Tiểu luận Kinh tế phát triển PDF

Title Tiểu luận Kinh tế phát triển
Course kinh tế phát triển
Institution Học viện Tài chính
Pages 14
File Size 479 KB
File Type PDF
Total Downloads 10
Total Views 928

Summary

Họ và tên: VŨ MINH THƯ Mã Sinh viên: 2073403011149 Khoá/Lớp: (tín chỉ): DEC0098C5821_LT (Niên chế): CQ58/21. STT: 40 ID phòng thi: 581 058 0046 Ngày thi: 01/10/2021 Giờ thi: 15hBÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày Mã đề thi: 10CHỦ ĐỀ 10: NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT ...


Description

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư Họ và tên: Khoá/Lớp:

Mã Sinh viên: (tín chỉ):

D

098C5821.9_LT1

(Niên chế): STT: Ngày thi:

40

ID phòng thi: 581 058 0046 Giờ thi: BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày Mã đề thi: 10 CHỦ ĐỀ 10:

NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................1 1.1. Lý luận chung về nguồn lao động với phát triển kinh tế ...............................1 1.1.1. Khái niệm nguồn lao động .........................................................................1 1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá nguồn lao động ...............................................................1 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động ..........2 1.1.4. Vai trò của nguồn lao động với phát triển kinh tế .......................................2 1.2. Tổng quan về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................2 1.2.1. Định nghĩa Cách mạng công nghiệp 4.0 .....................................................2 1.2.2. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn lao động .........3 PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................4 2.1. Tình hình thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................................................4 2.1.1. Tình hình về số lượng nguồn lao động .......................................................4 2.1.2. Tình hình về chất lượng nguồn lao động ....................................................5 2.1.3. Tình hình về cơ cấu nguồn lao động ..........................................................5 2.2. Đánh giá thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................................................6 2.2.1. Những ưu điểm của nguồn lao động Việt Nam ........................................6 2.2.2. Những hạn chế và thách thức .....................................................................7 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế ..........................................................................8 PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .............9 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 11

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của thị trường lao động

Hình 1. LLLĐ từ 15 tuổi trở lên có bằng/chứng chỉ theo cấp trình độ, Q2/2021 (triệu người) Hình 2. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chia theo trình độ CMKT (%)

Hình 3. Biến động việc làm theo ngành Q2/2021 so với Q1/2021

Trang 4

Trang 5

Trang 5

Trang 6

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.1. Lý luận chung về nguồn lao động với phát triển kinh tế 1.1.1. Khái niệm nguồn lao động Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi nhưng thực tế có tham gia lao động, những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. 1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá nguồn lao động Về số lượng lao động. Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014) độ tuổi lao động được quy định đối với nữ là từ 15 đến 55 tuổi, đối với nam từ 15 đến 60 tuổi. Trong thực tế, nguồn lao động còn bao gồm cả những người ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế có tham gia lao động. Trong thống kê ở Việt Nam hiện nay có khái niệm: Lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi. Lao động trong độ tuổi: Là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc. Lao động ngoài độ tuổi: Là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định của Luật lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động. Sử dụng lao động dưới độ tuổi cần tuân thủ quy định của pháp luật. Về chất lượng lao động, được thể hiện trên các khía cạnh: sức khoẻ, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm tích luỹ được, ý thức, thái độ, tác phong của người lao động. Về cơ cấu lao động, được biểu thị qua các tiêu chí: Lao động phân chia theo ngành hoặc khu vực kinh tế; lao động phân chia theo địa phương, vùng lãnh thổ; lao động phân chia theo thành phần kinh tế và lao động phân chia theo dạng việc làm.

1

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng của nguồn lao động: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số; Quy định về độ tuổi lao động, thời gian làm việc của Nhà nước; Tỷ lệ người tham gia lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động bao gồm: Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất người lao động; Nhóm nhân tố liên quan đến giáo dục – đào tạo; Nhóm nhân tố liên quan đến các chính sách sử dụng lao động (chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách lương và các chế độ đãi ngộ với người lao động). 1.1.4. Vai trò của nguồn lao động với phát triển kinh tế Nguồn lao động có vai trò hai mặt: Một mặt, nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quá trình kinh tế, xã hội nào. Đây là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của nền kinh tế. Nguồn lao động là nhân tố sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của nền kinh tế khi số lượng và chất lượng nguồn lao động được đảm bảo; cơ cấu lao động hợp lý kết hợp với chính sách sử dụng lao động đúng đắn. Mặt khác, với tư cách là một bộ phận của dân số, nguồn lao động lại chính là yếu tố tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ do chính con người sản xuất ra, thông qua đó, trở thành nhân tố “tạo cầu” của nền kinh tế. 1.2. Tổng quan về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 1.2.1. Định nghĩa Cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...

