Tiểu luận KTCT SSH1121 PDF

Title Tiểu luận KTCT SSH1121
Author Quang Nguyen
Course Kinh tế chính trị Mác Lênin
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 18
File Size 344.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 431
Total Views 490

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI---KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--------  -----TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊĐề tài: Vai trò của nền sản phẩm hàng hóa trong sự tăng trưởngkinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trườngGiảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lan HươngSinh viên thực hiện: 1. Trần Công Dương 20...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ---KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-------      -----

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài: Vai trò của nền sản phẩm hàng hóa trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đồng bộ các loại thị trường Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Hương Sinh viên thực hiện:

1. Trần Công Dương

20206829

2. Ngô Văn Bách 3. Lê Quốc Thắng

20206791 20206931

4. Trần Công Đoàn

20206812

5. Nguyễn Minh Quang

20203757

Lớp: 123608

Hà Nội, tháng 05 năm 2021

Mục lục Phần mở đầu Phần nội dung Phần 1: Khái quát lý luận về nền sản xuất hàng hóa thị trường 1.1.

Nền sản xuất hàng hóa

1.2.

Thị Trường

1.3.

Cơ chế thị trường và kinh tế thị trường

Phần 2: Vai trò và tác động của tiến trình đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa 2.1 Giai đoạn trước đổi mới 1986 2.2 Giai đoạn sau đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa, từ 1986 về sau Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của nền sản xuất hàng hóa 3.1 Mục tiêu 3.2 Khuyến nghị Phần kết luận

ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG PHẦN MỞ ĐẦU 1.

Sự cần thiết của đề tài

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong một phạm vi, giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế sản xuất càng phát triển mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hóa là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể của các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất hàng hóa được ví như một mắt xích quan trọng trong guồng máy của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, không những góp phần đắc lực vào quá trình thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế cả về các lĩnh vực khác. Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh tranh như hiện nay, mỗi quốc gia phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước,phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về điều kiện ra đời, đặc trưng ưu thế của sản xuất hàng hóa là vô cùng quan trong trọng , từ đó ta có thể liên hệ với nước ta và làm cho quá trình sản xuất ở nước ta ngày càng phát triển. 2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của nền sản xuất hàng hóa

3.

Phạm vi nghiên cứu

Về mặt thời gian: giai đoạn hiện nay Về mặt không gian: trong cả nước 4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích đánh giá, tổng hợp hợp lý thuyết, phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử, … 5.

Giới thiệu nội dung nghiên cứu

Phần 1: Khái quát lý luận về nền sản xuất hàng hóa thị trường Phần 2: Vai trò và tác động của tiến trình đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của nền sản xuất hàng hóa

PHẦN NỘI DUNG 1. 1.1.

Khái quát lý luận về nền sản xuất hàng hóa và thị trường. Nền sản xuất hàng hoá

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Thứ nhất, phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện thứ nhất chưa đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại. C. Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ đã có sự phân công lao động khá chi tiết, những sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hoá bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. Ở đây không hình thành quan hệ trao đổi, do đó chưa đủ điều kiện để ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Vì vậy, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần, muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai. Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: Sự tách biệt này do sự tồn tại các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng tất cả họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện đó, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán. Đây là điều kiện đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa. Mâu thuẫn cơ bản và ưu thế của nền sản xuất hàng hóa. chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu là việc riêng của Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu tượng có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá. Trong mỗi người, không ai có quyền can thiệp vào. Họ là người sản xuất độc lập. Lao động sản xuất của họ, do đó có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân của họ. Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hoá lại là lao động xã hội, là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội tạo ra mối liên hệ gắn bó những người sản xuất hàng hoá với nhau. Người này sản xuất ra để cho người khác dùng, và ngược lại, họ cần sản phẩm của người khác. Những người sản xuất hàng hoá làm việc cho nhau, thông qua việc trao đổi hàng hoá nên phải quy lại các loại lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Do đó lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.Trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, tính chất xã hội của người lao động, của người sản xuất hàng hoá có thể được xã hội chấp nhận và cũng có thể không được xã hội thừa nhận, không bán được hàng hoá thì có nghĩa là không được xã hội thừa nhận. Tóm lại, một mặt do có phân công lao động xã hội nên có trao đổi và có lao động xã hội; lao động

xã hội biểu hiện thành lao động trừu tượng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị. Mặt khác, do có chế độ tư hữu nên có lao động tư nhân; lao động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, và lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng.Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn. Mâu thuẫn này biểu hiện ra khi: Sản xuất của người sản xuất hàng hoá nhỏ và nhu cầu của xã hội không ăn khớp với nhau Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội, hoặc sản xuất vượt 4 quá khả năng tiêu thụ của xã hội. Trong trường hợp sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội thì sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức là không thực hiện được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do sản xuất dựa trên chế độ tư hữu làm cho người sản xuất không thể biết được xã hội cần những gì và cần bao nhiêu. Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa không phù hợp với mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá mức, xã hội không có khả năng thanh toán, tất nhiên hàng hoá sẽ không bán được. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất "thừa" và là mầm mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá trong tiến trình phát triển của lịch sử. Ưu thế Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bó tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động. Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về quy mô, trình độ kỹ thuật, Công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu...

