Tiểu luận ngắn KTMT PDF

Title Tiểu luận ngắn KTMT
Course Kinh tế môi trường
Institution Học viện Tài chính
Pages 13
File Size 185.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 199
Total Views 520

Summary

41/LT1 - Vũ Minh Thư – 21. KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN Môn: Kinh tế môi trườngĐề bài:Phân tích tác động của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường? Theo anh/chị, tại sao phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn lại là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong những năm tiếp theo?Bài làmA. Tác động củ...


Description

41/LT1 - Vũ Minh Thư – 21.09 KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN Môn: Kinh tế môi trường Đề bài: Phân tích tác động của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường? Theo anh/chị, tại sao phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn lại là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong những năm tiếp theo? Bài làm A. Tác động của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường Môi trường của một sự vật, một hiện tượng nào đó là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại và biến đổi của sự vật hay hiện tượng đó. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội. Quá trình phát triển thường tạo ra ba tác động cơ bản tới môi trường: Tác động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; tác động thải các chất thải vào môi trường và tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường. 1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hoạt động sống và quá trình phát triển của con người chính là quá trình liên tục khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động sống và thoả mãn các nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, đất đai cho các đối tượng sản xuất, với quy mô ngày càng rộng, hình thức ngày càng phong phú, mức độ ngày càng mạnh và khối lượng ngày càng lớn. Chẳng hạn, nhân loại đã phải khai thác, sử dụng một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ trong môi trường chỉ riêng để đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động sống cho số dân trên 7 tỷ người hiện nay. Riêng với sinh hoạt, với mức tiêu thụ bình quân 110 3 lít/người/ngày; mỗi ngày thế giới đã dùng xấp xỉ 800 tỷ lít nước, tương đương 800 tỷ m

nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt…

1

Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ quá trình sản xuất cũng rất lớn. Hiện nay, sản lượng một vài loại tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là: than cần khoảng 5 tỷ tấn; quặng sắt cần khoảng 2,7 tỷ tấn.. Như vậy, mỗi ngày, con người cần khai thác được khoảng 13,5 triệu tấn than; 8 triệu tấn quặng sắt; 85 triệu thùng dầu... để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sống, sinh hoạt, sản xuất với mức sống chưa cao, các nhu cầu còn khá đẹp và đơn giản, nhất là ở các nước chậm phát triển… Nhưng cùng với thời gian, dân số tiếp tục tăng lên, nhu cầu ngày càng đa dạng thì lúc đó, tác động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ tăng lên không ngừng… Thêm vào đó là các nguồn thiên nhiên đang suy giảm và cạn kiệt, nhiều nguồn chất lượng đang kém đi… thì mới thấy việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng lại đầy đủ các đòi hỏi quá trình phát triển sẽ ngày càng lớn. Ngoài ra, bản chất của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên là việc lấy bớt đi các yếu tố tốt, hữu ích từ môi trường, nên nếu mức độ phục hồi, tái tạo thiên nhiên không đủ sức bù lại phần đã khai thác, sử dụng thì chất lượng môi trường chắc chắn sẽ xuống cấp, tất yếu sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đe doạ nghiêm trọng chức năng thứ hai của môi trường. Như vậy, trong khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần chú ý: Đối với tài nguyên có thể tái sinh: Lượng khai thác không vượt quá khả năng phục hồi; Kết hợp khai thác với phục hồi tài nguyên; Đối với tài nguyên không thể tái sinh: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; tìm kiếm tài nguyên mới, tài nguyên thay thế; Cần tăng cường khai thác năng lượng vô hạn. 2. Thải các loại chất thải vào môi trường Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất và trong sinh hoạt, con người luôn thải vào môi trường nhiều loại chất thải khác nhau. Loại chất thải thải vào môi trường vừa đa dạng vừa to lớn vừa độc hại... chính là các chất thải của quá trình sản xuất và nhất là các chất thải công nghiệp. Chỉ cần đơn cử ngành sản xuất thép, với sản lượng gang thép bình quân mỗi năm trong giai đoạn hiện nay 2