2

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư Cuộc Cách mạng công nghiệp thứ 4 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Cuộc Cách mạng không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. 1.2.2. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn lao động Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Trong cuộc cách mạng này, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều bị tác động, đặc biệt là thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến thay đổi phương thức sản xuất, phương thức phân phối, trao đổi, tiêu dùng dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức của xã hội cũng như quy mô, tính chất, cơ cấu của nguồn lao động… Các lĩnh vực nghề thủ công cũng sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện ngành, nghề mới đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao. Phần lớn công việc sẽ được tự động hóa, nguồn lao động sẽ chuyển dịch sang xu hướng kỹ thuật cao. Sự phát triển của công nghệ tự động sẽ giúp giải phóng sức lao động cho con người, tăng năng suất lao động nhưng cũng đẩy hàng triệu người phải đối diện với nguy cơ mất việc làm. Nhiều ngành, nghề sản xuất, kinh doanh truyền thống cũng sẽ biến mất nhanh chóng. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ dẫn tới xu hướng các nước có lợi thế về công nghệ và vốn sẽ quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình trên cơ sở áp dụng công nghệ “nhà máy thông minh”, không đầu tư sang các nước có lợi thế về nguồn lao động. Đây là thách thức lớn, đặc biệt là với các quốc gia có lực lượng lớn lao động tay nghề thấp, đòi hỏi quốc gia đó phải có tầm nhìn chiến lược để thực hiện việc chuyển đổi tư duy về nghề nghiệp, quan hệ hợp đồng, quan hệ lao động cho người lao động.

3

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Tình hình thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1.1. Tình hình về số lượng nguồn lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm 2021 đạt 51 triệu người, tăng 737 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động nữ đạt 23,9 triệu người, chiếm 47% lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2021 là 68,6%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2021 là 49,9 triệu người, tăng 788,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Thiếu việc làm trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1,1 triệu người, tăng 48,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2021 là 2,58%, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm trước. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1,1 triệu người, tăng 101,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2021 là 2,52%, giảm 0,07 % so với cùng kỳ năm trước. 4

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư Số thanh niên (người từ 15-24 tuổi) thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 là khoảng 398,9 nghìn người, chiếm 34,0% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong 6 tháng đầu năm 2021 là 7,45%, giảm 0,15% so với cùng kỳ năm trước. 2.1.2. Tình hình về chất lượng nguồn lao động Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ là 13,34 triệu người, tương đương 26%, tăng 0,1% so với quý trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có trên 6 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất (45,25%). Tỷ lệ thất nghiệp giảm ở các nhóm lao động có trình độ sơ cấp và cao đẳng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

2.1.3. Tình hình về cơ cấu nguồn lao động So với quý I/2021, việc làm giảm nhiều nhất ở một số ngành như: Nông-lâmthuỷ-sản, dịch vụ lưu trú ăn uống, nghệ thuật vui chơi và giải trí; việc làm tăng nhiều 5

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư nhất ở một số ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, v.v. Trong quý II năm 2021, lao động có việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, giảm 2,25% so với quý trước và tăng 3,47% so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,4 triệu người, giảm 1,32% so với quý trước và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng có 16,6 triệu người đang làm việc, tăng 3,19% so với quý trước, và tăng 3,64% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 ở khu vực dịch vụ là cao nhất với 35,8%, tiếp theo là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 35,6%. 2.2. Đánh giá thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 2.2.1. Những ưu điểm của nguồn lao động Việt Nam Hiện nay, Việt Nam có lợi thế lớn nhất là lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ bởi Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 6 tháng đầu năm 2021 đạt 51 triệu người. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động và đây cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. 6

