TIỂU-LUẬN-MÔN-PLĐC -ĐẠI-HỌC-ĐIỆN-LỰC cuối kì hhhhhhhhhhhhhhhhhhhh PDF

Title TIỂU-LUẬN-MÔN-PLĐC -ĐẠI-HỌC-ĐIỆN-LỰC cuối kì hhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
Author Tuyết Nhi Tống
Course Phân tích diễn ngôn
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 14
File Size 100.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 252
Total Views 805

Summary

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰCĐề tài: Vi phạm pháp luật hình sự - Cấu thành của vi phạm pháp luậtHình sự. Trách nhiệm Hình sự áp dụng cho hành vi đăng thông tinkhông đúng trên các trang mạng xã hội.MỞ ĐẦUNỘI DUNG Khái niệm, đặc điểm của Tội phạm Khái niệm của Tội phạm Theo ...


Description

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC Đề tài: Vi phạm pháp luật hình sự - Cấu thành của vi phạm pháp luật Hình sự. Trách nhiệm Hình sự áp dụng cho hành vi đăng thông tin không đúng trên các trang mạng xã hội.

MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. Khái niệm, đặc điểm của Tội phạm 1.1.

Khái niệm của Tội phạm Theo Điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm1999 đã đưa ra khái niệm tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể đưa ra định nghĩa Tội phạm một cách khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, có lỗi, và phải chịu hình phạt.

1.2.

Đặc điểmcủa Tội phạm

1.2.1 Dấu hiệu của Tội phạm Theo Luật hình sự Việt Nam hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt vớinhững hành vi không phải là tội phạm qua 4 dấu hiệu. Đó là: a. Tính nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, điều này đã được thể hiện qua các quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 đã khẳng định :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”. Như vậy tính nguy hiểm chính là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khoản 4 Điều 8 :” Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Như vậy dấu hiệu tội phạm được coi là dấu hiệu tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một hành vi có đủ 3 dấu hiêu

của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là không đáng kế thì không bị coi là tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 29 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy, chúng ta có thể thấy tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.

b. Tính có lỗi Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm

pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Luât hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.

c. Tính trái pháp luật hình sự Tính trái pháp luật hình sự cũng được thể hiện thông qua Điều 8 là :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…được quy định trong Bộ luật hình sự..”. Trong bộ luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự không chỉ được thể hiện ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7. Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự…” Như vậy tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Những hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Luật hình sự Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.

d. Tính phải chịu hình phạt Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm cũng không có hình phạt. Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao. 1.2.2 Phân loại Tội phạm: Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Chính vì vậy mà vấn đề phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được coi là một nguyên tắc quan trọng của Luật hình sự Việt Nam. Quán triệt nguyên tắc này, Bộ luật hình sự đã phân loại tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hộimà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mứccao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội màmức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tùchung thân hoặc tử hình.

Theo định nghĩa này các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấuhiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Trong thực tiễn, việc phân biệt các nhóm tội phạm với nhau có ý nghĩa đối với việc áp dụng nhiều quy định của Bộ luật hình sự như thời hiệu, tuổi chịu tráchnhiệm hình sự… và của cả Luật tố tụng hình sự… 2. Hình phạt và các loại hình phạt 2.1.

Nội dung của vấn đề vi phạm pháp luật Hình sự Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự rất nhiều nhưng có thể khái quát ở 2 nhiệm

vụ chính như sau: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Luật hình sự chọn những quan hệ xã hội trọng tâm, gần như là quan trọng nhất, ưu tiên hàng đầu để điều chỉnh như chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân,... Bộ luật hình sự có nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bản chất của pháp luật hình sự không phải là để trừng phạt người phạm tội giống như hệ thống pháp luật thời phong kiến. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua các hình phạt cổ như lăng trì, tùng xẻo, ngũ mã phanh thây Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên thì Bộ luật hình sự quy định xung quanh 2 vấn đề và cũng là xuyên suốt qua các thời kỳ đó là Tội phạm và Hình phạt. Nói đến hình sự người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt và ngược lại. Đó là đặc trưng cơ bản và rất dễ nhận thấy ở pháp luật hình sự so với các ngành luật khác như dân sự, hành chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giữa vi phạm hành chính (xử phạt vi phạm hành chính) và tội phạm (xử lý hình sự) có một mối

quan hệ khá mật thiết, chúng khá tương đồng trong nhiều mặt và ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đôi khi rất mong manh phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và đôi khi là cách nhìn nhận chủ quan của người xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan công tố.

