Tiểu luận lãnh đạo_K45_2021 PDF

Title Tiểu luận lãnh đạo_K45_2021
Author Linh Xuân
Course Lãnh đạo
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 282.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 86
Total Views 811

Summary

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊTiểu luận kết thúc học phầnLÃNH ĐẠOCHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG CÁCH LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢCHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KÌ 4.Giảng viên: Trần Hà Triêu BìnhSinh viên: Nguyễn Xuân LinhLớp: ADKhóa: KMail: [email protected]ỤC LỤCCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Lý do thực hiện nghiê...


Description

0

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

Tiểu luận kết thúc học phần

LÃNH ĐẠO CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG CÁCH LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KÌ 4.0

Giảng viên: Trần Hà Triêu Bình Sinh viên: Nguyễn Xuân Linh Lớp: AD005 Khóa: K45 Mail: [email protected]

1

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu………………………………………………………..3 1.2. Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo………………………………3 1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu……………………………………………………….3 1.4. Nội dung chính…………………………………………………………………….3 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2.1. Phong cách lãnh đạo nào sẽ đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 2.1.1

Khái

niệm

về

phong

cách

lãnh

đạo………………………………………4 2.1.2

Các

phong

cách

lãnh

đạo…………………………………………………5 2.1.2.

Phong

cách

lãnh

đạo

của

Phạm

Nhật

Vượng…………………………….7 2.1.4. Phong cách lãnh đạo nào sẽ đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt

Nam

hiện

nay………………………………………………………………9 2.2 Cách tiếp cận theo tình huống nên áp dụng như thế nào để xây dựng sự lãnh đạo hiệu quả? 2.2.1

Cách

tiếp

cận

theo

tình

huống…………………………………………….9 2.2.2

Áp

dụng

cách

huống………………………………….11

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

tiếp

cận

theo

tình

2

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Tóm tắt Lãnh đạo là rất quan trọng đối với bất kì công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là một nhóm nhỏ nào. Đúng vậy, họ là người đứng đầu để truyền cảm hứng, giữ linh hồn và dẫn dắt tổ chức đi lên. Một tổ chức muốn thành công thì không thể thiếu vai trò của người lãnh đạo. Mục tiêu của chủ đề này nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phong cách lãnh đạo cũng như tìm hiểu những cách lãnh đạo hiệu quả nhất cho doanh nghiệp Việt Nam ở thời kì 4.0 hiện nay. Cung cấp kiến thức về cách tiếp cận theo tình huống để vận dụng và xây dựng sự lãnh đạo một cách hiệu quả. Đồng thời, liên hệ thực tiễn để có cái nhìn khách quan nhất. Từ khóa: Mô hình tình huống của Fiedler, Phạm Nhật Vượng, Phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin, Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersay và Blanchard.

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu Bất kì một công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí một nhóm nhỏ muốn phát triển đều cần thiết có một người lãnh đạo để dẫn dắt, truyền cảm hứng và đưa tổ chức đi lên. Như vậy, lãnh đạo có vai trò rất quan trọng và quyết định sự sống còn, phát triển của tổ chức. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ thúc đẩy cá nhân hay tổ chức làm việc có hiệu quả và nhanh chóng đạt được những mục tiêu nhất định và ngược lại. Tổng thống Mỹ Dwight D.Eienhower từng phát biểu rằng “Làm lãnh đạo là một nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất công việc của những người khác nhằm đạt mục tiêu chung”. Thật vậy, không phải ai sinh ra cũng đều có tài lãnh đạo. Phần lớn, những người lãnh đạo giỏi đều qua quá trình học hỏi, trau dồi để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức vững chắc. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tầm quan trọng của lãnh đạo, tôi chọn đề tài “Xây dựng cách lãnh đạo hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam thời kì 4.0” 1.2. Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo Đề tài này sẽ cung cấp kiến thức để xây dựng phong cách lãnh đạo và áp dụng cách tiếp cận tình huống như thế nào trong bối cảnh hiện nay. Nhằm giúp chúng ta có cơ sở tham khảo, nhận xét, điều chỉnh, rèn luyện những thói quen, tính cách của bản thân để lãnh đạo hiệu quả hơn. 1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu