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư Bên cạnh đó, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Không những thế, trong những năm qua chất lượng lao động Việt Nam cũng đã từng bước được nâng lên; lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài… Hơn nữa, lao động Việt Nam có lợi thế trẻ tuổi, có truyền thống ham lao động, cần cù, chịu khó...chính là một trong những lý do quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang quyết tâm trong việc hoạch định và tăng cường thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải tiến chất lượng giáo dục – đào tạo và đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng cho người lao động... 2.2.2. Những hạn chế và thách thức Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Về số lượng lao động. Nước ta có số lượng lao động đông và tăng nhanh tạo ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm. Không những thế, trong tương lai, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Về chất lượng lao động Hiện nay, lực lượng lao động đang thiếu hụt lao động chất lượng cao do tập trung nhiều vào lao động phổ thông, lao động bậc thấp và bậc trung. Điều này dẫn đến 7

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư nhiều hệ lụy như năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh thấp, đặc biệt giá trị nguồn lao động trên thị trường lao động không cao. Theo Tổng cục Thống kê, số lao động làm các nghề giản đơn chiếm tỷ lệ khá cao (37-40%), trong khi đó, tỷ lệ lao động làm công việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ dao động trong khoảng 6-7%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp trong khi sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi. Thể lực của lực lượng lao động Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến cường độ lao động không cao. Hơn nữa, khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam. Trong thực tế, ở một số doanh nghiệp ý thức tự giác tuân thủ kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp trong lao động của công nhân còn hạn chế nên chưa nghiêm túc thực thi đúng thời gian làm việc và nghỉ ngơi ghi trên hợp đồng, gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của doanh nghiệp. Về cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động nước ta hiện còn mất cân đối theo ngành, vùng và theo cấp bậc đào tạo. Xét về cơ cấu lao động theo ngành, lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp. Xét về cơ cấu lao động theo vùng, việc phân bố lao động theo vùng cũng không đều, nhất là lao động có trình độ. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp. Về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế. 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế là do hệ thống chính sách chưa đồng bộ, triển khai chậm; giáo dục và đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu; chính sách tiền lương chưa tạo được động lực; thiếu các quy định quản lý loại hình lao động phi chính thức; các

8

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư định chế chung chưa phát triển; và hệ thống thông tin trên thị trường lao động chưa được phát triển đầy đủ. Cụ thể: Hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ, còn lạc hậu dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém; có sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, mặc dù thiếu việc làm chiếm tỉ lệ lớn, nhưng một số ngành nghề, địa phương... không tuyển được lao động. Hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao; một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường. Không chỉ vậy là phần lớn người mới bước vào độ tuổi lao động chưa từng làm việc trong môi trường công nghiệp, doanh nghiệp nên khi bước chân vào các nhà máy, xí nghiệp, không quen làm việc dưới sự quản lý, lại bị ràng buộc bởi nhiều nội quy, quy chế, giờ giấc… nên thời gian đầu sẽ dễ nản chí, thiếu ý thức, tác phong làm việc. PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu những giải pháp cho việc đào tạo, phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho Cách mạng công nghiệp 4.0 là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với yêu cầu và thách thức mới, cụ thể: Một là, đổi mới toàn diện trong công tác đào tạo về nội dung và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng trước những thay đổi từ thực tiễn. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số chuyên ngành và kỹ năng, kiến thức mới cần được các trường nghiên cứu, bổ sung như: Cơ điện tử; công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khoa học dữ liệu, an ninh, an toàn thông tin… Hai là, tăng cường đầu tư hiện đại hoá các cơ sở đào tạo từ đại học, cao đẳng đến trung học và các trường dạy nghề, ứng dụng đầu tư thiết bị khoa học công nghệ theo hướng cập nhật với công nghệ 4.0. Ba là, huy động nguồn vốn vào đầu tư và các chính sách khuyến khích cho đào tạo phát triển nguồn lao động, thu hút các nguồn đầu tư thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm từ ngân sách nhà nước. 9

40 – 58.21.09LT1 – Vũ Minh Thư Bốn là, mô hình kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0. Gắn kết các cơ sở dào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo lao động. Năm là, đẩy mạnh các chương trình liên kết hợp tác làm việc với nước ngoài, tạo cơ hội cho người lao động được tiếp xúc, học hỏi các tiến bộ và nâng cao trình độ tay nghề. Sáu là, cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn, chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Bảy là, cần thực hiện nâng cao chất lượng và trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh cho người lao động, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và của hội nhập. Cuối cùng, cần nâng cao thể chất, c...


Similar Free PDFs