tiểu luận kinh tế chính trị PDF

Title tiểu luận kinh tế chính trị
Author K59 Nguyen Ha Anh
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 251.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 212
Total Views 367

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG*****TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊĐỀ TÀI:Vai trò của khoa học công nghệ trong sự nghiệp côngnghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta hiện naySinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Anh Mã sinh viên : 2014120008 Lớp hành chính : Anh 03-Thương mại quốc tế-Khóa 59 Giáo viên hướng dẫn : Đặng H...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *****

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI:

Vai trò của khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hà Anh Mã sinh viên: 2014120008 Lớp hành chính: Anh 03-Thương mại quốc tế-Khóa 59 Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hương Giang

Hà Nội, tháng 1 năm 2021 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………….…………………….......................................3 NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận 1. Nội dung khoa học công nghệ………………………………………….4 2. Vai trò khoa học công nghệ…………………………………………….4 II. Cơ sở thực tiến 1. Sự cần thiết phải phát triển khoa học công nghệ………………………..6 2. Về hướng tác động của khoa học công nghệ……………………………8 3. Vai trò của khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực…………………9 4. Các nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ……………………..12 III. Thực trạng khoa học công nghệ ở Việt Nam 1. Thành công……………………………………………………………..13 2. Hạn chế…………………………………………………………………14 IV. Một số giải pháp.................................................................................15 KẾT LUẬN……………………………………….…………………………17 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….18

2

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta bước vào thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội khi mà nền sản xuất chưa vận động theo con đường bình thường của nó. Lịch sử đã để lại cho ta một nên sản xuất nghèo nàn và lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề lực lượng sản xuất rất thấp kém. Ngày nay khi độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một xu thế tất yếu của lịch sử, khi giai cấp công nhân đã nắm quyền lãnh đạo cách mạng thì kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cũng là lúc bắt đầu cuộc cách mạng XHCN. Cách mạng XHCN ở nước ta là quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Đó là một quá trình vừa xóa bỏ cái cũ, vừa xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn. Phải tạo ra cả cở sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng mới, tạo ra của cải đời sống vật chất mới lẫn đời sống tinh thần và văn hóa mới. Do đó trong quá trình đi lên CNXH chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Song hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Khoảng thời gian để phát minh giới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng được rút ngắn lại. Xu hướng chuyển giao công nghệ trở thành đòi hỏi cấp bách, không chỉ với các nước lạc hậu mà còn đối với các nước phát triển. Vấn đề đặt ra là: Các nước đi sau cần chuẩn bị những gì để tiếp nhận một cách có hiệu quả nhất những thành tựu mà các nước đi trước đã đạt được. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, vì vậy em chọn đề tài này cho tiểu luận của mình. Tuy nhiên kinh nghiệm nghiên cứu còn thiếu sót, em mong cô giúp đỡ để bài tiểu luận này hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô.

3

NỘI DUNG I.

Cơ sở lý luận 1. Nội dung khoa học công nghệ Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có nhiều nội dung phong

phú. Ta có thể kể đến một số nội dung nổi bật sau: -Cách mạng về phương pháp sản xuất: Tự động hóa. Hiện nay, tự động hóa còn bao gồm việc sử dụng rộng rãi người máy thay thế con người trong quá trình vận chuyện sản xuất. -Cách mạng về năng lượng: Con người đã tạo ra nhiều nguồn năng lượng có công suất lớn và sử dụng trong sản xuất như năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,… -Cách mạng về vật liệu mới: Con người ngày càng tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế vật liệu tự nhiên khi mà vật liệu tự nhiên đang có xu hướng giảm dần. -Cách mạng về công nghệ sinh học: Các thành tựu của cuộc cách mạng này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y tế, nông nghiệp, công nghiệp,… -Cách mạng về điện tử và tin học: Đây là cuộc cách mạng nhân được nhiều sự quan tâm nhất, đặc biệt phải kể đến lĩnh vực máy tính điện tử. Như vậy, khoa học công nghệ bao gồm một phạm vi rộng. Nó không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là bí quyết biến các nguồn lực có sẵn thành sản phẩm. Khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ là kết quả của khoa học. 2. Vai trò của khoa học công nghệ 4