4

Vấn đề nghiên cứu của đề tài này là xây dựng phong cách lãnh đạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thời kì 4.0 1.4 Nội dung chính Đề tài bao gồm 3 nội dung chính: - Phong cách lãnh đạo nào sẽ đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? - Cách tiếp cận theo tình huống nên áp dụng như thế nào để xây dựng sự lãnh đạo hiệu quả? - Liên hệ thực tiễn doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 2.1. Phong cách lãnh đạo nào sẽ đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? 2.1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo Theo Andre Maurois: “ Phong cách là dấu hiệu của một tính khí đã được định hình như dấu vân tay của mỗi người” Có thể hiểu, phong cách là tính phổ quát về cách thức để một người thực hiện một hoạt động nào đó có cùng tính chất hoạt động. Mỗi người đều có một phong cách để làm việc khác nhau. Đứng trước những tình huống khác nhau thì mỗi người đều có một cách xử lý khác mà bản thân họ cảm thấy đã định hướng rõ ràng. Điều đó dần trở thành lối sống và phong cách riêng của họ. Có rất nhiều khái niệm để nói về hoạt động lãnh đạo nhưng có thể hiểu lãnh đạo là một quá trình hoạt động trong xã hội. Mỗi người đều có những cách thức lãnh đạo khác nhau tạo nên phong cách lãnh đạo riêng đặc trưng cho mình. Phong cách lãnh đạo được hình thành dựa trên yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị, tiêu chuẩn cá nhân, yếu tố văn hóa, chuẩn mực chung,… Ngoài ra thì còn phụ thuộc vào nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực và môi trường hoạt động. Phong cách lãnh đạo là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo vì: - Nó thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo. Đồng thời còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động vào người khác của nhà lãnh đạo.

5

- Đây được xem như là một cách thức để nhà lãnh đạo làm việc hướng đến mục tiêu tổ chức. - Nó còn là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ - Bên cạnh đó còn là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện Sự thành công hay thất bại của một tổ chức đều phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn phong cách lãnh đạo của nhà quản trị chứ không hẳn chỉ phụ thuộc về về công nghệ, kỹ thuật, kết cấu cơ sở hạ tầng, vốn,… Thực tế, mỗi nhà lãnh đạo đều có một phong cách lãnh đạo riêng. Nó thường được biểu hiện thông qua các chỉ đạo, hướng dẫn, tạo động lực cho nhân viên, ra quyết định,… Vậy nhà lãnh đạo nào cũng nên cần cho bản thân một phong cách lãnh đạo trong mọi trường hợp hay cần phải thích ứng với nhiều phong cách lãnh đạo khác trong từng trường hợp khác nhau? Chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua những phần dưới đây. 2.1.2 Các phong cách lãnh đạo. Có rất nhiều cách phân loại phong cách khác nhau. Mục đích phân loại là tìm ra những phương thức làm việc, viết ra những quy luật nhằm phát triển khoa học quản lí. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về 3 phong cách lãnh đạo cơ bản theo nghiên cứu của Kurt Lewin bao gồm: phong cách lãnh đạo chuyên quyền (độc đoán), phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do. * Phong cách lãnh đạo chuyên quyền ( độc đoán): Steve Jobs từng nói “ Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó anh ta cần một nhà độc tài thông thái”. Ở phong cách lãnh đạo chuyên quyền (độc đoán) thì nhà lãnh đạo có toàn bộ quyền lực trong tay và họ có quyền đưa ra những quyết định, giao nhiệm vụ cho nhân viên cấp dưới của mình để hoàn thành công việc mà không hề lắng nghe những ý kiến, mong muốn, đề xuất của nhân viên. Thậm chí là họ quản lí bằng ý chí của bản thân, sẵn sàng trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi

6

thành viên trong tập thể. Ở phong cách này, công việc được thực hiện theo quy trình và có xu hướng cứng nhắc, không linh hoạt. Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán như sau: - Người lãnh đạo là người ra lệnh, công việc quản lí tổ chức đều do họ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định, điều chỉnh, kiểm tra. - Người lãnh đạo là người quyết đoán và tích cực. Họ có khả năng dứt khoát trong việc đồng ý hay không. - Người lãnh đạo là người quyết định chính sách và coi việc lựa chọn là điều mà chỉ có họ mới có quyền làm. - Hiệu quả cao chỉ khi có mặt nhà lãnh đạo - Môi trường trong tổ chức thường căng thẳng Phong cách lãnh đạo độc đoán có những hạn chế là làm giảm hiệu quả công việc vì chất lượng quyết định của nhà lãnh đạo phụ thuộc vào thông tin và năng lực phân tích của người lãnh đạo. Bởi có sự hạn chế tham gia của cấp dưới nên không thể khai thác được sự sáng tạo, kinh nghiệm của nhân viên. Bên cạnh đó, phong cách này còn tạo ra bầu không khí căng thẳng cho tập thể. Tuy nhiên, phong cách này không có nghĩa là thường xuyên la mắng, hách dịch, sai khiến mọi người xung quanh. Khi được áp dụng một cách hợp lí sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Phong cách này phù hợp với các tình huống cấp bách mà không có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. * Phong cách lãnh đạo dân chủ: Ở phong cách lãnh đạo dân chủ, các nhà lãnh đạo thường biết cách phân chia quyền lực quản lí của mình, biết lắng nghe ý kiến nhân viên, tạo động lực để họ tham gia vào xây dựng tổ chức thông qua việc đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người ra quyết định chính thức. Phong cách lãnh đạo dân chủ có những đặc điểm như sau: - Người lãnh đạo thường tham khảo ý kiến cấp dưới dựa trên sự trao đổi rộng rãi của các thành viên. Phạm vi, mức độ của sự trao đổi tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầu của việc ra quyết định ở người lãnh đạo.

7

- Khuyến khích sự tham gia của các thành viên nhằm tăng thêm việc tiếp nhận thông tin để xây dựng tổ chức hiệu quả. Trước khi quyết định nhà lãnh đạo thường tìm sự đồng tình của cấp dưới nhằm làm bớt căng thẳng trong quá trình ra quyết định. Đây được coi là phong cách mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Tuy nhiên, phong cách này sử dụng hiệu quả khi: – Người lãnh đạo là người đã nắm được tình hình, hiểu rõ vấn đề và hướng đi nhưng cần thêm các ý kiến và thông tin từ cấp dưới để có hướng giải quyết vấn đề khách quan và chính xác nhất. - Nhân viên cấp dưới phải ổn định về kỷ luật và nhân sự,họ phải hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức làm việc. - Người lãnh đạo phải rèn luyện các kỹ năng như: Nhận thức bản thân, hiểu biết con người, giao tiếp, quản trị xung đột, tạo động lực, phân quyền và ủy quyền,… Khi áp dụng phù hợp phong cách này sẽ làm tăng năng suất. Thực tế đã chứng minh rằng: - Năng suất mỗi nhân viên sẽ cải thiện từ 20 đến 25 % khi họ được kết nối với nơi làm việc, - 27% trong số những nhân viên được đóng góp có khả năng thực hiện công việc xuất sắc * Phong cách lãnh đạo tự do: Ở phong cách lãnh đạo này, các nhà lãnh đạo chỉ giao nhiệm vụ và lập kế hoạch chung. Họ ít tham gia vào việc chỉ đạo trực tiếp công việc. Các nhân viên trong công ty có quyền tự chủ rất cao, họ tự do ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Người lãnh đạo sẽ có nhiều thời gian hơn để đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng công việc. Phong cách lãnh đạo này được cho là không mang lại hiệu quả cao trong tổng số ba phong cách lãnh đạo vì nó khó đạt được tính nhất quán trong tổ chức dẫn đến năng suất làm việc của mọi thành viên không được tối ưu. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo tự do có được hiệu quả cao khi các nhân viên cấp dưới có kiến thức, kinh nghiệm

