Tiểu luận KTCT trường đại học Ngoại thương Hà Nội PDF

Title Tiểu luận KTCT trường đại học Ngoại thương Hà Nội
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 406.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 254

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊo0oTIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊNỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM; VỊ TRÍ, VAITRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂNSinh viên thực hiện: Nông Nguyệt Anh Mã sinh viên: 2114730005 Lớp tín chỉ: TRI115. Lớp hành chính: Pháp 3 – TPTM – K Giảng viên hướng d...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *****o0o*****

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM; VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN Sinh viên thực hiện: Nông Nguyệt Anh Mã sinh viên: 2114730005 Lớp tín chỉ: TRI115.13 Lớp hành chính: Pháp 3 – TPTM – K60 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà

Hà Nội - 11/2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………..…………2 NỘI DUNG………………………………………………………..……….3 I.NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM…………..3 1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần……………………………….……………..……3 a)

Thành phần kinh tế là gì?.....................................3

b)

Tính tất yếu khách quan của thành phần kinh tế..3

c)

Vai trò của nền kinh tế thành phần…………….…3

2. Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…………………….……...…..4 II.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN..6 1. Khái quát thành phần kinh tế tư nhân…………...……..6 a)

Khái niện thành phần kinh tế tư nhân.……….…..6

b)

Các hình thức của thành phần kinh tế tư nhân….6

2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân……….…..…….7 3. Những khó khăn và giải pháp để nâng vị thế của nền kinh tế tư nhân……………………………..………………..8 a) Những khó khăn, hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân……………………………………………………….8 b) Nguyên nhân gây ra những khó khăn…………...10 c) Giải pháp để phát triển bền vững kinh tế tư nhân…………………………………………………………11 KẾT LUẬN………………………………………………………………16 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………17

1

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh ngày nay, ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều xác định kinh tế tư nhân là động lực, xương sống của nền kinh tế. Từ đó các nhà nước đều tạo mọi điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển. Nhờ vậy, giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đều đạt hai con số, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Đồng thời, bằng chính sách điều tiết thu nhập các giai tầng trong xã hội, khát vọng làm giàu của con người ở các quốc gia phát triển là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, tạo tiềm lực tài chính để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội tiến bộ, điển hình là Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy,… Điều đó càng cho thấy, để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng thiếu cân bằng cần thiết, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới thiết bị,… thì nước nhà phải đặt kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước ở đúng vị thế của nó. Tại Hội nghị Trung ương 5 (Khóa XII), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “ Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng, có đóng góp to lớn trong việc tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm cho người lao động,… Chính vì những tác động to lớn đó mang lại về cho nước nhà nên em đã quyết định chọn đề tài: “ Nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam; vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân”. Mặc dù rất cố gắng song bài tiểu luận vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. 2

NỘI DUNG I. NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần a)

Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. b)

Tính tất yếu khách quan của thành phần kinh tế

Trong thời kì quá độ lên CNXH, nước ta vẫn còn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, chưa thể cải biến ngay được; đồng thời, trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới lại xuất hiện một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,… Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ. Không chỉ vậy, nguyên nhân cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất định. Thời kì quá độ ở nước ta, do trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp, tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, lại phân bố không đồng đều giữa các ngành, các vùng,… nên tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế. 3

c)

Vai trò của nền kinh tế thành phần

Nền kinh tế nhiều thành phần có một vai trò to lớn vì: Một là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hai là, nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạng độc quyền. Điều này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đồng thời nâng cao đời sống xã hội của nhân dân. Ba là, tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những “cầu nối”, trạm “trung gian” cần thiết để đưa nước ta sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bốn là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước. 2. Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở nguyên lý ba thành phần kinh tế chủ yếu mà V.I.Lenin đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ (kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế của những người

4

sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân), tùy hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu thành phần của từng giai đoạn cho phù hợp. Qua thực tiễn của quá trình đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phần. Đó là: -

Kinh tế nhà nước

-

Kinh tế tập thể

-

Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)

-

Kinh tế tư bản nhà nước

-

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

* Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. * Kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên cơ sở các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo các nguyên tắc; hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. * Kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. 5

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm: - Kinh tế cá thể, tiểu chủ: dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất - Kinh tế tư bản tư nhân: dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê * Kinh tế tư bản nhà nước: Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh. * Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta. II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN 1. Khái quát thành phần kinh tế tư nhân a) Khái niệm thành phần kinh tế tư nhân Thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. b) Các hình thức của thành phần kinh tế tư nhân • Kinh tế cá thể, tiểu chủ Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn 6

chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động. • Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kì quá độ ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bn với kinh tế thị trường, do đó s có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. 2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân * Tạo nguồn thu vào ngân sách nhà nước, cùng với đó là tạo ra tiềm năng về tăng nguồn vốn, nội lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân Trong bài báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) về “Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới”, giai đoạn từ 2011 đến nay, khối kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng về cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2014, mỗi năm có khoảng 70 nghìn doanh nghiệp được thành lập thì đến giai đoạn 2015 – 2020 con số này đã tăng lên 122 nghìn doanh nghiệp thành lập mỗi năm. Trong tháng 9 đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19, nhưng cả nước vẫn có hơn 85 nghìn doanh nghiệp mới thành lập. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. * Huy động các nguồn lực xã hội

