tiểu luận kinh tế phát triển PDF

Title tiểu luận kinh tế phát triển
Course kt phát triển
Institution Học viện Tài chính
Pages 13
File Size 397.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 249
Total Views 537

Summary

Họ và tên: Ngô Thị Minh PhươngKhóa lớp (tín chỉ): CQ57/21STT: 10Ngày thi: 12/06/Mã Sinh viên: 1973403010198 (Niên chế): CQ57/21. ID phòng thi: 5300530013 HT thi: 201ĐT Ca thi: 9hBÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂNHình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngàyCHỦ ĐỀ 6: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TR...


Description

Họ và tên:

Mã Sinh viên:

Khóa lớp (tín chỉ):

(Niên chế):

STT:

ID phòng thi: 5

Ngày thi: 12/06/2021

Ca thi: 9h15

ĐT

BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày

CHỦ ĐỀ 6: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI C ẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

BÀI LÀM

Ngô Thị Minh Phươn

MỤC LỤC PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ........................................................................................... 1 1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................... 1 1.1.1. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................. 1 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................... 1 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................... 2 1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế.................................................................................... 2 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................................................ 3 1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia ..................... 3 PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM ............. 4 2.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam ........................................... 4 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam .................................................................................... 5 2.2.1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta............. 5 2.2.2. Những tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế................................. 6 2.2.3. Những hạn chế và thách thức trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay ............................................................................................................. 7 PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM ............. 8 3.1. Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo từng vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước ......................................................................................... 8 3.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển .................... 9 3.3. Tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................................................................................................... 9 3.4. Đổi mới cơ cấu và chính sách đầu tư............................................................... 9 3.5. Đổi mới tư duy và cách tiếp cận quá trình xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng chuỗi giá trị................................................................ 10 3.6. Chính sách đào tạo nhân lực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................... 10

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế mà mối tương quan tỷ lệ gi ữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức t ạp được cấu thành từ nhiều bộ phận, do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế. Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện, như: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh t ế. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh t ế luôn thay đổi theo t ừng thời k ỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Sự biến đổi của cơ cấu kinh t ế là để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh t ế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh t ế. Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...đều có thể làm thay đổi trạng thái của cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tác động của con người mới là yếu tố có tính chất quyết định. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh t ế, mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới, nh ững sản phẩm mới hay các dịch vụ mới và cũng có thể là loại bỏ nh ững ngành, những sản phẩm và các dịch vụ đã không còn phù hợp ra khỏi cơ cấu kinh t ế; hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một số ngành, một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó là quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh t ế l ạc hậu, cũ kĩ, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế năng động hơn, hợp lý hơn; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh t ế mới hiện đại và phù hợp với kinh tế toàn cầu.

1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế còn là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh t ế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua l ại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tếxã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau: Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng các ngành kinh tế là không cố định, và luôn có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế, luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động trong xã hội. Nguyên tắc phân ngành kinh tế xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế đư ợc phân thành 3 khu vực, hay còn gọi là 3 ngành gồm: Khu vực I bao gồm các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng, khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ trợ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm các mặt cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt số lượng được thể hiện thông qua tỷ trọng ( tính theo GDP, lao động, vốn,...) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; còn về khía cạnh chất lượng được thể hiện qua vị trí, tầm quan trọng của t ừng ngành và tính chất của sự tác động qua l ại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua l ại giữa các ngành có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Tác động tr ực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện qua các thứ cấp 1,2,3,...Nói chung, mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngành càng trở nên phức t ạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

2

Ngô Thị Minh P

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với s ự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh t ế. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là: − Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh t ế theo hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn. − Tạo ra khả năng sản xuất hàng hóa với khối lượng l ớn hơn, chất lượng cao hơn đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. − Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động. − Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa; nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ; tạo điều kiện ứng dụng các phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại. 1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh t ế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình này, các ngành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nông nghiệp. Do đó, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh t ế giả m dần, t ỷ trọng của công nghiệp và dịch vu tăng lên. Đối với các nước đã công nghiệp hóa thành công thì xu hương chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển các ngành dịch vụ. Trong quá trình này không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ. 3