8

cao và biết chủ động trong công việc. Vì thế, phải sử dụng phong cách này một cách hợp lí để đảm bảo sự ổn định trong tổ chức Người quản lý có thể sử dụng phương pháp này tốt nhất trong các điều kiện sau: - Nhân viên cấp dưới là những người có khả năng làm việc độc lập và tích lũy kinh nghiệm tốt. - Các nhà quản lý có công cụ tốt để giám sát quá trình làm việc, tiến độ công việc của nhân viên. 2.1.3. Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng Phạm Nhật Vượng vốn là người đứng đầu của Vingroup, ông thuộc top những doanh nhân giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô. Vì thế, phong cách lãnh đạo của ông luôn là đề tài sôi nổi trong giới kinh doanh. Tập đoàn Vingroup nổi tiếng nhất Việt Nam với những thương hiệu như: Vinhomes; Vincity; Vincom; Vinpearl; Vinmec; Vinschool; VinDS; Vinmart; Vineco Vinpro; Adayroi; Vinfast; Vinsmart; Vinuni; VinKC; Vincharm; Vintata; Vinfa; Vinpearl Air; Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation). Vậy làm thế nào để ông Phạm Nhật Vượng có thể lãnh đạo một tập đoàn đa ngành lớn như thế? Sau đây là những phong cách làm việc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: - Ông là người nghiêm túc trong công việc và có tính kỷ luật cao. Vì thế mà nhân viên cấp dưới của ông làm việc rất chuyên nghiệp với tác phong nhanh nhẹn, tư duy sáng tạo cao. - Ông nhanh nhẹn trong việc phân tích thị trường và biết nắm bắt thời cơ. Chẳng hạn trước đây, khi dân Ukraine còn xa lạ với mỳ gói thì ông đã đầu tư mạnh vào thị trường này. Ông còn đầu tư hàng tỷ đô la vào thị trường bất động sản Việt Nam khi nó còn sơ khai. - Ông là người có tầm nhìn xa trông rộng. Sử dụng chiến thuật “trao quyền” cho các CEO để họ phát huy năng lực của mình, đóng góp vào quá trình xây dựng doanh nghiệp.

9

- Ông chú trọng vấn đề an toàn cho nhân viên, nâng cao trình độ về an toàn lao động, bảo vệ nhân viên tránh khỏi những rủi ro pháp lý thông qua các nguyên tắc kinh doanh: yêu cầu nhân viên tuân thủ tuyệt đối luật pháp và nghiêm cấm hành vi hối lộ, tham nhũng. - Luôn lắng nghe ý kiến, đề xuất của nhân viên, khách hàng. Tạo điều kiện để họ được bày tỏ quan điểm của mình nhằm xây dựng tập đoàn lớn mạnh. - Luôn giữ tinh thần cao, tách biệt thời gian làm việc riêng và thời gian nghỉ ngơi riêng. Luôn có một tinh thần vững vàng, sẵn sàng để xử lý tốt mọi tình huống có thể xảy ra. Với nghệ thuật đối nhân, tinh thần dám nghĩ dám làm, có khả năng ra quyết định và nắm bắt thời cơ. Phạm Nhật Vượng thực sự là một người có phong cách lãnh đạo tài tình, ông đã lãnh đạo thành công tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam. Xứng đáng là dấu ấn, người truyền cảm hứng cho nhiều doanh nhân thế hệ trẻ Việt Nam học hỏi. 2.1.4. Phong cách lãnh đạo nào sẽ đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Trên thực tế, mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách lãnh đạo riêng cho mình. Các phong cách là khác nhau, mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu và nhược điểm riêng. Chúng khác nhau ở việc truyền đạt mệnh lệnh; hoạch định và thiết lập mục tiêu; ra quyết định; giám soát và đánh giá kết quả… Vì thế, nhà lãnh đạo không chỉ áp dụng duy nhất một phong cách lãnh đạo trong mọi trường hợp mà họ cần phải biết phối hợp để dẫn dắt, ra quyết định hợp lí, linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Từ lí thuyết về phong cách lãnh đạo và bài học lãnh đạo từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng chúng ta đi đến kết luận rằng: Không có phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất trong mọi tình huống. Tùy vào trường hợp mà nhà lãnh đạo cần cân nhắc khi lựa chọn phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp. Điều này thường liên quan đến các yếu tố như thời gian, áp lực công việc, mối quan hệ, trình độ của nhân viên,…

