Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam PDF

Title Tiểu luận lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Author Tran Hai Anh
Course Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Viện đào tạo Chất lượng cao
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 270.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 118
Total Views 371

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTrần Hải Anh – 19H1010016 - 010400510805TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐỀ TÀI:SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘCTRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHOGIAI ĐOẠN H...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trần Hải Anh – 19H1010016 - 010400510805

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939-1945 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Thu Hoài

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

MỤC LỤ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ......................................................................2 1.1.

Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945.....................................................2

1.2.

Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939.......................................................2

CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945.......................................4 2.1.

Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám....... ..................................................................................................................... 4

2.2.

Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa.....................................7

2.3.

Cách mạng tháng Tám bùng nổ....................................................................8

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY.....................11 3.1.

Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền thực tiễn

và nắm bắt tình hình thế giới................................................................................11 3.2.

Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh bất diệt, đánh tan mọi kẻ thù.................12

3.3.

Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách

mạng ................................................................................................................... 14 3.4.

Chớp lấy thời cơ để tiến tới thắng lợi.........................................................16

KẾT LUẬN............................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn trong quá khứ. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mọi khó khăn đều được giải quyết một cách tài tình. Đảng đã góp công lớn cho nền độc lập dân chủ của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam ngày nay. Ở thời điểm hiện tại, sau ba làn sóng dịch bệnh Covid-19 tấn công ở khắp các ngõ ngách trên thế giới, dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nước ta đã trở thành một trong số ít những nước trên thế giới được đánh giá cao về phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, ở làn sóng dịch lần thứ tư, các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị biến chủng Delta hoành hành nặng nề. Một số kẻ đã đăng tin giả, tin sai sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, và nhằm mục đích bôi xấu Đảng, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Nhà nước ta. Tôi muốn viết bài này để nhắc lại một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử Việt Nam là giai đoạn 1939 – 1945, Đảng đã chèo lái con đường ViệtNam như thế nào để dành lấy thắng lợi. Đồng thời những bài học đã để lại của thế thế hệ trước cho thế hệ sau này, và cách vận dụng nó cho công cuộc kiến thiết đất nước trong bối cảnh toàn cầu đang biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và dịch bệnh tấn công hiện nay. Do hạn chế về mặt kiến thức, lý luận cho nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp của giảng viên để bài làm có thể hoàn thiện hơn.

1

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1.

Tình hình thế giới giai đoạn 1939 – 1945

Vào tháng 9-1939, Đức tấn công Ba Lan, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Tháng 4 -1940, Quân Đức đánh thẳng vào Pháp. Nước Pháp bại trận sau 6 tuần chiến đấu và phải ký hiệp định đình chiến vào ngày 20 – 6 – 1940. Theo đó, chính phủ Pháp, do Pê-Tanh làm Quốc trưởng, nắm quyền tự trị và làm tay sai cho Đức. Tại châu Á, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị nhảy vào cuộc chiến, sau khi chiếm được phần Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Tháng 9 – 1940, quân Nhật nhảy vào chiếm khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 1.2.

Tình hình tại Việt Nam trước năm 1939

Giai đoạn 1930 – 1939, Cách mạng Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến quan trong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng nước ta, đánh một nốt son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc. Năm 1930-1931, phong trào Xô Viết bùng nổ tại Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân nổi dậy dành lấy chính quyền, đã nguồn cổ vũ mạnh mẽ trong phòng trào dành độc lập trong nước. Nhiều hội nghị được tiến hành như hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (10-1930) đã đưa ra Cương lĩnh chính trị và đề ra đường lối cách mạng của dân tộc, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông Dương (3-1935) đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, và các các chức quần chúng. Nhìn chung đây là giai đoạn khó khăn của Đảng, thách thức một lực lượng chính trị vừa thành lập, còn non trẻ trước sự đàn áp dã man cửa thực dân, Nguyễn Ái Quốc bị cầm tù ở Trung Quốc và tình hình thế giới có nhiều biến động. Những 2

sự việc này đã tạo tiền đề cho việc thay đổi đường lối đấu tranh của Đảng ta , và cũng là một cuộc tập duyệtt cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

3

CHƯƠNG 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN 1939 – 1945 2.1.

