Tiểu luận kinh tế chính trị PDF

Title Tiểu luận kinh tế chính trị
Author Nhật Trần Long
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 198.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 715
Total Views 770

Summary

TR NG Đ I H C NGO I TH NG ƯỜ Ạ Ọ Ạ ƯƠ------------------------***-------------------------TIỂU LUẬNMôn: Kinh tế chính trị Mác - LêninĐề tài: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn ở Việt NamHọ và tên: Trần Long NhậtLớp: Khối 4/ KTĐN/ KMã sinh viên: 1911110299Giảng viên: Đặng Hương GiangH...


Description

TR ƯỜNG ĐẠI H ỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------------***-------------------------

TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Đề tài: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam Họ và tên: Trần Long Nhật Lớp: Khối 4/ KTĐN/ K58 Mã sinh viên: 1911110299 Giảng viên: Đặng Hương Giang

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2019 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 2. Mục đích và ý nghĩa vấn đề nghiên cứu NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận 2. Thực trạng của vấn dề công nghiệp hóa- hện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay 3. Giải pháptrong việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU 2

1.Vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển trong đó có Việt Nam. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa gắn với phát triển nông nghiệp luôn là một trong những vấn đề chiến lược phát triển đất nước ta trong những năm gần đây và sắp tơi 2. Mục đích và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Đất nước ta vốn đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu, tiến lên Xã hội Chủ nghĩa mà bỏ qua Tư bản Chủ nghĩa nên nền kinh tế cũng rất lạc hậu nhất là trong nông nghiệp. Trong quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa, đât nước ta vẫn cò nhiều bất cập: năng suất lao động thấp, ứng dụng khoa học kĩ thuật còn ít nhưng không vì thế mà nông nghiệp mất đi vai trò quan trọng của nó: cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội; cung cấp nghuyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ. Đặc biệt, nông nghiệp nông thôn còn là thi trường quan trọng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, là cơ sở để ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Từ những vai trò quan trọng của nông nghiệp nói chung và tính tất yếu của công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Bài tiểu luận này hi vọng sẽ làm sang tỏ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển nên nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Đồng thời phân tích những mặt tích cự, những thành tựu của cả hai và những mặt hạn chế yếu kém để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí cho tiến trình phát triển đất nước

NỘI DUNG 3

1. Một số vấn đề lý luận 1.1 Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa  Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội.  Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.  Đảng ta xác định công nghiệp phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức. Do đó phải tranh thủ ứng dụng ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu thế mạnh để nhảy vọt. Đảng ta luôn coi công nghiệp- hiện đại hóa là một mục tiêu quan trọng trước mắt  Hiện nay Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó, phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện cộng nghiệp hóahiện đại hóa co nội dung rất quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực: cơ giới, thủy lợi, sinh học…

4

 Cơ giới hóa: việc áp dụng những thiết bị máy móc vào nông nghiệp sẽ giúp phần giải quyết rất nhiều vấn đề về sức lao động nhưng đồng thời tiềm ẩn tiêu cực về mặt số lượng lao động. Vậy nên cần có sự sử dụng hợp lý giữa các yếu tố như sử dụng những công cụ, máy móc trong những công việc nặng và tăng cường lao động thủ công trong những công việc cần tỉ mỉ, chính xác cao để nâng cao chất lượng và năng suất mà không làm mất đi những đặc tính cơ bản của nông nghiệp  Thủy lợi hóa: Đối với một nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, việc sản suất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên các yếu tố tự nhiên như nguồn nước, khí hậu… Vậy nên việc cân bằng yếu tố tự nhiên và nhân tạo là một vấn đề cấp thiết  Công nghệ sinh học: Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hóa sinh học…. Công nghệ sinh học là mọi kĩ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ghệ sinh học đã đạt được những thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gien cho năng suất chất lượng cao, tao ra những giống cây có khả năng kháng bệnh cao…. Những thành tựu to lớn đó của công nghệ sinh hoc đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao chất lượng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nên nông nghiệp hiện đại

1.2 Một số quan điểm về công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

5

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Ưu tiên phát triển lực lượng sản suất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát huy lợi thế nông nghiệp của từng vùng phù hợp với quy mô, điều kiện để có thị trường chất lượng và hiệu quả cao. Phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong đó nhà nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế nhỏ và vừa ở các vùng nông thôn Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hôi, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn và toàn người dân cả nước. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông nông thôn với tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của cả nước, các ngành của các địa phương.

