tiểu luận kinh tế vĩ mô PDF

Title tiểu luận kinh tế vĩ mô
Author VI VU LE TUONG
Course Kinh Tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 576 KB
File Type PDF
Total Downloads 32
Total Views 198

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGTIỂU LUẬNKINH TẾ VĨ MÔGiảng viên: Trần Bá Thọ Mã lớp học phần: 22D1ECO Sinh viên: Phạm Nguyễn Hồng Ngọc - 31211023310 Lâm Ý Như - 31211024660 Vũ Lê Tường Vi - 31211023315 Khóa – Lớp: Khóa 47 – KQ004.TP. Hồ Chí Minh, ngày 19, tháng 03, nă...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ Giảng viên: Trần Bá Thọ Mã lớp học phần: 22D1ECO50100232 Sinh viên: Phạm Nguyễn Hồng Ngọc - 31211023310 Lâm Ý Như - 31211024660 Vũ Lê Tường Vi - 31211023315 Khóa – Lớp: Khóa 47 – KQ004.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19, tháng 03, năm 2022

MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC PHÍA NAM.............................................................2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI ..............................................................................8 1. Tình hình lao động và việc làm...................................................................8 2. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao....................................................................13 3. Lao động - việc làm 2022 và giai đoạn tiếp theo......................................14 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI.............................................................................16 PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................20 Tài liệu tham khảo..............................................................................................20

1

PHẦN MỞ ĐẦU Tình hình dịch Covid-19 kéo dài đã làm trì trệ và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của con người mà còn đem lại nhiều tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ngừng hoạt động do không đủ vốn để chống chọi với nhiều tháng liền giãn cách, những doanh nghiệp khác thì không được phép hoạt động do không đủ khả năng tổ chức “3 tại chỗ”, làm việc an toàn mùa dịch. Không chỉ người dân bị thất nghiệp, các doanh nghiệp cũng không đủ người làm do phải cắt giảm chi phí và lao động về quê tránh dịch. Ở các tỉnh và đồng bằng phía Nam-vốn là nơi có các hoạt động kinh tế sôi nổi, không chỉ các khu công nghiệp bị tác động mạnh, việc trồng hoa màu cũng bị ảnh hưởng do thiếu nhân lực, cửa khẩu vận chuyển đóng cửa khiến tổng sản phẩm quốc nội giảm. Để giải quyết tình trạng đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp giúp ổn định, giúp người dân vừa sống chung với dịch, tự bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa hoạt động xã hội bình thường trở lại hướng tới “bình thường mới”. Trong đề tài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình hình lao động và việc làm của khu vực phía Nam (TP.HCM, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long) trong trạng thái bình thường mới ấy. CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC PHÍA NAM. Từ khi xuất hiện kể từ cuối năm 2019 cho đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã và vẫn đang là nguyên nhân gây khủng hoảng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Không dừng lại ở đó, đại dịch lần này còn ảnh hưởng gián tiếp và cả trực tiếp đến mọi mặt đời sống của toàn nhân loại, làm

2

cho mọi hoạt động sinh hoạt, xã hội dường như bị trì trệ đi. Trong đó phải đặc biệt kể đến nền kinh tế toàn cầu. Vì là vấn đề toàn cầu nên nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị đại dịch tác động đến. Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta thì cho đến nay Việt Nam đã trải qua bốn đợt bùng phát dịch nghiêm trọng. Trong đó làn sóng dịch thứ 4 tại Việt Nam kéo dài liên tục từ cuối tháng 4/2021 đến cả các tháng cuối năm 2021, được xem là giai đoạn bùng phát mạnh nhất, mang theo sự xuất hiện của biến chủng mới là Delta, biến chủng này đã thay đổi mọi thứ do tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm. Tại Việt Nam, dịch tấn công chủ yếu vào các khu công nghiệp, đây là nơi có mật độ dân cư cao do đó số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, gây áp lực lớn cho toàn bộ hệ thống y tế trong bối cảnh năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở còn gặp nhiều hạn chế; đồng thời nguồn nhân lực, trang thiết bị vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nhiều người mắc nên xảy ra quá tải cục bộ, dẫn đến số tử vong tăng cao. Dịch bệnh với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh đã làm nhiều tỉnh, thành phố phải tăng cường giãn cách xã hội, áp dụng các biện pháp chưa có trong tiền lệ trong thời gian dài, trên phạm vi rộng nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh đã vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Thêm việc chưa hiểu rõ về biến chủng Delta, chưa dự báo được tính chất nguy hiểm và lây lan nhanh nên công tác phòng, chống dịch thời gian đầu còn bị động, lúng túng ở các cấp, các ngành; chưa linh hoạt điều chỉnh các biện pháp sao cho phù hợp, hiệu quả, nhất là khi dịch bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. (https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/covid19-nhung-quyet-inh-mang-tam-chien-luoc-vi-tinh-mang-va-suc-khoe-nhandan?fbclid=IwAR0kQJwclNXtIRJqoD-41bmEVepH_w5fMJ__IH0a24K8dArU0nmJI-ORQk) 3