Quá trình lãnh đạo và sự chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng

tháng Tám. Năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra, cuốn không ít quốc gia dân tộc vào vòng xoáy của nó mà viễn cảnh hết sức ảm đạm. Khi đó, Đảng Cộng Sản Đông Dương vẫn kịp thời lui về hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm về nông thôn, đồng thời vẫn chú trọng thành thị. Khi phân tích cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai,Đảng đã dự báo về một trào lưu cách mạng khi hết thảy dân chúng bị áp bức sẽ thừa cơ nổi dậy bẻ xiềng nô lệ kéo dài đã hàng thế kỷ. Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định chiến tranh chính là tác nhân thúc đẩy thời cơ cách mạng nhanh chóng chín muồi, cần phải chuyển từ tích luỹ lực lượng sang đấu tranh trực diện đánh đổ cường quyền. Đối với cách mạng Việt Nam, cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp, đặt ra nhiều vấn đề mới về chiến lược và sách lược. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) phân tích tình hình và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”1. Đảng Cộng sản Đông Dương coi việc làm cho mỗi cá nhân “có ý thức về sự tồn vong của dân tộc và sự liên quan mật thiết của vận mạng dân tộc với lợi ích cá nhân mình; đặt quyền lợi dân tộc lên trên các quyền lợi khác, thống nhất lực lượng dân tộc”2 là điều kiện cốt yếu, là con đường duy nhất đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến trái chiều về đường lối cách mạng trong Đại hội Trung ương 11-1940, Trung ương Đảng vẫn còn nhiều trăn trở, chưa thật dứt khoắt với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Phải đến tháng 51941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì phiên họp lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tạo nên bước ngoặt quan trọng cả về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực

1 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.536 2 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, tr.544

4

tiễn của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Hội nghị đã nêu rõ những nội dung quan trọng: Một là, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật, bởi vì nhân dân ta đang chịu cảnh “một cổ ai tròng”, tình thế hết sức khó khăn dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”3. Từ đó, xác định rõ kẻ thù của cách mạng: “Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”. Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Hội nghị quyết định thay đổi chính sách, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết một cách nhuần nhuyễn quan hệ giữa cách mệnh phản đế và điền địa. Đặt nhiệm vụ thu góp toàn lực đem tất cả ra quyết giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng Cộng Sản Đông Dương tập trung “lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ”, với tiêu chí duy nhất: Yêu nước thương nòi, đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là yếu – trên quan điểm đó, một mặt, Đảng ra sức kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, muôn người như một cùng chung tay vì việc nghĩa; mặt khác, đánh giá đúng thái độ của các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội để có chủ trương đoàn kết, tập hợp, “thêm bạn bớt thù”. ĐCSĐD nhất quán thực hiện chính sách hợp tác giữa các lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là tư duy mới xem tất cả những người dân Việt Nam yêu nước là thành phần nồng cốt, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc so với lối chủ trương cũ xem hai lực lượng công – nông là lực lượng chính. Ba là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận 3 Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 112

5

và coi trọng”4. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung. Bốn là, phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn". Những ước chuyển biến lớn nhất mà hội nghị đã mang lại không chỉ là mang lại làn gió đổi mới trong sự nghiệp cách mạng mà còn là thống nhất về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay còn gọi là Việt Minh. Trong giai đoạn 1941-1943, Phát – Nhật tăng cường đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, nhiều quyết định sai lầm được đưa ra khiến các cuộc khởi nghĩa thất bài, nhiều chiến sĩ cấp cao tại mặt trận Việt – Minh bị xử bắn, Hồ Chí Minh bị tống giam tại Trung Quốc trong một năm, tình thế rất khó khăn. Trước quân thù tàn bạo các chiến sĩ cộng sản đã nêu cao ý chí kiên cường bất khuất và giữ vững niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cách mạng. Dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng với chủ trương “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị”5, mặt trận Việt Minh nhanh chóng có được sự ủng hộ không chỉ của hai giai cấp công nhân, nông dân, mà còn của tầng lớp trí thức, địa chủ yêu nước tiến bộ, tư sản dân tộc, tăng ni, giáo sĩ, phật tử Tầng lớp trí thức tiến bộ ngả về phía Việt Minh, hoạt động trong các hội truyền bá chữ quốc ngữ. Từ miền núi đến miền xuôi, từ ngoài Bắc vào trong Nam, một cao trào cứu nước phát triển mạnh mẽ, khối đoàn kết dân tộc lớn mạnh chưa từng có, tạo bước đột phá về chất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

4 Nxb Chính trị Quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Hà Nội, 2000, tập 7, tr. 113 5 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập , tập 7, Hà Nội, 2000, tr.461

6

Trên quan điểm “cuộc cách mạng Đông Dương phải được kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang”6, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Trung ương Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm. Tháng 11-1941, tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên ở Cao Bằng (gồm 13 người) được thành lập. Cuối 1944, trước đòi hỏi gấp rút của tình hình, khi ngày khởi nghĩa đang đến gần, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, ĐCSĐD thành lập lực lượng vũ trang làm đòn bẩy cho cao trào cách mạng toàn quốc bùng nổ. Chọn trong hàng ngũ những đội du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ, đội viên kiên quyết, hăng hái nhất, tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực, tháng 12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Vài ngày sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã lập hai chiến công vang dội hạ đồn Phai Khắt (ngày 25-12) và đồn Nà Ngần (ngày 26-12). Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; Một đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2.2.

Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa

Đầu năm 1945,Thế chiến thứ hai đang dần khép lại, quân Đồng Minh thắng chỉ còn là vấn đề thời gian. Ở Việt Nam, Pháp ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng Minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị cho Pháp. Nhật đã tiên liệu trước điều này, ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, dựng chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim lên làm bù nhìn, phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa phát xít. Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 123- 1945 đưa ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định: cuộc đảo chính đã tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những 6 Nxb Chính trị quốc gia, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập , tập 6, tr.129

7

điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được thay bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp lại thành một lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện. Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. Dựa vào tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đã ra sức tổ chức một cách bài bản, quy mô rộng lớn, thống nhất từ Bắc xuống Nam, và chỉ đợi thời cơ chín mùi để lần đầu tiên thoát khỏi ách thống chính của chủ nghĩa thực dân – phát xít. 2.3.

Cách mạng tháng Tám bùng nổ

Giữa tháng 8-1945, cục diện thế chiến thứ hai đã ngã mũ, quân đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật Bản ở Châu Á – Thái Bình Dương. Giữa trưa 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện trên sóng phát thanh của Nhật bản. Tuy nhiên, thách thức mới lại đến, Hội nghị Ianta tháng 2 – 1945 và Hội nghị Posdam tháng 7-1945 đều thống nhất cho Pháp tiếp tục cai quản Đông Dương và quân Đồng minh sẽ vào Việt Nam để áp giải lính Nhật. Sau khi vào được Việt Nam, quân Đồng minh sẽ phối hợp với Pháp đặt lại chế độ thực dân cũ là rất cao. Như vậy, thời cơ cách mạng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định: từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngày 12-8-1945, Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban

8

Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ba Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa Tại miền Bắc, chiều 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị trấn Thái Nguyên. Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền tỉnh luỹ sớm nhất cả nước. Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội quyết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945, hàng vạn dân nội, ngoại thành xuống đường biểu tình. Quần chúng cách mạng đã lần lượt chiếm được Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh Sát Trung ương, Sở Bưu điện, … Tối cùng ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội dành thắng lợi. Ở Huế, ngày 20 – 8, Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được thành lập. Ngày 23-8, Uỷ ban lãnh đạo quần chúng nhân dân đã chiếm chính quyền thành công. Tại Sài Gòn, Xứ uỷ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh vào ngày 25-8. Các đơn vị “Xung phong công đoàn”, “Thanh niên tiền phong”, công nhân, nông dân các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, kéo về thành phố. Quần chúng chiếm Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Bưu điện,… giành được chính quyền ở Sài Gòn Nhiều nơi, từ rừng núi, nông thôn, thành thị tiếp nối nhau khởi nghĩa. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành lấy chính quyền sau cùng vào ngày 28 – 8. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lầm thời Việt Nam, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà thành lập Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặc lớn cho lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật trong 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị hàng chục thế kỷ và lập nên nhà nước Việt Nam – nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

9

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 – 1945 đã chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh ở Việt Nam. Các cán bộ Đảng và Việt Minh từ trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng dành chính quyền. Do đó, Cách mạng tháng Tám là một chiến thắng tất yếu và có tính lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

10

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC CHO GIAI ĐOẠN HỆN NAY 3.1.

Vận dụng sáng tạo, và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin gắn liền

thực tiễn và nắm bắt tình hình thế giới Trong giai đoạn 1930-1938, chủ trương đường lối của Đảng còn mang tính rập khuôn, đặt nặng lý thuyết, không nhìn thấy được thực tiễn của xã hội. Khác với Liên Xô – trước cách mạng tháng Mười, dù người dân Nga vẫn bị bốc lột nặng nề nhưng nước Nga vẫn là nước độc lập, do người Nga làm chủ. Nhiệm vụ của họ cấp thiết là phải lật độ giai cấp thống trị là phong kiến – tư sản, đưa giai cấp công nhân lao động Nga lên nắm quyền. Do đó mâu thuẫn chính của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên là mâu thuẫn giai cấp. Trong khi đó, người dân Việt Nam không chỉ bị bốc lột bởi giai cấp địa chủ phong kiến, mà còn bởi đế quốc thực dân. Luận cương chính trị tháng 10- 1930 muốn giải quyết hai mâu thuẫn đó đồng thời. Tuy nhiên, với lực lượng còn mỏng, ta yếu địch mạnh thì không thể tiến hành theo chủ trương đã đề ra. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thấy được thực tiễn của Việt Nam, xem độc lập dân tộc là trên hết, đoàn kết tất cả các tầng lớp yêu nước Việt Nam lại và đi đến thắng lợi cuối cùng. Trước mắt, trong giai đoạn công n...


Similar Free PDFs