Tiểu-luận-KTE311.1 Đánh giá quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam PDF

Title Tiểu-luận-KTE311.1 Đánh giá quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam
Author Phương Trần
Course Kinh tế đầu tư
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 41
File Size 2.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 10
Total Views 53

Summary

Trần Hồng Ngọc 1914410157 Nguyễn Hà My Nguyễn Thị Minh Anh Vũ Thị Hương Đỗ Hữu ĐứcMỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦUTừ khi bắt đầu hành trình đổi mới vào năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam không những về cơ bản đã vượt qua được những tàn dư để lại từ giai đoạn trước, mà còn liên tiếp chinh phục được nhiều đỉnh ...


Description

Trần Hồng Ngọc Nguyễn Hà My Nguyễn Thị Minh Anh Vũ Thị Hương Đỗ Hữu Đức

1914410157

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 3 BỐI CẢNH VIỆT NAM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ................................ 4 1.1 Mục đích và phạm vi phân tích ...................................................... 4 1.1.1 Tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế 4 1.1.1.1 Khái niệm: ........................................................................... 4 1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. .. 5 1.2 Bối cảnh Việt Nam ........................................................................... 5 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM .............................................................................................................. 7 1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế ............. 7 1.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ........................................................ 7 1.3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế ........................................................ 11 1.4 Tỉ lệ tiết kiệm ................................................................................. 13 1.5 Tỉ lê lạm phát ................................................................................. 16 1.6 Dân số ............................................................................................. 18 1.6.1 Quy mô dân số ......................................................................... 18 1.6.1.1 . Về thuận lợi: .................................................................... 18 1.6.1.2 . Về khó khăn: .................................................................... 19 1.6.2 Tuổi thọ .................................................................................... 22 1.7 Giáo dục .......................................................................................... 24 1.7.1 Tỉ lệ dân số biết chữ ................................................................. 24

1.7.2 Tỉ lệ tốt nghiệp ......................................................................... 26 1.8 Mức độ bất bình đẳng thu nhập................................................... 27 KẾT LUẬN ................................................................................................. 35 PHỤ LỤC .................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 38

2

LỜI NÓI ĐẦU Từ khi bắt đầu hành trình đổi mới vào năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam không những về cơ bản đã vượt qua được những tàn dư để lại từ giai đoạn trướ c, mà còn liên tiếp chinh phục được nhiều đỉnh cao ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực và cả trên thế giới trong nhiều năm. Cùng với chu kỳ biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều khoảng thời gian khó khăn, biến cố. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế đã không rơi xuống quá sâu mà nhanh chóng hồi phục để tiến lên phía trước. Để có cái nhìn sâu và rộng hơn về tăng trưởng kinh tế, nhiều khía cạnh khác nhau cần được đưa ra xem xét kỹ lưỡng để tránh bỏ sót hay sai lệch. Tiết kiệm, lạm phát, dân số, thu nhập hay bất bình đẳng đều là những yếu tố quan trọng. Hiểu được điều này, nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu và phân tích, đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm gần đây, cùng các yếu tố liên quan để có cái nhìn đa chiều nhất. Nhóm chúng em xin gửi lời em cảm ơn chân thành đến TS. Hoang Hương Giang đã nhận xét, góp ý để đề tài nghiên cứu có thể đi đúng hướng nhất. Với bản báo cáo đầy đủ này, chúng em hy vọng cô có thể cho chúng em những nhận xét, đánh giá để chúng em có thể hoàn thiện báo cáo này cũng như rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong những lần làm báo cáo khác trong tương lai. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