2.2.

Hình phạt Điều 30: Khái niệm hình phạt : Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được

quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chúng ta sẽ bị chế tài và tùy thuộc vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chế tài chúng ta phải chịu có thể là chế tài trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự. Trong đó có thể thấy hình phạt là 1 hình thức chế tài nghiêm khắc nhất. Điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là những quan hệ xã hội quan trọng nhất. Biện pháp chế tài ở đây không chỉ đơn thuần là chế tài về mặt tài sản (như phạt tiền) mà nó còn là chế tài liên quan đến quyền tự do cư trú, tự do đi lại và cao nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng như án tử hình . Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án. Tòa án ở đây phải được hiểu là Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc thêm đối tượng này vào phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật hình sự này được đánh giá là một tiến bộ lớn trong ngành khoa học pháp lý hình sự. Đó là cả một quá trình thai nghén, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tổ chức hội thảo để tiếp thu những góp ý từ những người có chuyên môn trong và ngoài nước để cho ra chế định áp

dụng với đối tượng tương đối đặc biệt, lạ lẫm trong pháp luật hình sự này. Tuy nhiên do lần đầu tiên đưa vào nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà như tác giả đã có dịp đề cập trong các chương trước. Nhưng dù sao xét về mặt tổng thể trên hướng đi của nhà làm luật chúng ta đang đi đúng con đường và con đường này có đảm bảo có chất lượng, an toàn hay không thì trong quá trình sử dụng chúng ta sẽ biết được, đồng thời sẽ khắc phục, sửa chữa những lỗ hổng, những chỗ sai khi cần thiết. Hình phạt chính là hình phạt bắt buộc áp dụng đối với người phạm tội và được Tòa án tuyên độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể. Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Hình phạt bổ sung, là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Nếu như đối với mỗi tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chình đối với hình phạt bổ sung có thể được áp dụng một hoặc nhiều chứ không chỉ có một. Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung quy định 7 loại hình phạt bổ sung: cấm đảm nhệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. 2.3.

Các loại hình phạt Thứ nhất, các hình phạt chính: Cảnh cáo (Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015) là hình phạt khiển trách

công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên đối với người bị kết án. Cảnh cáo là

hình phạt nhẹ nhất, người bị kết án cảnh cáo không bị mất đi quyền lợi thiết thân, tuy nhiên họ chịu sự tổn thất về tinh thần. Phạt tiền (Điều 35 Bộ luật Hình sự) là hình phạt có tính chất kinh tế, nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền để sung quỹ nhà nước. Hình phạt tiền áp dụng với những tội ít nghiêm trọng, được áp dụng là hình phạt chính khi có điều luật quy định. Ngoài ra phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sng khi không áp dụng là hình phạt chính. Cải tạo không giam giữ (Điều 36 Bộ luật Hình sự) là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định, xét thấy không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, đã hối cải. Người bị kết án phải có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng mà xét thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước; phải tích cực tham gia lao động, học tập, sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỷ luật; 3 tháng một lần kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan giám sát, giáo dục. Nếu người bị kết án di chuyển chỗ ở hoặc nơi làm việc phải báo cáo với Tòa án, báo cáo với cơ quan tổ chức đang giám sát giáo dục biết. Người bị kết án bị khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập để sung quy nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn khấu trừ thu nhập. Thời gian cải tạo không giam giữ là từ 6 tháng đến 3 năm.