2.2 Cách tiếp cận theo tình huống nên áp dụng như thế nào để xây dựng sự lãnh đạo hiệu quả?

10

2.2.1 Cách tiếp cận theo tình huống Lãnh đạo theo tình huống thực chất là xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Phương pháp này dựa trên mức độ sẵn sàng của từng nhân viên để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể. Từ tiếp cận theo tình huống sẽ giúp đưa ra những giải pháp để hỗ trợ và phát triển nhân viên. Thuyết lãnh đạo tình huống của Hersay và Blanchard gồm bốn phong cách lãnh đạo: • Điều hành trực tiếp: Ở đây các người lãnh đạo thường xác định vai trò của mỗi nhân viên và truyền đạt cách thức để nhân viên hoàn thành công việc theo mục tiêu đề ra. • Kèm cặp: Ở đây nhà lãnh đạo trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ cho những nhân viên có năng lực còn hạn chế nhưng sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ do cấp trên đề ra. • Tham gia: Ở đây chú trọng việc phát triển trong mối quan hệ thay vì đưa ra những chỉ thị để điều khiển nhân viên dưới quyền. Người lãnh đạo và nhân viên cùng nhau xây dựng công việc, họ cùng đưa ra quyết định. Những người làm việc tốt ở phong cách này thường là có năng lực nhưng thiếu động lực để hoàn thành công việc. Họ cần cấp trên truyền lửa để hoàn thành mục tiêu. • Ủy quyền: Người lãnh đạo ở đây có thể tham gia định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ hoặc đưa ra những phản hồi nhưng ở mức tối thiểu. Những người làm tốt ở phong cách này thường là nhân viên có đủ năng lực và sẵn sàng thực hiện công việc, họ rất ít cần sự giám sát của cấp trên. Mô hình tình huống của Fiedler: Lý thuyết này được tạo ra vào năm 1960 bởi Fred Fiedler. Nó cho rằng, không có phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất. Lí thuyết này là sự kết hợp giữa “Phong cách lãnh đạo” và “kiểm soát tình huống”. Các bước áp dụng mô hình lãnh đạo tình huống của Fiedler: Bước 1: Xác định phong cách lãnh đạo Bước 2: Nghiên cứu tình huống cụ thể

11

Bước 3: Xác định phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tình huống - Người lãnh đạo phải hiểu nhu cầu của nhân viên cấp dưới, sau đó điều chỉnh phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp. - Nhà lãnh đạo phải có linh hoạt thay đổi phong cách trong những tình huống khác nhau. - Người lãnh đạo phải có được sự tin tưởng của nhân viên cấp dưới - Người lãnh đạo phải có khả năng giải quyết các vấn đề bằng cách lựa chọn phong cách lãnh đạo tốt nhất - Người lãnh đạo phải có khả năng đánh giá năng lực của nhân viên. Áp dụng chiến lược phù hợp với từng nhân viên và tính cách cá nhân của họ. Ưu và nhược điểm của lãnh đạo tình huống: Về ưu điểm: −

Phong cách lãnh đạo tình huống là dễ sử dụng và đơn giản



Nhà lãnh đạo sẽ sắp xếp phù hợp các nhiệm vụ trong tay và đặc điểm của nhân viên của họ.