1

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010-2020 .............................................. 5 Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1986-2020 ................................. 8 Hình 3: Tăng trưởng dựa vào tích lũy vốn ..................................................... 9 Hình 4: Tăng trưởng dịch chuyển theo chiều sâu .......................................... 9 Hình 5: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020 ..................................................... 10 Hình 6: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn 1986-2009 ................................ 12 Hình 7: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn 2010-2020 ................................ 12 Hình 8: Tỷ trọng sử dụng lao động các ngành ............................................. 13 Hình 9: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP mỗi năm ............. 13 Hình 10: Tổng tiết kiệm quốc nội trên GDP ................................................. 14 Hình 11: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 1990-2020 ............................. 16 Hình 12: Quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ............................ 18 Hình 13: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong các khu vực ..... 20 Hình 14: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi phân theo trình độ đào tạo ............... 21 Hình 15: Tuổi thọ trung bình người Việt qua các năm ............................... 22 Hình 16: Tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi ...................................................... 24 Hình 17: Tỷ lệ dân số biết chữ theo giới tính ............................................... 24 Hình 18: Tỷ lệ dân số biết chữ phân theo khu vực ...................................... 25 Hình 19: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT giai đoạn 2001-2020 ................................. 26 Hình 20: Hệ số GNI 2002-2020 ...................................................................... 27 Hình 21: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị và nông thôn..... 29 Hình 22: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại Việt Nam 2016-2020 ......................... 33 Hình 23: Tỷ lệ hộ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ................................ 33

2

CÁC TỪ VIẾT TẮT GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa GNP (Gross National Product): Tổng sản phẩm quốc gia ICOR (Incremental capital-output ratio): Hệ số hiệu quả sử dụng vốn GINI (Gini coefficient): Hệ số bất bình đẳng thu nhập FDI (Foreign Direct Investment): V ốn đầu tưu trực tiếp nước ngoài TFP (Total Factor Productiivity): Năng suất nhân tố tổng hợp PPP (Public-Private Partnership): Đầu tư theo hình thức đối tác công tư NDI: Thu nhập quốc gia khả dụng

3

BỐI CẢNH VIỆT NAM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1 Mục đích và phạm vi phân tích 1.1.1 Tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm: CHƯƠNG 1: Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian, được biểu hiện ở quy mô và tốc độ: • Quy mô tăng trưởng: Phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít • Tốc độ tăng trưởng: Được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các kì. Phát triển kinh tế (economic development) có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế, bao gồm: •

Tăng trưởng kinh tế



Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại



Đảm bảo công bằng xã hội

Như vậy, nếu coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về lượng thì phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Tiêu chí để đánh giá phát triển kinh tế bền vững: •

Sự tăng trưởng kinh tế ổn đinh



Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội

4



Khai thác hợp lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng sống.

1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các mô hình lý thuyết về tăng trưởng, khác nhau theo các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chính là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai), tri thức, công nghệ và kỹ năng của người lao động. Từ những yếu tố trên, bài tiểu luận của nhóm sẽ tập trung phân tích, đánh giá tăng trưởng và phát triển qua các yếu tố sau: -

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành

-

Tỷ lệ tiết kiệm + tỷ lệ lạm phát

-

Quy mô dân số, tỷ lệ nữ giới, nam giới trong độ tuổi lao động, tuổi thọ

-

Tỷ lệ dân số biết chữ, tỷ lệ tốt nghiệp

-

Mức độ bất bình đẳng trong thu nhập (tuyệt đối, tương đối)

1.2 Bối cảnh Việt Nam Hình 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010-2020

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. 5

Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên. Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp.

6

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 1.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế 1.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong suốt những năm 1986 - 2020 nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng dương, đặc biệt duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 1990 -1997 (tăng trưởng bình quân thời kì đạt gần 8.4%). Quy mô nền kinh tế (tính theo PPP 2010) tăng đáng kể, từ 24 tỷ USD năm 1986 lên đến 206.7 tỷ USD năm 2020 (gần gấp 9 lần). Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người (PPP 2010) cũng tăng đều đặn qua các năm, từ mức 385$/người lên 2123$/người (tăng gần gấp 5 lần) trong giai đoạn 1986 -2020 theo đó, tỷ lệ nghèo (sống dưới 1.90 USD mỗi ngày) đã giảm từ hơn 60% trong những năm 1980 xuống dưới 5% vào năm 2020. Trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt trong một số năm đầu, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởn giảm mạnh so với thời kỳ trước. Tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm giai đoạn 2006-2010 là 6.15% giảm xuống 5.83% trong giai đoạn 2011-2015.Dù tăng trưởng đã phục hồi kể từ 2012 nhưng vẫn bị đánh giá là ở mức khiêm tốn và thấp hơn so với mức tiềm năng. Trong ngắn hạn, sự tăng trưởng trầm lắng là do lực cầu nội địa ở Việt Nam còn yếu ớt (World Bank, 2014). Trong hai năm gần đây, 2019-2020, do tác động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, VN tuy không giữ được mức tăng trưởng cao như những thời kỳ trước đó nhưng vẫn may mắn đạt tốc độ tăng trưởng dương 2.91% năm 2020.