Sự kiện bùng phát dịch lần ấy đã khiến nền kinh tế của cả nước nói chung và đặc biệt các khu vực ở phía Nam nói riêng phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực, cụ thể hơn là cân bằng cung - cầu của thị trường lao động, việc làm ở các địa phương này bị ảnh hưởng sâu sắc. Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các tỉnh phía Nam, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Thống kê tính được đến cuối tháng 08/2021, tại các tỉnh, thành phía Nam đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục trong giai đoạn 2016 – 2020 với hơn 23.000 doanh nghiệp, hơn 625.000 người lao động ở các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các khu chế xuất, khu công nghiệp ở thành phố bị mất việc, ngừng việc. Bình Dương cùng là địa phương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Theo kết quả khảo sát từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, cho đến đầu quý II/2021, thị trường lao động tại tỉnh vẫn trong tình trạng thiếu lao động. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất các doanh nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp, hình thức tuyển lao động. Nhưng, diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến việc tuyển dụng của các doanh nghiệp càng gặp khó khăn, đồng thời gây nên tình trạng thất nghiệp dài ngày cho những lao động nghỉ việc hoặc về quê tránh dịch khi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên toàn tỉnh.

4

Cũng trong tình trạng tương tự, tại Đồng bằng sông Cửu Long, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 cũng tác động mạnh đến cả cung và cầu lao động ở khu vực này. Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ cho biết: Sự bùng phát của dịch COVID-19 lần thứ 4 trong 3 tháng 6, 7 và tháng 8 đã làm cho gần 10.000 doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long phải rút khỏi thị trường. Cũng từ tháng 6 đến hết tháng 08/2021, đã có gần 90% doanh nghiệp trong khu vực đã tạm ngưng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng phải nghỉ việc, không có việc làm. (https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thi-truong-lao-dong-khu-vuc-phia-nam-truocanh-huong-cua-dich-covid-19/5ac342c3-e4e2-4114-830e-d80ab565d8b7? fbclid=IwAR3gTlv6IijDltUTqP1HcD20HnfHTnEWOBoJ_TwdJmHwWyG8Pu3 VVKdAYxU) Về lao động - việc làm Biến thể Delta của virus corona đã tác động nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam trong quý III năm 2021. Đông Nam Bộ là vùng chịu tác động nghiêm trọng nhất. Chỉ tính riêng trong quý III năm 2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập, … So với quý trước đó, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III tăng thêm 15,4 triêu• người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động chịu ảnh hưởng. Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm 5

giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số người lao động ở hai vùng này cho biết công việc của họ chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%. Con số này ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thấp hơn nhiều, lần lượt là 17,4% và 19,7%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực chia theo vùng kinh tế-xã hội, quý III năm 2021

Đơn vị tính: %

Cũng trong cơn bão đại dịch, Đông Nam Bộ là vùng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động, với 62,8% (giảm 7,9 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước), tiếp theo đó là Đồng bằng sông Cửu Long với 65,4% (giảm lần lượt so với quý trước và cùng kỳ năm trước là 3,3 điểm phần trăm và 5,4 điểm phần trăm) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 66,8% (lần lượt giảm 2,2 điểm phần trăm so với quý trước và 4,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Lực lượng lao động các quý, năm 2020 và 2021

6

Đơn vị tính: Triệu người

Phải thừa nhận rằng dịch Covid-19 trong quý III năm 2021 đã ảnh hưởng đến việc làm ở hầu hết các vùng, đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quý III năm 2021, số người có việc làm của vùng Đông Nam Bộ là 8,7 triệu người, giảm 1,5 triệu người (giảm tương ứng 14,5%) so với quý trước và giảm 1,3 triệu người (giảm tương ứng 13,0%) so với cùng kỳ năm trước; số có việc làm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 8,4 triệu người, giảm 763 nghìn người (tương ứng giảm 8,3%) so với quý trước và giảm 925 nghìn người (tương ứng giảm 9,9%) so với cùng kỳ năm trước. Các vùng khác số lao động có việc làm giảm dưới 4%, riêng vùng Tây Nguyên số người có việc làm gần như không thay đổi so với quý trước. Đồng thời làn sóng dịch Covid-19 cũng đã làm tỷ lệ và số người lao động thiếu việc làm trong quý III năm 2021 tăng cao bất thường, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. (https://www.gso.gov.vn/wpcontent/uploads/2021/10/Baocaocovid_Q2.2021_final_print_final.docx)