ô Thị Minh Phương

do đó, dần dần tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, t ỷ trọng dịch vụ tăng lên. PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm t ừ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” liên quan đến “làn sóng thay đổi” lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp thời hiện đại tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp tinh gọn sản xuất của thập niên 1970, hiện tượng thuê gia công của những năm 1990, sự phát triển mạnh của tự động hóa vào những năm 2000. Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với 9 công nghệ, trong đó có công nghệ người máy tự điều khiển, mô phỏng, tích hợp hệ thống ngang - dọc và điện toán đám mây. Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là dựa trên nền t ảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để t ối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nh ấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động l ớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Việc ứng dụng những công nghệ này có thể t ạo điều kiện cho Doanh nghiệp nhanh chóng nâng cao năng suất sản xuất công nghiệp. Việt Nam đang tích cực tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0. Theo chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/10/2017 khẳng định thế giới đang trải qua những thay đổi chưa từng có với nhịp độ ngày càng nhanh và qui mô ngày càng sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền t ảng tích hợp cao độ hệ thống kết nối: số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất, làm thay đổi thương mại, y tế, giáo dục. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ chính trị TW Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 chủ 4

Ngô Thị Minh Phương

trương đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xu ất các sản phẩm, thiết bị thông minh. Thêm vào đó, Việt Nam đang ở vào thời kỳ đầu của quá trình cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh t ế số, với hạ tầng mạng phát triển khá bền vững, phát triển nhanh về số lượng người sử dụng internet; lực lượng lao động tr ẻ, hiểu biết về kỹ thuật số. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam Chính trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đến nay Việt Nam đã có nhiều số liệu cho thấy những chuyến biến rõ rệt về với chuyển dịch cơ cấu kinh t ế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh t ếxã hội từng bước được đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững. 2.2.1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta Bảng 1: Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Nông nghiệp 16,32 15,34 14,57 13,96 14,85

Cơ cấu GDP (%) Công nghiệp Dịch vụ 32,72 40,92 33,34 41,32 34,28 41,17 34,49 41,64 33,72 41,63 Nguồn: Tổng cục thống kê

Cùng với tốc độ tăng trưởng liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Trong giai đoạn t ừ năm 2016 - 2020, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 1,47%, ngành công nghiệp và dịch vụ nhìn chung tăng, đóng góp 75,35% vào tổng cơ cấu GDP năm 5

2020. Điều này chứng t ỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình cách mạng công nghiệp 4.0 của đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm l ực kinh t ế của đất nước. 2.2.2. Những tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2016 2020, số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Nông nghiệp 42,2 40,3 38,1 34,7 31,6

Cơ cấu lao động (%) Công nghiệp 24,4 25,7 26,6 29,4 31,7

Dịch vụ 33,4 34,0 35,3 35,9 36,7

Nguồn: Tổng cục thống kê Cơ cấu lao động giữa các ngành năm 2020 có sự chuyển biến rõ rệt so với năm 2016, tỷ trọng người lao động nông nghiệp giảm 10,6%, ngành công nghiệp và dịch vụ đều tăng, xu hướng trong các năm tiếp theo dự tính tỷ trọng người lao động trong lĩnh vực dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn 2 ngành còn lại. Không chỉ tác động tới cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh t ế còn tác động tới các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và các quan hệ kinh t ế quan trọng khác. Tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020 trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, bán lẻ và trung gian tài chính...