7

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1986-2020 GDP and GDP per capita GDP (constant 2010 Billion US$)

GDP per capita (constant 2010 US$) 2500

200

2000

150

1500

100

1000

50

500

USD

BILLION USD

250

0 2020

2018

2016

2014

2012

2010

2008

2006

2004

2002

2000

1998

1996

1994

1992

1990

1988

1986

0

Hình 1. GDP và GPD bình quân đầu người

Nguồn: World Bank.

Hình 4. Tốc độ tăng trường GDP giai đoạn 1986-2020 Nguồn: World Bank và nhóm tiểu luận tự tính toán

So sánh với giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20112020 thấp hơn rõ rệt. Tăng trưởng GDP có xu hướng phục hồi chậm, thiếu ổn định và thấp hơn mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 (khoảng 78%/năm). Con số này không chỉ thấp so với tiềm năng và mà còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa (Relationship between the State and the market and insitutional reform in Viet Nam1, pp. 105 -108). Hơn nữa những bất ổn trong kinh tế vĩ mô cho thấy tăng trưởng của Việt Nam còn rất mong manh, dễ bị ảnh hưởng bởi những diễn biến và thay đổi bên ngoài đang diễn ra hết sức phức tạp. Xét về con số tuyệt đối, mức thu nhập của Việt Nam còn khiêm tốn ngay cả khi so sánh với các nước trong cùng khu vực Asean, mức chênh lệch so với các nước có mức thu nhập thấp hơn là không đáng kể trong khi khoảng cách so với mức trung bình của các nước đang phát triển ở Châu Á đang tăng lên (Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2020).

1

Ấn phẩm: Relationship between the State and the market and insitutional reform in Viet Nam (2020) pp. 105 -108. NXB Thanh Niên.

8

Chất lượng của quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1990 -2020. Điều này thể hiện thông qua đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP cũng như chỉ số hiệu quả của vốn đầu tư (ICOR) và chỉ số năng xuất lao động. Giai đoạn 1990-2020: Tăng trưởng ngày càng dựa vào yếu tố đầu vào sản xuất nhiều hơn. Nếu như những năm đầu chuyển đổi của Việt Nam được đánh dấu bằng "tăng trưởng với nguồn lực hạn chế" thì những năm 2000 -2010 có thể gọi tên là "dư thừa nguồn lực với tăng trưởng hạn chế" (Báo cáo Phát triển Việt Nam 20122). Trong những năm đầu thập niên 90 sự tăng trưởng mạnh mẽ của nước ta chủ yếu từ 40-60% là nhờ tăng năng suất, phần còn lại là nhờ tích lũy yếu tố tư liệu sản xuất. Kể từ những năm 2000, thời kỳ mà Việt Nam đón nhận dòng vốn cao kỳ lục, tăng trưởng Việt Nam ngày càng dựa vào tích lũy vốn, thậm chí trong giai đoạn 2005-2010 vai trò của TFP hầu như xuất hiện trong tăng trưởng GDP. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012, sự lệ thuộc thái quá vào tích lũy vốn để tăng trưởng nhanh là không bền vững bởi điều này luôn có giới hạn trong việc hỗ trợ cho một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh như Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng trưởng trưởng tích lũy vốn dựa trên cơ sở tăng trưởng tín dụng nhanh cũng dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô. Hình 5: Tăng trưởng dựa vào tích lũy vốn

Nguồn: CIEM

2

Hình 6: Tăng trưởng dịch chuyển theo chiều sâu

Nguồn: GSO

Ấn phẩm: Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (2012). Báo cáo phát triển Việt Nam 2012. pp. 15-

18.