Trong thời đại ngày nay, có lẽ không còn ai là không nhận thức được khoa học công nghệ có vai trò rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định khoa học công nghệ là cái giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, khoa học công nghệ phải trở thành “quốc sánh hàng đầu”. Nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới-thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH. Chỉ bằng con đường phát triển khoa học công nghệ mới có thể đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành nước giàu mạnh văn minh. Việc đưa khoa học công nghệ, trước hết là phổ cập những tri thức khoa học công nghệ, vào sản xuất và đời sống xã hội là như cầu cấp thiết của xã hội hiện nay. Nghị quyết Trung ương II đã nhấn mạnh phải thật sự coi “Sự phát triển khoa học công nghệ là sự nghiệp phát triển toàn dân, phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng. Bởi lẽ dù chúng ta có đưa những trang thiết bị tân tiến nhất, những quy trình công nghệ hiện đại nhất vào nước ta cũng không có gì có thể đảm bảo đấy mạnh được CNH-HĐH nếu không có được những người am hiểu và sử dụng được chúng. Do đó xã hội hóa tri thức khoa học công nghệ là một trong những nhu cầu cấp bách nhất để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐh đất nước. Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình phát triển và nâng cao trình độ công nghiệp. Việc nâng cao trình độ công nghệ được thực hiện trong quá trình điện khí hóa, cơ khí hóa, cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, hóa học hóa và sinh học hóa. Trong các ngành lĩnh vực kinh tế quốc dân, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế của đất nước, trong đó cần ưu tiên đưa ngành 5

công nghệ hiện đại thích hợp vào các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ mũi nhọn trọng điểm, đạt hiệu quả kinh tế cao, tích lũy nhanh và lớn. Có như vậy mới tạo ra khả năng thu hút và thúc đẩy CNH-HĐH các ngành, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế. II.

Cơ sở thực tiễn 1. Sự cần thiết phải phát triển khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ là một hiện tưởng toàn cầu, nó mang

trong mình những quy luật chung, phổ biến, chúng tác động vào tất cả các loại hình cách mạng khoa học-kĩ thuật. Nhưng mặt khác, mỗi nước tiến hành cuộc cách mạng này trong những điều kiện riêng của đất nước mình nên cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở mỗi nước khác nhau cũng mang màu sắc khác nhau, những đặc điểm khác nhau. Do đó khi xét cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta phải đặt trong bối cảnh chung của thế giới. Sau khi giành được độc lập về chính trị, nước ta có nguyện vọng sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, muốn tiến hành cuộc cách mạng đó để phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và kĩ thuật để đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Nguyện vọng đó hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên cuộc cách mạng KH-CN ở nước ta vấp phải những khó khắn lớn, do nhiều nguyên nhân. -Trước hết, ở nước ta, nông nghiệp và công nghiệp chưa kết hợp thành một cơ cấu thống nhất, sự mất cân đối trong ngành kinh tế quốc dân trở nên trầm trọng. -Về mặt văn hóa, phần đông dân số nước ta vẫn ở tình trạng mù chữ, thiếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, thiếu cán bộ văn hóa kĩ thuật.