2. Thực trạng của vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay 1.1 Cơ giới hó sản xuất nông nghiệp Khâu làm đất đã được cơ giới hóa 85-90%. Tỉnh có tỷ lệ cơ giới hóa cao nhất là Thái Bình (95%), Nam Định(92%)… và nhiều tỉnh đạt trên 80%. Tính đến năm 2000, nước ta đã có trên 90000 máy kéo với chất lượng và năng suất ổn định

6

Khâu gieo hạt, bón phân,… hầu hết vẫn được làm thủ công do diện tích hạn chế. Sử dụng máy sạ chưa được người dân hưởng ứng vì lo ngại chi phí cao và hao phí lớn nhưng trên thực tế tiết kiệm 30 đến 40% giống lúa, năng suất cao nên chi phí giảm. Khâu tưới nước khoảng 90% khối lượng. Nhiều vùng đã chủ động tưới tiêu, dẫn nước về cho đồng ruộng Khâu chăm sóc chủ yếu sử dụng máy bơm thuốc bảo vệ thực vật còn lại phần lớn bằng thủ công, dụng cụ phun thuốc trừ sâu hầu hết các hộ có bình bơm tay. Khâu thu hoạch: Cả nước có khoảng trên 600 máy gặt. Nhiều loại máy mới đã được đưa vào sử dụng ( máy gặt đập liên hợp…). Nhờ đó mà tiết kiệm đáng kể sức lao động so với thời kì trước Khâu tuốt lúa đạt 94% sản lượng bằng máy, dịch vụ tuốt lúa bằng máy di động khá phát triển. Thống kê, chỉ riêng vùng đồng bằng sông Hồng đã có 160662 máy tuốt lúa, chiếm 26,5% tổng số máy tuốt lúa cả nước (gấp đôi đồng bằng sông Cửu Long), tháng 11 năm 1999 có 33816 máy các loại do cơ khí tính trong vùng sản xuất đáp ứng cơ bản khâu thu hoạch lúa. Phơi khô chủ yếu bằng nắng, trên sân hay vệ đường dễ làm lẫn đất, cát. Hiện nay có khoảng 70% hộ có phương tiện phơi sấy lúa. Trong tổng số hộ có phương tiện phơi sấy, 27% hộ có sân phơi là xi măng còn lại các phương tiện khác như tấm đệm lưới, nylon. Diện tích các phương tiện phơi sấy bình quân hộ là 65 mét vuông. Độ ẩm ở đồng bằng sông Hồng không quá cao nhưng thời tiết thất thường nên phần nào gây ảnh hưởng trong quá trình phơi. Một số năm gần đây, do nhu cầu về chất lượng lúa gạo tăng, đặc biệt là chất lượng lúa gạo suất khẩu, nông dân, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư các loại máy sấy vi ngang do trường đại học Nông- Lâm thành phố Hồ Chí Minh sản xuất, máy sấy tĩnh tại công suất. Nhìn chung việc cơ giới hóa chỉ tập trung vào khâu làm đất và khâu tuốt lúa

7

Trong đầu tư máy móc thiết bị những năm qua, đầu tư vào khu vực nông nghiệp tăng cho thấy năng suất nông nghiệp và nông thôn từng bước phát triển theo cơ giới hóa. Tuy hiên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế như đất đai nghèo nàn dẫn đến khó tận dụng tối đa năng suất cơ giới, sự mâu thuẫn giữa sơ giới và lao động dẫn đến hàng chục nghìn lao động không có đất trồng, đi làm thuê cho các hộ giàu có. Nếu như xét trên góc độ kĩ thuật, máy móc gần như luôn đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhưng để có hiệu quả trên góc độ kinh tế thì phải xét tới chi phí, lợi nhuận vì chính lợi nhuận trong các trường hợp phần lớn chỉ nâng cao cạnh tranh , máy móc thiết bị sẽ trỏe thành gánh nặng nếu không quản lí tốt. Người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào cơ giới vì lo ngại chi phí; mặt khác giá cả máy móc, nhiên liệu chưa thực sự thu hút và khuyến khích người dân sử dụng cơ giới. 1.2 Thủy lợi hóa Có thể nói mõi bước tiến của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam gắn liền mật thiết với sự phát triển của công tac thủy lợi . Sự phát triển của thủy lơi có tác dụng nhiều mặt: công tác chính trị thủy lợi hình thành các hệ thống thủy nông có ý nghĩa quyết định, đưa vùng hoang hóa vào sản xuất; hình thành các yếu tố kỹ thuật của thâm canh thích ứng với những giống lúa có nắng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn; cung cấp nước để cải tạo đất, cải tạo môi trường… Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế đặc biệt là những vùng nông thôn, trong những thập kỷ qua công tác phát triển thuỷ lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã nhằm mục tiêu bảo vệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân sinh, sản xuất và đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã hội. Sự nghiệp phát triển thuỷ lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế - xã hội trong thời gian qua và 8

nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát triển sản xuất lương thực. Sau năm 1975 Nhà nước ta đã chú trọng phát triển, đầu tư, xây dựng hệ thống thủy lợi. Hệ thống thủy lợi đang từng bước được hoàn chỉnh, trước hết là tăng khả năng tưới tiêu khi mùa khô đến, tăng khả năng tạo nước ngọt và phù sa cho những tỉnh ở ven biển. Các dự án nước ngọt hóa đẫ làm biến đối sâu sắc môi trường nước và cải tạo đất, làm thay đổi mùa vụ, tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng, vật nuôi , thực vật và con người. Hệ thống thủy lợi còn tác động đẩy phèn, rửa phèn tiến tới thành công trong sản suất nông nghiệp trên đất phèn, đặc biệt là sản xuất lúa. Về Tưới tiêu, cấp thoát nước : Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn 5.000 cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì. Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại. Đầu tư xây dựng không đồng bộ từ đầu mối đến kênh mương nội đồng. Năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với năng lực thiết kế. Hiệu quả phục vụ chưa cao, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sản xuất và đời sống. Nhiều cơ chế, chính sách quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn bất cập, không đồng bộ, nhất là cơ chế chính sách về tổ chức quản lý,cơ chế tài chính. Tổ chức quản lý các hệ thống chưa đồng bộ và cụ thể, đặc biệt quản lý các hệ thống thủy lợi nhỏ. Việc phân cấp tổ chức, quản lý ở nhiều địa phương còn chưa rõ ràng. 9

1.3 Công nghệ sinh học Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Thời gian vừa qua việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc tạo ra giống cây trồng vật nuôi cũng như tạo ra nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh… Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn… Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào… Từ một nước thiếu lương thực,Việt Nam đã trẻ thành một nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Những thành tựu của tiến bộ khoa họckĩ thuật trong nông nghiệp nhất là việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nông sản Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học đã được ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài,giải pháp vẫn chỉ là thí nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm, nguyên nhân chậm triển khai 10

đưa các ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, vẫn là lực lượng nghiên cứu công nghệ sinh học còn mỏng, kinh phí đầu tư quá thấp… Trong khi đó, một số nội dung nghiên cứu thì rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.Đó là chưa kể đến các nghiên cứu có sự trùng lắp về nội dung, ý tưởng và khó khăn về điều kiện thực hiện.

2. Giair pháp trong việc thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay 2.1 Khoa học, công nghệ Ngành khoa học và công nghệ đã luôn xác định lấy nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung các nguồn lực về kinh phí, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài tỉnh để xây dựng và triển khai các nhiê |m vụ khoa học và công nghê | vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần tạo bước chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống viện trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là quản lý tài chính, nhân sự nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khao học công nghệ cho nông dân. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hôc trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông

11

nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hóa để mở rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở. 2.2 Các chính sách Về đất đai: Nhà nươc tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hệ đầy ddue, dung đắn pháp luật các quyền về sử dụng đất, khuyến khích người dân dồn điền đổi thửa trên cơ sở tự nghuyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vôn vào phát trển sản xuất, kinh doanh, liên kết… Tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất théo quy định của pháp luật. Sửa đổi, cải cách luật đất đai và sớm thể chế hóa các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ hơn Về tài chính tín dụng: sửa đổi, bổ sung Nghị về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, mở rộng đối tượng hưởng chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, cho phép sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của các dự án, phương án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm…Ngân hàng nông nghiệp tiếp tục thực hiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc) nhằm hỗ trợ vốn nhân dân đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn; tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù như: cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay lúa gạo, thủy sản…; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong việc triển khai các chương trình cho vay; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đẩy mạnh triển khai chương trình cho vay khuyến 12

khích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất (nhà kính, nhà lưới,…) làm tài sản đảm bảo khi vay vốn tại nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Về lao động và việc làm: đầu tư nâng cấp các trung tâm dạy nghề của nhà nước , đồng thời có các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát trển các hình thức dạy nghề đa dạng đảm bảo hằng nưm đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động. Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới, trồng rừng và trồng cây công nghiệp, phát triển đánh bắt thủy hải sản … nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động 2.3 Xây dựng đời sống văn hóa- xã hội và phát triển nguồn nhân lực Tăng ngân sách cho giáo dục, đào tạo, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện để người nghèo ở nông thôn được học tập, phát triển; nâng cao đời sông vật chất tinh thần của người dân nông thôn. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã, duy trì văn hóa truyền thong đặc biệt là về nông nghiệp, ngoài ra còn là các di tích, danh lam thắng cảnh , đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát huy tiềm năng sang tạo của người dân. Phát triển công tác thông tin đại chúng và các hoạt động văn hóa, khuyens khích động viên những nhân tố mới , kịp thời phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội bảo vệ thuần phong mĩ tục của nông thôn.

KẾT LUẬN

13

Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối hoàn thiện, tăng trưởng khá. Nông nghiệp, công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn bước đầu được ...


Similar Free PDFs