7

Để giảm thiểu tình trạng đó và hỗ trợ người dân thích nghi với trạng thái bình thường mới, nhiều biện pháp hỗ trợ người lao động cần được áp dụng để ổn định tình hình kinh tế - chính trị. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI . 1. Tình hình lao động và việc làm. Trải qua thời gian đại dịch covid kéo dài, cùng với những tác động kinh tế cụ thể là về vấn đề lao động và việc làm to lớn thì nước ta đã được đưa vào trạng thái bình thường mới. Các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp công ty ở nhiều địa phương đang dần hoạt động trở lại và tiếp tục tăng tốc để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Trong đó, nhiều tỉnh thành ghi nhận trên 90% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, khôi phục chuỗi sản xuất. Cụ thể: Tỉnh Bình Dương: hầu hết các khu công nghiệp trong tỉnh, các doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất sôi động trở lại. Các công ty, doanh nghiệp đã nhanh chóng, tích cực xây dựng lại hoạt động kinh doanh sản xuất và bảo đảm an toàn phòng chống dịch để phục hồi cũng như lấy đà phát triển kinh tế thích nghi với trạng thái bình thường mới.. Gần 2.000 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã sản xuất hoạt động bình thường, đạt trên 96%, số lượng lao động trở lại làm việc là 373.000 người, đạt 76,38%. Chưa thiếu hụt lao động trầm trọng. Tỉnh Long An: Cho đến ngày 18/11/2021, ước tính có trên 91% doanh nghiệp đã hoạt động lại với khoảng 330.000 lao động (toàn tỉnh có 13.590 doanh nghiệp đăng ký thành lập). Trong đó, khoảng 3.435 doanh nghiệp ngành sản xuất với 263.166 lao động,.Khoảng 4.000 doanh nghiệp ngành kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu với khoảng 57.800 lao động. Tỉnh Bạc Liêu: Tình hình dịch tại nhiều địa phương ở tỉnh đã giảm xuống, nên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã cấp độ

8

dịch cấp độ 1, cấp độ 2 được phép hoạt động bình thường. Doanh nghiêp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các địa phương cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 người đã khỏi bệnh Covid-19, người được tiêm đủ 02 liều vắc xin hoặc người đã tiêm 01 liều vắc xin trên 14 ngày thì mới tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp người được tiêm 01 liều vắc xin dưới 14 ngày thì chỉ được tham gia hoạt động theo phương án “03 tại chỗ”, còn lại những người chưa tiêm vắc xin thì không được tham gia hoạt động. Tỉnh Sóc Trăng: Có 312 doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp với tổng số 48.694 lao động. Trong đó, Khu công nghiệp An Nghiệp có 47 doanh nghiệp hoạt động với 22.000 lao động; ngoài khu công nghiệp có 265 doanh nghiệp hoạt động với 26.694 lao động. Hoạt động sản xuất công nghiệp từng bước được phục hồi, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp An nghiệp đã phục hồi sản xuất đạt 84% và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đạt 54,4% công suất. Đến nay đã có 135 doanh nghiệp hoạt động với 33.034 lao động chiếm 67,8% lao động toàn ngành. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiện có 23 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó, bao gồm 03 doanh nghiệp chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh; Công ty IZICO và Công ty Cổ phần Phú Mỹ) đã tổ chức xét nghiệm Covid-19 theo định kỳ cho người lao động đạt 67,54 % (4.867/7.206 lao động). 20/23 DN hoạt động động sản xuất kinh doanh trong CCN đã hoàn thiện kế hoạch và bản cam kết giữ vững an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để duy trì hoạt động sản xuất. Tỉnh Đồng Tháp: Số doanh nghiệp đang hoạt động được UBND cấp huyện phê duyệt là 264/431 doanh nghiệp (tăng 04 doanh nghiệp so với ngày hôm qua), với lao động là 46.365/54.116. Số doanh nghiệp thực hiện theo phương án 1 cung đường 2 điểm đến: 138/264 doanh nghiệp, với .544 46. 65 lao động. Số doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ: 67/264 DN với