6

Thêm vào đó sự tăng dân số nhanh gây ra khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lương thực, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. -Ngoài ra, nước ta còn phải chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, các cường đế quốc đang thực hiện những chính sách kìm hãm sự phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tình trạng bất bình đẳng cảu họ trong phân công lao dộng quốc tế. Nếu sau khi được giải phóng, nước ta lựa chọn phát triển con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đứng giữa ngã ba đường trong việc lựa chọn phương hướng phát triển xã hội, thì dù chúng ta có cố gắng thế nào trong việc sử dụng những thành tựu KH-KT hiện đại, chúng ta cũng không thoát khỏi địa vị phụ thuộc vào các nước đế quốc về mặt KH-Cn và do đó phụ thuộc vào mặt kinh tế, không thể khắc phục được những mâu thuẫn xã hội do tiến bộ KH-KT gây ra, không thể tiến hành thành công cuộc cách mạng KH-CN. Do đó, điều kiện kiên quyết để tiến hành cuộc cách mạng KH-CN ở nước ta là phải tiến hành cải tạo xã hội sâu sắc, chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động để đi lên CNXH. Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, khoa học công nghệ nước ta dần có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cho đến nay, nền khoa học và kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước: So với các nước tiên tiến nhất trên thế giới, chúng ta lạc hậu từ 50 đến 100 năm, so với các nước tiên tiến trung bình, chúng ta lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Với thực trạng đó, việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta trở thành một đòi hỏi bức xúc để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khác với các nước đi đầu, công nghiệp hóa nước ta đòi hỏi phải thực hiện rút ngắn. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể 7

rút ngắn được khoảng cách và tiến tới duổi kịp các nước phát triển. Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. 2. Về hướng tác động của khoa học công nghệ. a. Tập trung nỗ lực tiến hành đào tạo, đồng bộ hóa và hiện đại hóa có chọn lọc các cơ sở sản xuất hiện có. Tuy cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có ở nước ta còn nhỏ bé, trình độ công nghệ, trình độ kỹ thuật công nghệ vào loại lạc hậu, hệ số sử dụng thiết bị và công suất còn thấp nhưng nguồn dữ trữ còn khá lớn và dưới nhiều góc độ. Đây thực sự là nguồn vốn quý của cả nước và phải bắt dầu từ đây đi lên. b. Chủ động sử dụng có chọn lọc một số hướng công nghệ tiên tiến phù hợp với thế mạnh đất nước nhằm chuẩn bị điều kiện phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Ở nước ta cùng với việc tập trung nỗ lực khai thác hiệu quả cơ sở vật chấtkỹ thuật hiện có, cũng cần phải chăm lo, dành một số tiềm lực cho việc thử nghiệm, lựa chọn một số hướng công nghệ cao phù hợp để một mặt hỗ trợ cho việc giải quyết có hiệu quả hơn, mặt khác thúc dẩy việc hình thành một số lĩnh vực sản xuất công nghệ cao với quy mô phù hợp để tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Trong số những hướng công nghệ cao, cần quan tâm nhất tới khâu tin học hóa một số lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. c. Thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của các xí nghiệp nhỏ, của khu vực tiểu thủ công nhiệp cả ở thành thị và nông thôn.

8

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng để có thể thực hiện có hiệu quả chiến lược này, việc nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu về công nghệ, sự yếu kém về năng lực quản lý, sự thiếu hụt về lực lượng lao động có kỹ thuật là yêu cầu bức bách phải giải quyết. Bởi vậy, việc giành một nguồn lực đủ mạnh hướng vào việc giải quyết các nhu cầu khoa học công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn cso tầm quan trọng đặc biệt. d.Kết hợp hữu cơ việc tập trung nỗ lực giải quyết các vấn đề trước mắt và tiếp tục tăng cường tiềm lực khoa học và kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giai đoạn phát triển tiếp theo. 3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với một số lĩnh vực a. Với sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoa nông thôn và phát triển nông thôn. Hiện nay, gần 66% dân số nước ta sống ở nông thôn, trong đó tỷ lệ nghèo đói ở vài nơi còn cao trên 20%, đặc biệt tỉnh miền núi còn trên 30%. Mặt khác thu nhập của một đại bộ phận dân cư nông thôn còn bấp bênh, sức mua có khả năng thanh toán về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đều rất hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu cảu toàn bộ nền kinh tế, đồng thời gây cản trở việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. So với các giải pháp khác thì giải pháp về khoa học và công nghệ yêu cầu vốn đầu tư không quá lớn mà đem lại hiệu quả cao. Theo đánh giá chung trong nông nghiệp, ước tính 1/3 giá trị gia tăng của sản xuất lương thực thời gian vừa qua là do người dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới vào sản xuất.

