Tiểu Luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam PDF

Title Tiểu Luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Course Lịch sử Đảng
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 196.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 301
Total Views 885

Summary

Họ và tên: Hoàng Thị Thắm Mã Sinh viên: 2172202010160 Khóa/Lớp: 5951+06_LT (Niên chế): CQ59/51. STT: 27 ID phòng thi: 581 058 0049 Ngày thi: 28/12/2021 Giờ thi: 9hBÀI THI MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi: Đề số 1 Thời gian thi: 3 ngày Tổng số trang làm bài : 9 tr...


Description

Họ và tên: Hoàng Thị Thắm

Mã Sinh viên: 2172202010160

Khóa/Lớp: 5951.05+06_LT.1

(Niên chế): CQ59/51.05

STT: 27

ID phòng thi: 581 058 0049

Ngày thi: 28/12/2021

Giờ thi: 9h15

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi: Đề số 1

Thời gian thi: 3 ngày

Tổng số trang làm bài : 9 trang

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III (THÁNG 9 NĂM 1960) CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................2 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960 ..............................................2 1.1 Thế giới ........................................................................................................2 1.2 Trong nước ..................................................................................................2 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI III THÁNG 9 NĂM 1960 CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ..............................................................................................3 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960........................4 3.1 Cơ sở lý luận................................................................................................4 3.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................5 4. Ý NGHĨA CỦA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960 .6 KẾT LUẬN ...............................................................................................................7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................8

1 LỜI MỞ ĐẦU Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nòng cốt và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam đã lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ, phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Những chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng góp phần lớn trong việc phát triển mọi mặt đất nước từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Đảng và nhân dân trải qua nhiều hy sinh, mất mát để đem về những thắng lợi quan trọng để bảo vệ chủ quyền đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc và hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta nhưng miền Nam nước ta đã bị Mỹ thôn tính và biến thành một thuộc địa kiểu mới của chúng nhằm mục đích chia cắt nước ta lâu dài. Nước ta trong giai đoạn này bị chia thành hai miền với hai chế độ chính trị riêng biệt. Tháng 9 năm 1960, Đảng đã tiến hành Đại hội III và đưa ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này. Bài tiểu luận “Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối chiến lược Cách mạng Việt Nam thông qua Đại hội lần thứ III (tháng 9 năm 1960) của Đảng Lao động Việt Nam” sẽ tìm hiểu những nét cơ bản về đường lối, đặc biệt là làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn khi Đảng quyết định đề ra đường lối này, một đường lối đúng đắn, sáng tạo góp phần phát huy sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Bài làm của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

2 PHẦN NỘI DUNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960 1.1 Thế giới Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh và lan rộng ra nhiều khu vực trên toàn thế giới. Ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh, phong trào dân tộc phát triển vô cùng mạnh mẽ với số lượng lớn các quốc gia giành lại độc lập đã khiến cho hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc thực dân suy yếu và phong trào dân chủ, hòa bình lại càng phát triển mạnh trong thời điểm đó. Chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã khiến các nước đế quốc, đặc biệt là Mỹ, suy yếu và tổn thất khá lớn nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng với chiến lược toàn cầu hóa phản cách mạng của mình gây nên nhiều khó khăn cho giải phóng dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc là điều bất lợi cho Việt Nam. 1.2 Trong nước Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Pháp phải tiến hành rút toàn bộ quân khỏi miền Bắc nước ta, hòa bình được lập lại ở miền Bắc. Trong điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, nhân dân miền Bắc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình, việc khôi phục nền kinh tế cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, cho đến năm 1960 đã cơ bản hoàn thành theo đúng kế hoạch Đảng đề ra trong từng giai đoạn. Miền Bắc từng bước được củng cố đi lên chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc, sẵn sàng hỗ trợ cho chiến trường miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Ở miền Nam, với những âm mưu và thủ đoạn của mình, Mỹ lập ra chính quyền tay sai Mỹ-Diệm. Đó là trợ thủ đắc lực của Mỹ trong việc thi hành chính sách thực dân mới của Mỹ nhằm biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của chúng, với mục đích chia cắt lâu dài nước ta thành hai miền riêng biệt cùng hai chế độ chính trị hoàn toàn khác biệt.

3 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI III THÁNG 9 NĂM 1960 CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Đại hội III, tháng 9 năm 1960 của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đại hội bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư, chủ tịch Hồ Chí Minh. Dựa vào tình hình nước ta, Đại hội đã đề ra đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam chính là tăng cường đoàn kết toàn dân thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành nhiệm vụ độc lập dân chủ trong cả nước. Mặc dù chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau, nhưng vẫn luôn hướng đến mục tiêu chung là đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai, giải phóng miền nam, hòa bình, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng cũng đã nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của cả hai miền trong Đại hội. Nhân dân miền Bắc sẽ tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa để đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa của cả nước, "nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta.[1] ". Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất đất nước. Còn cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam quyết định trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước. Về hòa bình thống nhất tổ quốc, Đại hội khẳng định Đảng và nhân dân luôn kiên trì với con đường đấu tranh theo hiệp định Giơ-ne-vơ, kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà, sẵn sàng hiệp thương tổng tuyển cử vì đó là con đường ít hao tổn máu xương nhất. Nhưng nếu trong quá trình ấy Mỹ và chính quyền tay sai gây ra chiến tranh xâm lược miền Bắc thì Đảng và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đứng lên đánh bại chúng.