Trục xuất ( Điều 37 Bộ luật Hình sự) là buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tù có thời hạn (Điều 38 Bộ luật Hình sự) là hình phạt tước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi cuộc sống xã hội trong một thời gian nhất định. Người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam, phải tuân theo mọi chế độ sinh hoạt, lao động cải tạo của trại. Tù có thời hạn có mức tối thiểu là 3 tháng, tối đa là 20 năm. Tù chung thân (Điều 39 Bộ luật Hình sự) là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Theo nguyên tắc chung người bị kết án tù chung thân phải ở trại giam cho đến khi chết, tuy vậy, nếu họ cải tạo tốt thì có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Tử hình (Điều 40 Bộ luật Hình sự) chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà xét thây không còn khả năng giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Không áp dụng hình phạt tử hình với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp này tử hình chuyển xuống tù chung thân. Thứ hai, các hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 36 Bộ luật hình sự là không cho người bị kết án giữ chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, không cho họ làm công việc nhất định nếu việc ấy bị họ lợi dụng để tiếp tục phạm tội thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

Cấm cư trú (Điều 37 Bộ luật Hình sự) là buộc người bị kết án sau khi chấp hành hình phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một địa phương nhất định, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Quản chế (Điều 38) được áp dụng đối với người bị kết án sau khi đã chấp hành hình phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định có sự kiểm soát và giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian quản chế, người bị kết án bị tước một số quyền công dân, không được ra khỏi nơi cư trú, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Tước một số quyền công dân (Điều 41) áp dụng đối với người bị kết án vè tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác do pháp luật quy định như quyền ứng cử, bầu cử, quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, trong lực lượng vũ trang, thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tịch thu tài sản (Điều 45) là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước.

3. Hình phạt áp dụng đối với hành vi đăng thông tin không đúng trên các trang mạng xã hội. 3.1.

Thực trạng hành vi đăng thông tin không đúng trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Thời gian qua, tình trạng đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội (MXH) có dấu hiệu gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân. Điều đáng nói, khi làm việc với các trường hợp đăng tin sai sự thật trên MXH đa phần không biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật, mà chỉ nghĩ đơn giản muốn thu hút chú ý từ mọi người nhằm có nhiều view, nhiều like. Hoặc, một số trường hợp do nắm bắt thông tin không đầy đủ, không kịp thời, thiếu

kiểm chứng, rồi đăng lên Facebook, Zalo mà không nghĩ hậu quả gây ra cho cộng đồng. Lo ngại hơn, những hành vi này không chỉ gây hoang mang trong nhân dân mà còn ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch, mất ANTT địa phương. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của "virus tin giả", đòi hỏi ngành chức năng cần có biện pháp xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu tác hại có thể xảy ra đối với các thông tin sai sự thật trên MXH. Trong đó, quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan. Cải thiện điều kiện, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phát hiện, xử lý hành vi phát tán tin sai sự thật và sự chung tay của nhân dân trong tâm thế "nói không" với tin giả, đặc biệt là trên các trang MXH. Hiện công tác quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trên lĩnh vực này gặp không ít khó khăn, bởi, nhiều trường hợp thường xuyên thay đổi, sử dụng tài khoản ảo. Mặt khác, đa phần người tham gia MXH chưa trang bị đầy đủ khả năng nhận biết tin giả. Thiếu kỹ năng sàng lọc thông tin nên bị cuốn theo tin được nhiều người chia sẻ mà không hề kiểm chứng là đúng hay sai. Triệt để ngăn chặn "virus tin giả" lây lan trên MXH, khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận. Khi tiếp nhận thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 cần có sự chọn lọc, chỉ tiếp thu thông tin từ báo, đài chính thống. Trang bị cho mình kiến thức về pháp luật, khả năng tự kiểm chứng, tự sàng lọc thông tin. Đó chính là "liều vaccine" hữu hiệu nhất để tăng "sức đề kháng" trước những thông tin sai sự thật và có ứng xử phù hợp trên không gian mạng. Người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào, dù với bất kỳ động cơ, mục đích gì.

Khi tiếp nhận thông tin, nhất là trên MXH, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng để không trở thành nạn nhân của tin giả. Luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, xác thực do cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình cung cấp. Hết sức thận trọng khi quyết định chia sẻ thông tin trên không gian mạng, để không tiếp tay cho tin giả. Tuyệt đối không chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng. Tích cực tham gia phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên không gian mạng để cảnh báo về tin giả. 3.2.

Các khung hình phạt đối với hành vi đăng thông tin không đúng trên các trang mạng xã hội. Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của

Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng



hội

để

thực

hiện

một

trong

các

hành

vi

sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy,
<...


Similar Free PDFs