Vì vậy, sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, v.v.. 1.2 Thị trường Khái niệm: Thị trường trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Phân loại: Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các quốc gia, thị trường chia. thành thị trường quốc nội và thị trường quốc tế: … Căn cứ vào vai trò và vị thế của người mua và người bán trên thị trường, thị trường chia thành thị trường người bán và thị trường người mua … Các chủ thể tham gia thị trường: gồm có người mua, người bán, người môi giới và chủ thể quản lí nhà nước đối với thị trường. 1.3 Cơ chế thị trường và Kinh tế thị trường Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cũng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. 2. Vai trò và tác dụng của tiến trình đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa.

2.1.Giai đoạn trước đổi mới 1986 Đặc điểm mô hình tổ chức kinh tế Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: Có lẽ chúng ta đều thấy rằng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế trong đó việc giải quyết các vấn đề lớn của một nền kinh tế như sản xuất cái gì? sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?, và sản xuất ở đâu? đều được Nhà nước quyết định và điều hành trực tiếp bằng kế hoạch pháp lệnh và thông qua kế hoạch pháp lệnh. Đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: Về vấn đề sở hữu: tồn tại hai hình thức sở hữu: sở hữu công (sở hữu toàn dân) và sở hữu tập thể, Nhà nước không công nhận bất kỳ một hình thức sở hữu nào khác hai hình thức sở hữu trên. Trong nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế hợp tác xã và kinh tế quốc doanh. Do nóng vội xây dựng hình thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không ngừng thực hiện xây dựng, hình thành, duy trì và củng cố hai hình thức sở hữu trên trong một thời gian tương đối dài… Về cơ chế điều hành sản xuất: thực hiện cơ chế tập trung, việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch đều được quyết định một cách trực tiếp từ trên xuống theo kiểu mệnh lệnh. Như vậy trong vấn đề sản xuất cái g ? không được thực hiện thông qua việc thoả thuận giữa người mua và người bán, mà người bán (người sản xuất) trực tiếp quyết định, nghĩa là thực hiện bán cái mình có chứ không bán cái người mua cần. (sự lựa chọn đa dạng của người mua không được đáp ứng, không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của con người phát triển),… Dẫn đến tồn tại một sức ì lớn trong nền kinh tế. Nhà nước không công nhận cơ chế thị trường (thực hiện phân phối theo tem phiếu, cấp phát…), dẫn đến thị trường không phát triển, thông tin thị trường không chính xác (bị bóp méo) Nhà nước nắm giữ mọi cơ sở kinh tế, lập kế hoạch chỉ huy các hoạt động kinh tế Kết quả hạn chế của kinh tế:

Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ những mặt hạn chế như: Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Triệt tiêu động lực lao động, không kích thích tính năng động của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, còn làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên qun liêu, lộng quyền, hách dịch. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó làm cho nền kinh tế nhước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. Được thể hiện rõ như kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình quân hàng năm chỉ tăng 3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%; không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng; siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 19761985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19-92%. Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% và đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn Mặt khác các loại thị trường lúc này cũng bộc lộ những hạn chế như nó phủ định thị trường tự do kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nước nhà cùng với đó là hạn chế tiếp cận khoa học kĩ thuật bên ngoài. Nền kinh tế bao cấp gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, kìm hãm khả năng , động lực lao động sáng tạo , phụ thuộc vào nền kinh tế nhà nước quá nhiều. Ngoài ra chúng còn vi phạm phạm quy luật thị trường 2.2 Giai đoạn đổi mới sang nền sản xuất hàng hóa, từ 1986 về sau. Đặc điểm mô hình tổ chức kinh tế: Mô hình kinh tế thị trường – xã hội: Mô hình này được thực hiện thành công ở khá nhiều nước Tây - Bắc Âu, điển hình là Đức (quê hương của mô hình kinh tế thị trường - xã hội), Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan. Xét theo tính chất đặc trưng, mô hình này còn có mặt ở một số nước khác như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp và Bỉ với những mức độ khác nhau.

Về nguyên tắc, mô hình kinh tế thị trường - xã hội thừa nhận các yếu tố cơ bản phổ biến của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, so sánh với mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình này có hai đặc trưng nổi bật. Coi các mục tiêu xã hội và phát triển con người (công bằng xã hội, phúc lợi cho người nghèo và cho người lao động, quyền tự do phát triển của mọi người dân, v.v.) là mục tiêu của chính quá trình phát triển kinh tế thị trường; Nhà nước dẫn dắt nền kinh tế thị trường phát triển không chỉ nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội. Với những đặc trưng trên, tuy mô hình kinh tế thị trường - xã hội là một biến thể của nền kinh tế TBCN, song nó phản ánh một xu thế tất yếu của sự phát triển. Đó là: đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, tự kinh tế thị trường không thể giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề phát triển, nhất là các mục tiêu phát triển xã hội và con người. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN: Loại mô hình kinh tế thị trường này hiện đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt Nam - kinh tế thị trường định hướng XHCN; và Trung Quốc - kinh tế thị trường XHCN). Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , loại thị trường mang nhiều điểm tích cực Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng : Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Về Quy mô nền kinh tế thì tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Từ đó đời sống xã hội cũng tốt hơn,tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường: hội nhập kinh tế mở rộng thị trường, phát triển đa dạng các ngành hàng, phát triển đồng bộ các thị trường tài chính - thị trường đầu tư - thị trường hàng hóa dịch vụ. Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế.Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP). Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, quan hệ kinh tế thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta... Chưa bao giờ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của Việt Nam lại phát triển sâu rộng và đa dạng như ngày nay. 3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của nền sản xuất hàng hóa.

3.1 Mục tiêu. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô. Đây là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực tế nhà nước giữ vai trò chủ đạ...


Similar Free PDFs