9

Giai đoạn 2011 - 2020: Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu thể hiện ở mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP đã tăng mạnh từ 21,5% (năm 2011) lên 45,2% (năm 2018). Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,42% (vượt cả kỳ vọng ước tính đạt 43,5%) và cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 2011-2015 (Niên giám thống kê 20203). Tỷ trọng đóng góp của vốn vào GDP đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy việc giảm sự phụ thuộc vào việc tích lũy vốn để tăng trưởng. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có dấu hiệu cải thiện. Đường ICOR có xu hướng ngày càng nới rộng trong giai đoạn 1995 - 2010 thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư ngày càng giảm. Trái với đó, giai đoạn 2011- 2019, dường ICOR ngày càng co lại và đạt mức thấp nhất tại năm 2019 với con số 4.74. Hnh 7: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020

Nguồn: GSO và nhóm tiểu luận tự tính toán Cụ thể, hệ số ICOR giảm từ 5.33 năm 2011 xuống 4.84 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 4.95, thấp hơn so với hệ số 5.39 của giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, do bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề từ dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào 3

Ấn phẩm: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020 (2020), NXB Thống kê.

10

sử dụng chưa phát huy năng lực tốt như nền kinh tế ở trạng thái bình thường nên hệ số ICOR tăng đột ngột, đạt 11.84. Năng suất lao động của Việt Nam cải thiện đáng kể từ mức 55.2 triệu VNĐ/người năm 2011 lên 102 triệu VNĐ/người năm 2018. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 4,3% và tăng lên 5,8% trong giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam vẫn ở mức rất thấp. Theo Relationship between the State and the market and insitutional reform in Viet Nam4 (2020) tính theo PPP 2011, năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam là 10,232 USD, chỉ tương đương với khoảng 7,2% của Singapore; 18,5% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% năng suất lao động của Indonesia và 55% năng suất lao động của Philippines. Đang chú ý hơn nữa, khoảng cách năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước khác đang tiếp tục gia tăng. 1.3.2 Cơ cấu các ngành kinh tế Vào cuối những năm 1990, thành công của cải cách kinh doanh, thương mại và nông nghiệp đã thể hiện rõ ràng. Ngay trong những thập kỷ sau Đổi mới, sự dịch chuyển ra khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra mạnh mẽ với tỷ trọng của ngành trong GDP giảm từ hơn 40% vào cuối những năm 1980 xuống dưới 15% GDP ngày nay. Đồng thời, tỷ trọng của khu vực sản xuất à dịch vụ tăng nhanh kể từ đầu những năm 1990.

4

Nguồn trùng (k trích lại nữa khỏi nhầm nhé).

11

Hình 8: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn 1986-2009

Hình 9: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn 2010-2020

Nguồn: GSO

Các xu hướng dịch chuyển trong GDP như vậy cũng được tương đồng với các xu hướng trong việc làm. Việc tạo việc làm nhanh chóng và mức lương tăng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã khiến lao động nước ta ngày càng kéo khỏi khu vực nông nghiệp và hầu như tất cả các công việc mới đều được tạo ra trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2017, tỷ trọng của lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn dưới 40% trong khi khu vực dịch vụ và công nghiệp lần lượt đạt 35.34% và 27.44%. Tuy có sự dịch chuyển lao động như vậy nhưng năng suất lao động chung trong ngành nông,lâm và thủy sản không hề sụt giảm mà trái lại các con số này cho thấy các tín hiệu tích cực đến từ chuyển đổi cơ cấu ngành. Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, năng suất lao động trong khu vực này liên tục tăng từ mức 78.9 triệu VNĐ/người (năm 2015) lên 93....


Similar Free PDFs