9

Tuy nhiên, tiềm lực về KH-CN ở nước ta chưa được phát huy đầy đủ cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp. Nhiều vấn đề bức xúc của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đặt ra đối với lực lượng KH-CN đến nay chưa được giải quyết. Trong đó đáng lưu ý hơn cả là: -Hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ mới chỉ xuất hiện ở một số ven vùng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có trình độ dân trí cao, có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật. -Phát triển công nghệ chế biến là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhưng phát triển công nghiệp chế biến như thế nào lại là vấn đề bức xúc đang đòi hỏi nghiên cứu và làm rõ. -Gần đây, Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Hiện có nhiều vấn đề về kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước vẫn chưa được giải quyết tốt. Do đó, nông nghiệp, nông thôn đang rất cần sự tác động của lực lượng KH-CN. Tình hình trên khẳng định vai trò của KH-CN trong quá trình thực hiện quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay và đó cũng chính là những bức xúc đặt ra đối với các nhà khoa học. b.Mối quan hệ giữa KH-CN với sản xuất vật chất. Khoa học có nguồn gốc, bản chất, chức năng sứ mạng từ đời sống thực tiễn của xã hội, con người. Nó không phải bản thân công cụ lao động và sức lao động, nhưng không nằm ngoài thành tố quan trọng nhất là lực lượng sản xuất. Nó không thay thế, nhưng nó có thể làm thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng tính năng hiệu lực của công cụ lao động, sức lao động.

10

Trong điều kiện “thông tin hóa”, “toàn cầu hóa”, của đời sống xã hội và kinh tế thế giới ngày nay nhiều thành tựu của cuộc cách mạng KH-CN có thể được chuyển giao tiếp nhận tương đôi nhanh chóng dễ dàng, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho sự phát triển đột biến, nhảy vọt, bứt phá về kinh tế ở những dân tộc quốc gia hay khu vực nhất định trong thời điểm, giai đoạn nhất định. c.Khoa học-công nghệ đã nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta. Việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là dự đoán thiên tài cảu C.Mác. Dựa trên cơ sở phân tích rõ vai trò của khoa học trong sự phát triển của công nghiệp, ông đã kết luận: “ Việc biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Ngày nay dự đoán ấy trở thành hiện thực trong nhiều nước công nghiệp phát triển. Có thể nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì mấy lẽ sau: 1. Nền sản xuất đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng có tính chất quốc tế cao, biến động mau lẹ, phức tạp ngày càng đặt ra nhiều vấn đề, mà thiếu khoa học không thể giải quyết và phát triển nhanh chóng được. 2. Ngày nay máy móc kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, tinh vi và có hàm lượng trí tuệ cao, thị trường mở rộng phong phú, phức tạp và đầy biến động, hợp tác giao lưu nhưng cạnh tranh giữa các quốc gia cũng gay gắt. Muốn sản xuất đạt hiệu quả cao người lao động không thể chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm cảm tính, mà còn cần rất nhiều tri thức khoa học, kỹ thuật. 3. Kỹ thuật công nghệ hiện đại phải có khoa học định hướng, dẫn đường và làm cơ sở lý thuyết mới có thể phát triển nhanh. Đồng thời lý thuyết khoa học