7

Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 30-49% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước. * Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp nhất là công nghiệp, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. * Tăng năng suất, thu nhập quốc dân và thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế Công nghệ và trình độ quản lý được cải thiện dẫn tới sự gia tăng năng suất lao động. Không những thế, nhờ có những công nghệ tiên tiến, hiện đại đã tạo ra nhiều sản phẩm hơn, có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, có tính năng đa dạng hơn và giá thành cũng rẻ hơn so với trước đây. Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện ngày càng thu hút người tiêu dùng. Do sự tiêu thụ được tăng lên mà các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp thêm một 8

luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được đưa ngay vào sản xuất, từ đó đóng góp của các ngành này vào GDP cũng tăng lên. Ngày càng xuất hiện nhiều các công ty, doanh nghiệp nhỏ có khả năng cạnh tranh để thúc đẩy các công ty đề cao chất lượng sản phẩm, kỹ thuật. Do đó kinh doanh trong nước ngày càng phát triển thuận lợi, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thân thiện; nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế * Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trong nước Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mọc lên tạo nên sự cạnh tranh cho nhau. Chính vì thế, để có thể tồn tại lâu dài, các doanh nghiệp phải thay đổi chiến thuật, đổi mới cả quá trình sản xuất của mình nhằm nâng cao trình độ lao động, mẫu mã, chất lượng sản phẩm và phương pháp quản lý để có thể đứng vững trên thị trường. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước thể hiện năng lực, sức mạnh của mình. Cạnh tranh góp phần làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sản phẩm. 3. Những khó khăn và giải pháp để nâng vị thế của nền kinh tế tư nhân a) Những khó khăn, hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân Thứ nhất, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, biểu hiện ở năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động còn khá thấp. Theo đó, “năng suất lao động bình quân của khu vực kinh tế tư nhân năm 2020 chỉ bằng 34% năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước và khoảng 69% năng suất lao động của doanh nghiệp FDI”. Trong danh sách 10 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất, có 5 doanh nghiệp nhà nước, 5 doanh nghiệp FDI, không có doanh nghiệp tư nhân mặc dù số lượng gấp nhiều lần so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Đa số doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa. Mặc dù 9

chiếm ưu thế về số lượng, nhưng tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 50% tổng số tài sản cố định và đầu tư dài hạn của toàn bộ khối doanh nghiệp. Thứ hai, sự liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp tư nhân còn yếu, tính co cụm còn cao, kể cả những tập đoàn kinh tế lớn cũng khá đơn điệu, chưa triển khai được các hình thức liên kết “mềm” khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ của nền kinh tế chia sẻ hiện nay. Hoạt động của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tư nhân tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực, như dịch vụ bất động sản, nhà hàng, khách sạn, các ngành nghề thu hồi vốn nhanh. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới rất ít. Tính đến tháng 6/2018, cả nước có 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước, nhưng các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp với số lượng 7.600 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp trong chuỗi ngành liên quan đến những ngành như chế biến nông sản, cung cấp nguyên liệu đầu vào, dịch vụ thương mại…. Có thể thấy, Việt Nam thiếu những doanh nghiệp “đầu tàu” để tham gia đầy đủ vào chuỗi sản xuất, giá trị toàn cầu. Thứ ba, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%)... Thứ tư, khu vực kinh tế tư nhân thiếu những doanh nghiệp “đầu tàu”, do vậy, khả năng liên kết, tạo ra tiếng nói chung để nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia một số chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước

10

ngoài, trong khi đó số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp chưa khai thác, tận dụng hết lợi thế này. b) Nguyên nhân gây ra những khó khăn Một là, cách hiểu và tiếp cận của kinh tế tư nhân không đầy đủ những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phần lớn là hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo kinh nghiệm, thiếu dự báo và chạy theo thị trường kiểu đầu tư “mì ăn liền” nên thường gặp rủi ro. Hai là, tính chuyên nghiệp thấp, công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất manh mún, số lượng nhiều nhưng chưa mạnh, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; hộ kinh doanh tuy nắm bắt thị trường nhanh, nhưng cũng dễ bị tổn thương khi thị trường gặp biến cố. Ba là, tính nhất quán trong thực thi chính sách, văn bản luật của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn và chính quyền địa phương về các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của kinh tế tư nhân chưa cao. Mặc dù Chính phủ đã cắt giảm đáng kể các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn chồng cho, buông lỏng trong quản lý, vướng mắc về thể chế, chính sách, thủ tục hành chính khá phiền hà, phức tạp. Bốn là, kinh tế tư nhân gặp khó khăn về tiếp cận đất đai, giá đất giữa các địa phương, vốn tín dụng ngân hàng, đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và sử dụng lao động lành nghề; thiếu nhà ở tập thể và các điều kiện sinh hoạt cần thiết cho người lao động ở các doanh nghiệp quy mô lớn. Năm là, vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự hiệu quả, chậm đổi mới theo yêu cầu thực tiễn; chưa làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động. 11

c) Giải pháp để phát triển bền vững kinh tế tư nhân * Thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân Thống nhất nhận thức cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao nhận thức, hiểu đúng chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân của Đảng là vấn đề chiến lược, nhất quán, lâu dài trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta. Đồng thời, cần thống nhất nhận thức rằng, sự ghi nhận và khẳng định đóng góp của thức rằng, sự ghi nhận và khẳng định đóng góp của kinh tế tư nhân dù quan trọng thế nào đối với phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay, không phải là căn cứ để “lấy kinh tế tư nhân làm trung tâm”,hay khẳng định kinh tế tư nhân“đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước”. Từ đó, khắc phục cả sự nghi kỵ lẫn ảo tưởng vào sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân để cổ suý cho tư nhân hóa nền kinh tế nước ta, hòng làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của đất nước. * Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát t...


Similar Free PDFs