6

Ngô Thị Minh Phương

2.2.3. Những hạn chế và thách thức trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay Trong quá trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta còn những hạn chế và thách thức chủ yếu như sau: Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng của các ngành kinh tế còn chưa bền vững, còn chịu ảnh hưởng của các thách thức, khó khăn chủ yếu là do dịch bệnh, bất ổn kinh t ếchính trị trên thế giới; chuyển biến cơ cấu nội bộ ngành chưa được rõ nét và bền vững; chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh t ế. Thứ hai, trong ngành nông nghiệp còn tồn tại những khó khăn do hạn hán, nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch t ả l ợn châu Phi lây lan nhanh trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng đến người tiêu dùng; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và mới đây là đại dịch Covid-19 diễn biến phức t ạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản. Lao động trong ngành nông nghiệp cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng giảm. Thứ ba, trong ngành công nghiệp còn tồn tại một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm như: sản xuất điện tử, máy tính, sản phẩm quang học, linh kiện điện tử và sản xuất phương tiện vận t ải,...Chỉ số t ồn kho của một số ngành còn cao như: dệt 99,1%, hóa chất 89,9%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm t ừ gỗ, tre, nứa và vật liệu tết bện 88,1%,...Bên cạnh đó, do diễn biến của đại dịch Covid-19, nên mức tăng trưởng của ngành công nghiệp trong năm 2020 giảm mạnh và các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất bị gián đoạn. Thứ tư, trong ngành dịch vụ bị ảnh hưởng đáng kể vì dịch bệnh. Các hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, du lịch, vận tải và viễn thông đều giảm, gây tác động xấu đến cơ cấu của ngành. Thứ năm, việc tổ chức thực hiện phân cấp và phối hợp trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, giữa các bộ/ngành trung ương với chính quyền địa phương chưa thực sự nhịp nhàng và hiệu quả, nên còn hơi lúng túng và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. 7

Minh Phương

Thứ sáu, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả với các vấn đề xã hội và môi trường chưa được cân đối và nhất quán từ cấp trên đến các cấp địa phương, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khôn lường mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào nên tình trạng về rác thải công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, ô nhiễm không khí, nguồn nước còn nhiều bất cập. Thứ bảy, về nhân lực do chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 nên việc áp dụng khoa học-kỹ thuật vào các ngành ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi nguồn lao động phải được đào tạo bài bản, có tri thức thì mới vận dụng được khoa học-công nghệ hiện đại vào công việc của mình. Thứ tám, giữa các vùng cơ cấu ngành kinh tế còn chưa có sự liên kết chặt chẽ, dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp người lao động và xảy ra tình trạng dư cung, gây lãng phí nguồn nhân lực. PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta có nhiều thuận lợi, song cũng có những thách thức đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh t ế. Nên cần đề ra một số giải pháp cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau: 3.1. Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo từng vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xác định và phát triển ngành kinh tế trọng điểm. Ở nước ta hiện nay, 2 ngành kinh tế trọng điểm là công nghiệp và dịch vụ. Hai ngành kinh tế này đang đóng vị trí quan trọng trong việc thực hiện đường l ối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước; không những vậy, chúng còn có khả năng chi phối đến sự phát triển của các ngành khác, đáp ứng nhu cầu thiết yếu với quốc kế và dân sinh. Bên cạnh đó, chúng còn là ngành đang có hiệu quả kinh t ế cao, chiếm t ỷ trọng đáng kể trong GDP của toàn nền kinh t ế, vậy nên chúng ta cần phát triển hơn nữa các thành phần trong cơ cấu 2 ngành kinh tế này.

8

3.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển Thứ nhất, quy hoạch phát triển các ngành phải đảm bảo tính đồng bộ, liên ngành. Tức là phải tính toán đầy đủ các yếu tố có liên quan đến thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành kinh tế tr ọng điểm phù hợp với từng giai đoạn mà chiến lược đã đề ra; đồng thời phải tính toán đưa vào quy hoạch các ngành có liên quan đến phát triển ngành trọng điểm; khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, quán triệt tư tưởng, quan điểm, định hướng và mục tiêu của chiến lược kinh tế-xã hội đến năm 2025 đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam l ần thứ XII; phân định rõ trách nhiệm của toàn bộ các cấp đối với việc thực hiện quy hoạch. Thứ ba, xác định l ại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thứ tư, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển theo hướng khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để đảm bảo phát triển nhanh, bền vững nền kinh t ế và phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành ...


Similar Free PDFs