải pháp phù hợp đối với quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt 2

Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.” là đề tài ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

NỘI DUNG I.

LÝ THUYẾT

1. Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và ở Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát, công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng

3

bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại. Ở Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến hiện đại cùng với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH không bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. 2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Định nghĩa Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 có lịch sử hình thành vô cùng ấn tượng: “ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đã và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng lần ba. Nó là sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. 4

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. 2.2.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học. - Lĩnh vực Vật lý gồm robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và công nghệ Nano. - Lĩnh vực Kỹ thuật số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Internet of things -IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). - Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: Nông nghiệp, Thủy sản, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. 2.3.

Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp 4.0 như thế nào?

Ở Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên có thông điệp yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn… Và đến tháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị cụ thể số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng tốc phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Nền công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy,... “Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong

5

cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình Trong khi đó trong Hội thảo Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF tổ chức ngày 17/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu rõ ràng rằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam đã “lỡ nhịp” cả ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây nhưng khẳng định “cơ hội của Việt Nam sẽ ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là rất lớn”, phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện, có trọng điểm để nắm bắt được cơ hội phát triển đất nước.

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thách thức và khó khăn rất lớn. Thế giới tư bản chủ nghĩa dựa vào lợi thế kinh tế của mình nhắm hạn chế sự phát triển của xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Hơn thế trong thời điểm hiện nay thế giới đang diễn ra các cuộc chạy đua phát triển kinh tế các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhắm đưa kinh tế nước mình đi lên trong đó lấy con người làm trung tâm. Muốn như vậy chúng ta phải thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta với một nền sản xuất nhỏ, sản xuất thủ công là chủ yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta : “ Việt Nam là một nước nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc ”. Công nghiệp hóa là quá trình mang tính qui luật để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đang thực sự trở thành vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đóng một vai trò chủ đạo trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quyết định trong việc xây dựng cơ sở tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối và lấy đó làm 6

nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định : tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên CNXH là nhiệm vụ hàng đầu. Do cơ bản từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu nên công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải có : “ những bước tuần tự và có những bước nhảy vọt ” mới có thể theo kịp trình độ phát triển của thế giới. 1.1.

Thành tựu

Cho đến nay, Đảng và Nhà nước xác định, đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao mức sống nhân dân. CNH, HĐH là điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ xã hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, tất cả vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn quá trình CNH, HĐH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tác động cả tích cực và tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội : - Về khoa học công nghệ: + Tiềm lực Khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển. Đào tạo được nguồn nhân lực quan trọng, có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực. Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2% đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước. + Cơ chế quản lí Khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Phải kể đến hệ thống quản lí nhà nước về KHCN được tổ chức từ TW đến địa phương; Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình đề tài, dự án KHCN; tổ chức việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian;…. + Trình độ nhận thức và ứng dụng Khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hóa trên phạm vi cả nước. - Về cơ cấu kinh tế + Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ. Việc thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP, 7

bình quân đạt 4,45% giai đoạn 1986 – 1990, 6,99% giai đoạn 1991 – 2000, 7,26%/giai đoạn 2001 – 2010. Giai đoạn 2011-2015 tốc độ có giảm còn 5,9% nhưng những năm sau phục hồi rõ nét, cụ thể các năm 2017 đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7,08% và khoảng 7,02% năm 2019 + Xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lí theo hướng phát huy lợi thế từng vùng gồm 6 vùng KT – XH và 4 vùng kinh tế trọng điểm + Cơ cấu các ngành Kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực. Một số ngành công nghiệp như: Điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng…đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống nhân dân + Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH,HĐH. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 32,24% năm 2011 lên 33,25% vào năm 2015 và 34,39 năm 2019; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 19,57% năm 2011 xuống còn 17,0% năm 2015 và còn 13,96% năm 2019; trong khi đó tỷ trọng dịch vụ cũng tăng tương ứng 36,74%, 39,40% và 41,64%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm từ 48,4% năm 2011 còn 44,3% năm 2015 và 34,7% năm 2019, tỷ trong lao động trong công nghiệp tăng tương ứng: 21,3%, 22,9% và 29,4%, lao động trong dịch vụ cũng tăng: 30,3%, 32,8% và 35,9 %. Những kết quả này không chỉ khẳng định về sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam, mà còn tạo niềm tin đối với bạn bè quốc tế, vì vậy, chỉ số tín nhiệm về năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 3,5 điểm và 10 bậc theo đánh giá của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, nằm trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng. Cũng chính vì vậy, càng khẳng định tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH mà ngày nay chúng ta đang triển khai thực hiện. CNH, HĐH không chỉ tạo cơ sở cho nông nghiệp phát triển, mà CNH, HĐH còn tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội mới, XHCN. Là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu quá độ lên CNXH như Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua CNH, HĐH đất nước. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ

8

lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 1.2.

Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trong 30 năm đổi mới, công cuộc CNH, HĐH còn nhiều bất cập. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Mô hình CNH, HĐH chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng. Đặc biệt, quá trình thực hiện CNH chưa gắn chặt với HĐH, phát triển công nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp, giá trị thấp. Các chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa thật hiệu quả, rõ hướng; môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết cấu hạ tầng yếu vẫn là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở quá trình CNH, HĐH đất nước. Mô hình CNH, HĐH còn đang ở dạng khái niệm, chưa được cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp. Chiến lược có sự thiên lệch về cơ cấu ngành; dựa vào khai thác và bán tài nguyên; các ngành sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao… đã tạo ra một số hạn chế khiến tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần nghiêm túc xem xét để tìm hướng giải quyết. Cụ thể như sau : - Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững: Tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên năng suất các yếu tố tổng hợp mà căn bản là khoa học công nghệ và tri thức. Do vậy, nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc, hệ thống tài chính non yếu và đang bộc lộ nhiều bất cập. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm: Tuy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được các thành công, song chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH (bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động) đã “chững lại” trong nhiều năm và chậm có sự điều chỉnh phù hợp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xem có vai trò cốt lõi trong quá trình CNH, HĐH đất nước nhưng phát triển ngành nông nghiệp đang mất cân đối trên một số mặt, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn chậm phát triển - Sức cạnh tranh chưa cao: Nhìn chung chất lượng, hiệu quả, sức cạnh cạnh nền kinh tế yếu, năng suất lao động còn có khoảng cách lớn so với nhiều 9

nước và chậm được cải thiện (kém từ 2 đến 15 lần so với các nước khu vực ASEAN) - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tuy giảm những vẫn còn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn chậm được cải thiện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhiều nguồn lực xã hội đã được dành để ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực, song kết quả đạt được trong thời gian qua còn chưa tương xứng. - Hệ thống hạ tầng thiếu và yếu: Năng lực hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và còn lạc hậu so với thế giới; sự kết nối giao thông vận tải đường bộ với các hệ thống giao thông khác còn rất thấp. Về hạ tầng năng lượng, công tác thăm dò, tìm kiếm, đánh giá tài nguyên năng lượng chưa được đầu tư đầy đủ. Hạ tầng một số đô thị còn kém chất lượng, quá tải; vận tải công cộng chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Hệ thống giao thông kết nối giữa các đô thị lớn với các đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế còn thiếu. Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y tế còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chưa đồng đều. 2. Giải pháp Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước, dự báo về bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế và các mục tiêu, định hướng về CNH, HĐH, để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước thời gian tới, cần tập trung thực hiện có kết quả 7 nhóm giải pháp chủ đạo sau đây: - Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế: Một là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội, công tác kế toán, thống kê. Hai là, tập trung thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ba là, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu, yêu cầu về CNH, HĐH. 10

Bốn là, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại. - Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính: Hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm. - Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực: Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. - Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH + Phát triển cơ sở hạ tầng . + Phát triển khoa học - công nghệ: Để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH, một trong những yếu tố quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ (KHCN). - Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của từng vùng với tầm nhìn dài hạn; tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xu...


Similar Free PDFs