11

phải được vất chất hóa thành phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại mới tác động trực tiếp tới lực lượng sản xuất. 4. Các nguồn lực để phát triển khoa học-công nghệ. a. Chăm lo phát triển nguồn nhân lực KH-CN. Nhân tố con người Nhân tố con người đã và đang là điều kiện quyết định trong sự nghiệp phát triển KH-CN ở nước ta. Vấn đề không chỉ là những nhà khoa học, các kỹ sư, các kỹ thuật viên với nghề nghiệp chính thức của họ là làm công tac KH-CN, mà trước hết phải nói đến phong trào quần chúng nhân dân đang tham dự vào hoạt động công nghệ trong sản xuất xã hội. Bất cứ hoạt động gì trong thực tiễn đời sống và xã hội đều có quan hệ với KH-CN. Thấy được ý nghĩa của môi trường khoa học công nghệ dân chúng là để từ đó cần chú trọng tới các biện pháp tác động về mọi mặt: giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, kích thích kinh tế và các biện pháp khác. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học Đào tạo là khâu đầu tiên cảu một chu trình hình thành và sử dụng nguồn nhân lực quốc gia về mặt khoa học công nghệ. So với yêu cầu chuẩn bị cán bộ khoa học để đẩy mạnh công nghiệp hóa trong giai đoạn sắp tới thì đội ngũ cán bộ ấy vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nhưng dù có nhưng khó khăn tạm thời ngày hôm nay, chúng ta vẫn phải ra sức mở rộng quy mô và tốc độ đào tạo nhân lực khoa học công nghệ cho những thập kỷ sắp tới. Đào tạo con người, như kinh nghiệm cho thấy, không bao giờ là thừa đối với một nước đang phát triển như nước ta.

12

Vấn đề sử dụng cán bộ khoa học công nghệ Nếu đào tạo nhân lực không đi đôi với sử dụng và phát huy trình độ đã có thì không làm tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước, trái lại còn có thể giảm sút so với tích tụ ban đầu của nguồn lực. Từ đây phải thường xuyên đánh giá lại năng lực đã có, không thể coi năng lượng khoa học công nghệ là bất biến. Sử dụng là tiền đề và điều kiện tiên quyết cho phát triển khoa học công nghệ. Tiềm lực cán bộ chi có thể phát triển trong điều kiện được phát huy năng lực của mình một cách thỏa đáng. b. Đảm bảo nguồn vốn cho sự phát triển khoa học công nghệ. Muốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa được tiến hành với tốc độ nhanh nhất có thể cần phải có cơ chế, chính sách và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. III.

Thực trạng khoa học-công nghệ ở Việt Nam

1.Thành công -Trong nông nghiệp, nhờ áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. -Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao : hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện tử…

13

-Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình, nghiên cứu KH-CN đã tập trung nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải điện và đổi mới công nghệ. -Trong giao thông vận tải, KH- CN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các CN mới. -Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… đủ mạnh để hoà nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. -Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch học, cắt giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm : lao, phong, sốt rét, ho gà, 22 bại liệt, sởi… Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng thuốc mới. Nâng cao trình độ trong phòng và chuẩn đoán bệnh, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm : viêm gan, viêm não Nhật Bản… Đặc biệt ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất bộ KIT xét nghiệm nhanh COVID-19, nghiên cứu Vaccine. 2. Hạn chế -Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp: Với mức đầu tư như vậy nên chỗ làm việc chật chội, thiết bị lạc hậu, phòng thí nghiệm và cụng cụ thí nghiệm thiếu… cơ quan khoa học và công nghệ chỉ có thể hoạt động cầm chừng, chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà không thể tạo ra được thành quả khoa học có tầm chiến lược. Nếu không có các chính sách điều chỉnh, các cơ quan nghiên cứu khoa học chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, đội

14

ngũ cán bộ nghiên cứu có thể bị chia xẻ và giã từ những công việc chuyên môn mà lâu nay họ tâm huyết. -Lực lượng cán bộ nòng cốt thiếu và già yếu. -Sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý: sự phân bố lực lượng lao động mất cân đối giữa các ngành, các khu vực giữa các vùng, giữa các thành phần ...


Similar Free PDFs