9

10.824/46.365 lao động; Số doanh nghiệp thực hiện đồng thời phương án: 59/264 DN với 12.997/46.365 lao động. Thành phố Cần Thơ: Tính đến ngày 17/11/2021 có 984 (tương đương 84,25%) doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động trở lại. Còn lại 184 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất (tương đương 15,75%). Tổng số lao động hiện có là 78.710, trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 51.340, tương đương 65,23% lao động; Số lao động đang tạm nghỉ là 27.370 tương đương 34,77%. Tỉnh Đồng Nai: Trong Khu công nghiệp: Số doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất từ ngày 08/11/2021 - 12/11/2021 là 24 doanh nghiệp; số lao động làm việc trở lại là 2.667 người. Lũy kế đến ngày 12/11/2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 1.685/1.705 (đạt tỷ lệ 99%) với tổng số lao động đang làm việc là 539.859/614.873 người (đạt tỷ lệ 88%). Số dự án vẫn đang tạm ngưng hoạt động là 20 dự án, tổng số lao động chưa làm việc là 75.014 người. Ngoài Khu công nghiệp: Số doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất từ ngày 08/11 - 12/11/2021 là 31 doanh nghiệp; số lao động làm việc trở lại là 3.451 người. Lũy kế đến ngày 12/11/2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ngoài KCN là 401 cơ sở với tổng số lao động đang làm việc là 72.685 người. Trong đó, số doanh nghiệp có số lao động trên 100 lao động (thuộc thẩm quyền chấp thuận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đăng ký hoạt động lại sau Chỉ thị 20/CT-UBND là 209/254 doanh nghiệp (đạt tỷ lệ 82,3%), 63.970/98.897 lao động (đạt tỷ lệ 64,7%). Số doanh nghiệp có số lao động dưới 100 lao động được UBND các huyện, thành phố phê duyệt là 192 doanh nghiệp, 8.715 lao động. Tỉnh Bến Tre: có 3.841 doanh nghiệp đang hoạt động với 92.067 lao động (đạt tỷ lệ 89%/Tổng số doanh nghiệp hoạt động), 46.072 hộ kinh doanh với 82.902 lao động (đạt tỷ lệ 93,1%/Tổng số hộ kinh doanh hoạt động); trong

10

đó có: 05 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với 300 lao động, 3.836 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới với 91.767 lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong tình hình mới. Trong đó doanh nghiệp ngành may hoạt động ổn định trong tình hình mới, tuy nhiên chi phí hàng hóa đầu vào tăng từ 10-30% và đang bị thiếu hụt nguồn lao động. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh đang được tập trung triển khai thực hiện. Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp: Tổng số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp là 170, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 124 doanh nghiệp, 46 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất, tương đương 27,06%. Tổng số lao động hiện có là 45.681, trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 28.570, tương đương 62,54%; Số lao động đang tạm nghỉ là 17.111 lao động, tương đương 37,46%. Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp: Hiện có 860/998 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 86,17% (không tăng so với ngày 16/11 và tăng 650 doanh nghiệp so với thời điểm 18/10), với tổng số lao động là 22.770/33.029 lao động, chiếm 68,94%. https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tinh-hinh-san-xuat-congnghiep-thich-ung-ra-sao-trong-trang-thai-binh-thuong-moi-.html? fbclid=IwAR3Ol69Tana3VFUx_FPfnXbhqKz60OLQLIlTsbWZRFYOSvW4f5 F4J1jk_Go Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội - Đồng chí Lê Văn Thanh, cho biết sự kéo dài và nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19 khiến cho một lượng lớn lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương về các tỉnh lẻ để tránh dịch. Thời gian qua đã có khoảng 1,3 triệu lao động từ Thành phố Hồ Chí Minh và

11

các tỉnh trọng điểm phía Nam về các địa phương. Tuy nhiên, qua khảo sát tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm cho thấy có sự thiếu hụt lao động xảy ra không nhiều vì các công ty, doanh nghiệp chưa hoàn toàn trở lại hoạt động 100%, hiện chỉ có khoảng 70-75% doanh nghiệp, 50-60% lượng lao động so với trạng thái bình thường. Mặt khác nhiều doanh nghiệp đã có chính sách giữ chân lao động, thường xuyên giữ mối liên hệ với người lao động nên mức độ thiếu hụt lao động không đáng kể. Mặc dù vào khoảng thời gian này thiếu hụt lao động chưa xảy ra trầm trọng do các doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất trở lại 100% nhưng dự đoán sự thiếu hụt này có thể tăng vào những tháng đầu của năm 2022 khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại hoàn toàn thì nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao. Bởi lẽ bắt đầu từ tháng 1-2022 là thời điểm mà nhu cầu hàng hóa chuẩn bị cho Tết Nguyên đán rất cao, cần sử dụng nhiều lao động để phục hồi sản xuất, đặc biệt ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự kiến trong năm 2022, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 người. Đồng chí Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho hay, qua nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; cho thấy nhu cầu nhân lực quý IV-2021 cần khoảng 57.000 lao động. Trong đó, nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp gần 30.000 người tập trung: 13,851 người trong các ngành giày da, may mặc; 3.935 người trong ngành cơ khí; 2.248 người trong ngành điện-điện tử; 2.796 người trong chế biến thực phẩm,1.005 người trong ngành bao bì … “Quý I-2022 vừa rơi vào thời điểm đón Tết Nguyên đán, vừa là thời điểm hằng năm các doanh nghiệp cần tuyển nhiều lao động để bổ sung lực lượng lao động chuyển đổi việc làm hoặc người lao động về quê chưa quay trở lại sau Tết. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt nhất, tác động tích cực đến phát triển...


Similar Free PDFs