Tiểu luận kinh tế vĩ mô PDF

Title Tiểu luận kinh tế vĩ mô
Course Economics
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 26
File Size 678.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 463
Total Views 992

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ=====000=====ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ VĨ MÔCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM SAU DỊCH COVID-NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1LỚP: ANH 08 – KTĐNHà Nội – 12/HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: - Hà Hải Lý 2014110162 Phùng Hoài Thương **Họ và tên MSSV Họ và tên MSSV** Phạm Th...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ =====000=====

ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM SAU DỊCH COVID-19

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1 LỚP: ANH 08 – KTĐN

Hà Nội – 12/2020

1

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Họ và tên

MSSV

Họ và tên

MSSV

Hà Hải Lý

2014110162

Phùng Hoài Thương

2014110233

Phạm Thị Thu Huyền

2014110123

Phạm Nhật Anh

2014110020

Nguyễn Tường Vy

2014110262

Bùi Hoàng Long

2014110152

Vũ Lê Việt Hằng

2014110087

Võ Xuân Đạt

2014110047

Hoàng Thanh Giang

2014110069

Đinh Hoàng Hiệp

2014110094

Nguyễn Thu Thảo

2014110218

Hoàng Vân Anh

2014110010

Đỗ Thảo Ngọc

2014110181

Bùi Thị Khánh Hòa

2014110103

2

MỤC LỤC A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:.………………………...……….4 I. Lý do lựa chọn đề tài:………………………………………………..………...4 II. Mục đích của việc nghiên cNu:………………………………………………..4 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cNu:……………………………………...……...4 IV. Phương pháp nghiên cNu:………………………………………...……….....5 B. NỘI DUNG CHI TIẾT:……………………………………………………......5 I. Khái quát về chính sách tiền tệ: ………………………………………………..5 1.Khái niệm: ………………………………………………………………………..5 2.Công cụ:………………………………………………………………………….5 3.Mục tiêu………………………………………………………………………….7 4.Vai trò:…………………………………………………………………….……..7 II. Sự thay đổi về chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả từ đại dịch Covid – 19 :………………………………………………………………8 1.Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam:………………………..8 2.Một số chính sách tiền tệ được áp dụng :…………………………………...… 14 3.Những kết quả đã đạt được từ những thay đôi trong chính sách tiền tệ của Việt Nam :……………………………………………………………………...…17

3

III. Đánh giá của chuyên gia về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ Việt Nam……………………………………………………………………………….19 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...…...23

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM SAU DỊCH COVID - 19 A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: I. Lý do lựa chọn đề tài: Khởi phát từ cuối năm 2019, tại Vũ Hán (Trung Quốc), đến tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội.Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã quyết liệt vào cuộc bằng cả hệ thống chính trị, nhằm giảm thiểu những tác động xấu từ dịch Covid-19, phục hồi sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời trong chính sách tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục nền kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19. Có thể thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam trong dịch Covid-19 là rất quan trọng nhưng chính sách tiền tệ sau dịch Covid của Việt Nam là còn quan trọng hơn nữa vì nó quyết định rất nhiều tới hướng đi của cả nền kinh tế của Việt Nam sau này. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về “ Chính sách tiền tệ của Việt Nam sau dịch Covid-19” để nghiên cứu đồng thời phân tích những hiệu quả cũng như ảnh hưởng của chính sách tiền tệ nước nhà mang lại cho chính quốc gia của mình. II. Mục đích của việc nghiên cNu: - Mục đích tổng quát: Nắm được lý thuyết về chính sách tiền tệ, công cụ, mục tiêu, vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam.

4

- Mục đích cụ thể: Hệ thống hóa lý thuyết về chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như công cụ, thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp mới được đưa ra, triển khai dưới tác động của dịch Covid-19 và một số nhận định, ý kiến đánh giá khách quan của chính sách tiền tệ Việt Nam sau đại dịch. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cNu: - Đối tượng: Chính sách tiền tệ của Việt Nam, các công cụ của chính sách tiền tệ, những thay đổi trong chính sách tiền tệ ứng phó với tác động của dịch Covid-19 - Phạm vi nghiên cứu:Thời gian sau đại dịch Covid-19 IV. Phương pháp nghiên cNu: - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Thu thập, xử lý số liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp. B. NỘI DUNG CHI TIẾT: I. Khái quát về chính sách tiền tệ 1) Khái niệm: - Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (thường là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm trong xã hội. - Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ. - Chính sách tiền tệ chia làm 2 loại: + Chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng, đây chính là chính sách tiền tệ chống thất nghiệp + Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp): giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng, còn đây là chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền. 2) Công cụ:

5

a. Các công cụ trực tiếp Là các công cụ mà thông qua chúng Ngân hàng Nhà nước có thể tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ, mà không cần thông qua một công cụ khác. Nó bao gồm: - Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. - Công cụ tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. b. Các công cụ gián tiếp Là những công cụ mà tác dụng của nó có được là nhờ cơ chế thị trường. Nó bao gồm: - Công cụ dự trữ bắt buộc:  Đây là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở ngân hàng trung ương và để tại quỹ của mình, với mục đích góp phần bảo đảm khả năng thanh toán của Ngân Hàng Thương Mại và dùng làm phương tiện kiểm soát khối lượng tín dụng của ngân hàng này.  Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác dụng làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm giảm cầu tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội và ngược lại - Công cụ tái cấp vốn:

6

 Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.  Công cụ này có ưu điểm là nó trực tiếp tác động ngay đến dự trữ của NHTM và buộc các ngân hàng này phải gia tăng tín dụng hoặc giảm tín dụng đối với nền kinh tế. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. 3. Mục tiêu - Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. 4. Vai trò: - Khống chế tỷ lệ thất nghiệp - tạo ra công ăn việc làm : Chính sách tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Tình hình đó đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.