4 Về triển vọng của cách mạng, Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Dù khó khăn, lâu dài, phức tạp song kháng chiến nhất định thắng lợi, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì miền Bắc xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình lâu dài cải biến cách mạng về mọi mặt. Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đảng cũng đã đề ra kế hoạch 5 năm (1961-1965) với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960 3.1 Cơ sở lý luận Học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng các dân tộc lạc hậu có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nếu có 2 điều kiện; bên trong có Đảng Cộng sản lãnh đạo chính quyền nhà nước và khối liên minh công nông vững chắc; bên ngoài có sự giúp đỡ về mặt nhà nước của giai cấp vô sản ở một số nước tiên tiến. Chính vì thế, việc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiềm lực vững chắc trở thành căn cứ địa cho cả nước là điều hoàn toàn hợp lý. Theo lý luận cách mạng không ngừng của Lê-nin, trong đó, cuộc cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng trong tiến trình

5 cách mạng không ngừng. Cuộc cách mạng trước tạo tiền đề cho cuộc cách mạng sau, cuộc cách mạng sau kế thừa và củng cố thành quả của cuộc cách mạng trước. Sự kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta. Dựa vào đường lối của Đảng ta đề ra từ 1930 trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đã được áp dụng đúng đắn với tình hình nước ta thời điểm đó. 3.2 Cơ sở thực tiễn Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, tuy nhiên sự nghiệp xây dựng cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa được hoàn thành. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn dưới ách thống trị của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền. Ở miền Bắc, ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương tiến hành khôi phục nền kinh tế, tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, trong tình thế khó khăn, thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã dần dần thay chân Pháp với mục đích biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Sau khi dựng lên chính quyền tay sai đứng đầu là Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên tiếp mở các cuộc càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, với mục đích chia cắt nước ta lâu dài. Với chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, loại cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống đối một cách đầy dã man. Tình hình đất nước đầy phức tạp đó đòi hỏi Đảng phải đưa ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa

6 xã hội đã phát triển ở Liên Xô, việc nước ta giành độc lập để quá độ lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại.

4. Ý NGHĨA CỦA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM THÁNG 9 NĂM 1960 Đường lối đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra cho cách mạng hai miền khi giải quyết được cùng lúc hai quy luật: quy luật chiến tranh cách mạng và quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy đã phát huy cao độ sức mạnh nhân dân hai miền Nam Bắc đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất, kiên quyết phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ giải phóng và xây dựng đất nước.Cùng lúc đó, Đảng và nhân dân đã tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là từ Liên Xô và Trung Quốc, tạo ra sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta có thể chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế thời kỳ này, đường lối của Đảng là đường lối đúng đắn, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có trong tiền lệ lịch sử nước nhà cũng như cách mạng thế giới, đúng với thực tiễn cách mạng Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại. Đó chính là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.[2]”

7

KẾT LUẬN Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam họp vào tháng 9 năm 1960 đã đưa ra đường lối cách mạng dân tộc hết sức đúng đắn, sáng tạo, đầy tinh thần tự chủ, phù hợp với tình hình đất nước cùng với việc vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, phù hợp với yêu cầu phát triển cách mạng chung cả nước và cách mạng ở miền Bắc. Việc thực hiện đường lối giúp nước ta hoàn thành các kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể đã được đề ra để từ đó tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền để cùng đưa cả nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đường lối trong Đại hội III phù hợp với thực tiễn đất nước, thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng, sức mạnh từ tinh thần đoàn kết toàn dân kết hợp sự ủng hộ đến từ phong trào cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập đất nước. Đến nay đã qua kì đại hội thứ XIII, với mỗi đại hội Đảng ta đều đưa ra những đường lối cụ thể xuất phát từ tình hình đất nước, bối cảnh khu vực và trên thế giới để xác định rõ các phương hướng, giải pháp phù hợp với tình hình đất nước ta qua mỗi giai đoạn phát triển. Từ đó càng khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc lãnh đạo cách mạng đi đến thành công, giái phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột, đưa cả nước phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Các nhà lãnh đạo Đảng luôn biết cách kế thừa, phát huy và sửa đổi từ những kì đại hội trước, sáng tạo không ngừng vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, chính vì vậy mà cách mạng nước ta ngày càng đạt được nhiều thành công, thắng lợi to lớn, có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần yêu nước, ý thức của nhân dân ta.Những thành tựu của Việt Nam đạt được cho đến hiện nay cùng những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập là minh chứng rõ ràng về tính khoa học, đúng đắn, sáng tạo và ý nghĩa thực tiễn trong sự lãnh đạo, đường lối của Đảng. Đó là còn sức mạnh của

8 dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó càng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan, là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công của cách mạng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21. [2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.680. 1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2021). 2. ThS Dương Như Ý Khoa Lý luận cơ sở, Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Trường Thông tin Chính trị tỉnh Cà Mau, đăng ngày 28/01/2021. https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wc m%3Apath%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoa hoc/hoithaokhoahoc/nghghghvbcvbnvncjjbnbvnncnb 3. Tháng 9-1960: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, đăng ngày 21/01/2021. https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-9-1960-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lanthu-iii-cua-dang-131749 4. TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bối cảnh trong nước và quốc tế, Báo điện tử đại biểu nhân dân, đăng ngày 19/08/2019. https://daibieunhandan.vn/boi-canh-trong-nuoc-va-quoc-te-424250

9 5. Trung tá Trần Phú Mừng, Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác một cách tiếp cận khoa học về sự biến đổi xã hội, Tạp chí điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đăng ngày 01/06/2021. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/hoc-thuyet-hinh-thai-kinh-te-xa-hoi-cuacmac-mot-cach-tiep-can-khoa-hoc-ve-su-bien-doi-xa-hoi-p24667.html

6. Đại hội III: Những quyết sách mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-iiinhung-quyet-sach-mang-y-nghia-lich-su-trong-dai-1851 ....


Similar Free PDFs