Khi nhà lãnh đạo hiểu được nhân viên của mình thiếu sót gì để chỉ đạo họ một cách hiệu quả thì họ sẽ cải thiện được kỹ năng để hoàn thành mục tiêu nhanh chóng.



Nhà lãnh đạo có quyền thay đổi phong cách lãnh đạo bất cứ khi nào họ thấy phù hợp.

Về nhược điểm: −

Phong cách lãnh đạo này đôi khi không tính đến các ưu tiên và phong cách giao tiếp của các nền văn hóa khác nhau



Bỏ qua sự khác biệt giữa lãnh đạo nữ và nam



Đối với một nhà lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, có thể họ sẽ khó hiểu mức độ trưởng thành của mỗi nhân viên.



Có sự khác biệt trong cách cư xử với từng cấp dưới của mình. Đôi khi sẽ gây ra cảm giác bất công vì nhân viên làm được việc sẽ được tự do tuyệt đối còn những nhân viên thiếu kiến thức, kinh nghiệm sẽ phải giám sát để học hỏi nhiều.

12

2.2.2 Áp dụng cách tiếp cận theo tình huống Các nhà quản trị cần dựa vào kinh nghiệm thực tiễn để linh hoạt trong việc chọn lựa bốn phong cách lãnh đạo trong cách tiếp cận tình huống để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tiễn của tổ chức. Nhà lãnh đạo phải nhận thức được phong cách lãnh đạo của họ trong các tình huống khác nhau. Thực tế, phong cách lãnh đạo đem lại hiệu quả nhất là phong cách phù hợp với nhu cầu phát triển của nhân viên, những người làm việc trong tổ chức. Hay nói cách khác: - Đối với những nhân viên có trình độ, kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao, họ sẽ không cần quá nhiều sự dẫn dắt của cấp trên, họ thường có xu hướng không muốn bị giám sát quá nhiều vào công việc của mình thì nhà lãnh đạo có thể áp dụng ủy quyền hoặc tham gia góp ý kiến để xây dựng tổ chức. - Đối với những nhân viên mới, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, họ sẽ cần sự hướng dẫn, chỉ đạo của những người quản lí cấp trên thì cần phải điều hành trực tiếp và kèm cặp họ.

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Hiện nay, các nhà lãnh đạo trẻ thường băn khoăn trong việc lựa chọn phong cách lãnh đạo. Suy cho cùng, vẫn không có phong cách lãnh đạo nào là tối ưu và hiệu quả nhất. Theo Brian Tracy: “Thước đo giá trị thực sự của bất cứ người lãnh đạo và quản lý kinh doanh nào là hiệu quả”. Với sự phát triển không ngừng của thời đại, người lãnh đạo cần phải nhạy bén, linh hoạt để đối phó với những tình huống cụ thể. Trong nền kinh tế biến động như hiện nay với lạm phát gia tăng, tỷ giá thay đổi liên tục,… thì vai trò của nhà quản lí sẽ được phát huy nhiều hơn vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên vai trò của người lãnh đạo cũng không kém quan trọng vì họ là người dẫn đầu, truyền cảm hứng, thiết lập ra hệ thống quản lí để mọi người tuân theo nhằm hướng đến sự thay đổi tích cực trong bối cảnh khó khăn.

13

Theo ông John Vong - Cố vấn cấp cao của Tập đoàn Sacombank cho rằng người lãnh đạo nên đóng vai trò là trọng tài th...


Similar Free PDFs