7

- Tăng trưởng kinh tế : Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. - Ổn định giá cả : Giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội. - Ổn định lãi suất : Thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phải linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. - Ổn định thị trường tài chính : Việc ổn định thị trường tài chính là mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính. - Ổn định thị trường ngoại hối : Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực do một phần vốn đầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khoán để “đánh sóng” mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam. II. Sự thay đổi về chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả từ đại dịch Covid – 19 : 1) Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam: Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt mức cao trên dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến 4% vào năm 2019 (Nguyễn Quang Thuấn, 2020); thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc

8

bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. a.

Tác động đến cầu:

Dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

 Đối với lĩnh vực tiêu dùng: + Dịch vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu

9

dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% (Nguyễn Quang Thuấn, 2020) so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%) (Tổng cục Thống kê, tháng 6, 2020). + Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019 (Nguyễn Quang Thuấn, 2020). Do chính sách giãn cách xã hội, siết chặt hoạt động đi lại của người dân trong nước, đóng cửa các cơ sở dịch vụ, quán ăn, nhà hàng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 + Dịch vụ du lịch, lữ hành: Lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 6 chỉ đạt 8,8 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm ngoái (Nguyễn Thanh, 2020). Nguyên nhân là do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến trong tháng chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,7 triệu lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách đến bằng đường hàng không đạt 3.040,5 nghìn lượt người, chiếm 81,2% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 54,3%; bằng đường bộ đạt 559,6 nghìn lượt người, chiếm 14,9% và giảm 66,8%; bằng đường biển đạt 144,3 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 3,7% (Nguyễn Thanh, 2020).  Đối với lĩnh vực vốn đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 (Hiếu Minh, 2020) do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng ước tính đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước (Hiếu Minh, 2020).

10

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 273,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng vốn và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 375,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% và tăng 4,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 200,9 nghìn tỷ đồng, bằng 23,6% và giảm 3,8% (Hiếu Minh, 2020). Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước (Hiếu Minh, 2020). Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2020 với tổng số vốn là 185,3 triệu USD; Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 222,7 triệu USD, bằng 111,4% so với cùng kỳ năm trước, Trong 6 tháng đầu năm có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD, chiếm 41,6%; Mi-an-ma 38,3 triệu USD, chiếm 17,2%; Lào 24,7 triệu USD, chiếm 11,1%; Hoa Kỳ 21,7 triệu USD, chiếm 9,8%; Xin-ga-po 19 triệu USD, chiếm 8,5%; Cam-puchia 15,7 triệu USD, chiếm 7,1% (Thủy Chung, 2020).  Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD (Thảo Nguyên, 2020). a) Xuất, nhập khẩu hàng hóa Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 121,21 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 41,38 tỷ USD, tăng 11,7%, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,83 tỷ USD, giảm 6,7%, chiếm 65,9% (Nguyễn Thanh, 2020). Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 117,17 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,62 tỷ USD,

11

giảm 5,4%; có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (Nguyễn Thanh, 2020). Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,7 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD (Trần Nguyên, 2020). b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 4,7 tỷ USD, giảm 50,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 8,9 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 3,7 tỷ USD (chiếm 41,8% tổng kim ngạch), giảm 2,4%; dịch vụ du lịch đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 23,6%), giảm 32,6% (Thảo Nguyên, 2020). Nhập siêu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 4,2 tỷ USD, bằng 88,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (Thảo Nguyên, 2020).  Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2020 tăng 11% so với cùng kỳ năm trước (Đoàn Huyền, 2020) (Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ với đặc thù cần có sự gặp mặt trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Do lĩnh vực bảo hiểm không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu nên các điểm kinh doanh, giao dịch bảo hiểm với khách hàng phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, do thu nhập của người dân trong giai đoạn phòng, chống dịch giảm gây ảnh hưởng đến việc đóng phí các hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực và hạn chế tham gia các gói bảo hiểm mới). Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, vẫn giảm 37% so với cùng kỳ năm trước (Lê Vân, 2020). Trên thị trường cổ phiếu, tính đến 11h ngày 26/6/2020, chỉ số VNIndex đạt 857,38 điểm, giảm 0,8% so với cuối tháng trước và giảm 10,8% so với cuối năm 2019 (Lê Vân, 2020); mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 18/6/2020 đạt 4.030 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với cuối năm 2019 (Lê Vân, 2020)....


Similar Free PDFs