là xấp xỉ 1,5 tỷ tấn con người phải dùng khoảng 2,6 tỷ tấn quặng sắt, 1 tỷ tấn đá vôi khoảng 1 tỷ tấn than cốc và gần 1,5 tỷ m3 nước để phục vụ cho quá trình luyện kim. Theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, với số lượng các loại nguyên liệu đầu vào như thế thì sau quá trình sản xuất, nguyên ngành luyện kim đen mỗi năm đã đưa ra môi trường một khối lượng chất thải khoảng 2,1 tỷ tấn và khoảng 1 tỷ m3 nước đã qua sản xuất, tức là riêng ngành luyện kim đen mỗi ngày đã thải ra môi trường xấp xỉ 6 triệu tấn chất thải đoán và xấp xỉ 3 km3 nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, con người trong đời sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội cũng thải ra rất nhiều chất thải. Với mức chất thải bình quân 3,7 kg chất thải sinh hoạt mỗi người mỗi ngày và thải ra 110 lít nước sau sinh hoạt. Như vậy, chỉ riêng chất thải sinh hoạt mỗi ngày hiện đã là khoảng 23 triệu tấn/ngày và 0,8 km3 nước thải sinh hoạt. Và lượng chất thải ngày càng tăng cao theo đà tăng của quy mô dân số và nâng cao đời sống. Đồng thời, hàng ngày môi trường còn phải đón nhận rất nhiều chất thải khác trong đó đáng ngại nhất là rác thải y tế chất thải từ hoạt động quân sự chiến tranh giao thông, xây dựng,... Ngoài ra, bản chất của việc thải các loại chất thải vào môi trường chính là đưa vào môi trường các loại chất xấu không còn giá trị ảnh hưởng xấu đến các thành phần khác của môi trường. Cho nên nếu tổng lượng chất thải thải ra môi trường vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường thì lúc đó các loại chất thải sẽ tồn đọng lại, dẫn đến nguy cơ suy thoái môi trường làm suy giảm thậm chí triệt tiêu chức năng thứ ba của môi trường. Như vậy, phải có biện pháp để giảm thiểu tác động vấn đề xả thải ra môi trường như: +

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người.

+

Xử lí chất thải trước khi thải vào môi trường.

+

Hạn chế xả thải ra môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+

Phân chia rõ các loại rác thải để dễ dàng xử lí.

+

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để kiểm soát chất thải tại nguồn, xử lí chất thải, tái chế chất thải,...

+

Duy trì mức chất thải thải ra môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ, trung hòa của môi trường. 3

3. Tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường Bên cạnh các tác động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thải các chất thải vào môi trường - là các loại tác động theo hướng một chiều quá trình phát triển của con người có tác động đa chiều vào môi trường, thể hiện ở việc lấy bớt đi nhiều thành phần môi trường có cả đưa thêm vào môi trường các hoạt động cải tạo tái tạo thành phần môi trường... đó chính là tác động trực tiếp và tổng thể môi trường. Điển hình cho tác động này là việc con người phá rừng, lấp ao hồ... để xây dựng các thành phố, khu dân cư các trung tâm công nghiệp, vui chơi giải trí, trường học...Trong các hoạt động này, con người lấy bớt từ môi trường nhưng gần như là lấy đi toàn bộ các thành phần vật chất - đất để lấy về mặt không gian cho các mục đích sử dụng mới. Đồng thời có đưa vào môi trường nhưng đưa vào các thành tạo vật chất cần thiết cho các quá trình hoạt động sắp tới của con người và cải tạo các thành phần khác của môi trường theo mục đích trên. Đây cũng là một tác động phổ biến của con người và là tác động mạnh mẽ tới môi trường theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như các nước đang phát triển hoặc các vùng đang đẩy mạnh quá trình phát triển. Điều đáng lưu ý là tác động này có xu hướng mở rộng rất mạnh. Trong khi tác động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể ổn định hoặc giảm bớt nhờ cuộc cách mạng nguyên liệu tác động thải các loại chất thải vào môi trường có thể được cải thiện nhờ các công nghệ thu gom xử lý chất thải hiện đại và việc thực hiện các chu trình sản xuất kín... thì tác động này rất có thể lại ngày càng tăng cao cho mức tăng quy mô dân số, theo việc thực hiện quyền lao động, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống... Như vậy, con người cần phải phát huy các tác động tích cực; ngăn ngừa, giảm thiểu các tác dộng tiêu cực đến môi trường. B. Phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong những năm tiếp theo Môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với sự phát triển kinh tế xã hội thiếu bền vững và thiếu quan tâm đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Cách thức phát triển kinh tế truyền thống thường đặt ra bài toán phải đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Vì đó là cách thức của mô hình kinh tế tuyến tính, dựa vào khai thác tài nguyên làm đầu vào cho quá trình sản xuất, phục vụ tiêu dùng và cuối cùng 4

là thải loại, dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường. Trước những thách thức đó, kinh tế tuần hoàn là sự thay đổi về triết lý phát triển, hướng tới phục hồi và tái tạo, từ đó giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và hạn chế rác thải, trong khi không hề xem nhẹ phát triển kinh tế. 1. Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn Kinh tế tuyến tính (KTTT – Linear Economy) bắt đầu từ Khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi Sản xuất, Phân phối, Tiêu dùng và cuối cùng là Thải loại. Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn (KTTH – Circular Economy) là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới hơn, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể. Tới nay, khái niệm kinh tế tuần hoàn được thừa nhận rộng rãi nhất là do tổ chức Ellen MacArthur Foundation đưa ra tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khải niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.” Theo đó, kinh tế tuần hoàn bao gồm 3 nội hàm cơ bản: -

Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát, nhằm sử dụng hợp lý

các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; đặc biệt, đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo; -

Tối ưu hoá lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu

nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học; -

Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hoá các ngoại ứng

tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế mô hình ngay từ đầu của quá trình sản xuất. 5

2. Tính tất yếu của chuyển dịch mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam 2.1. Mặt trái của mô hình kinh tế tuyến tính Kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng thải. Thật vậy, so với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190%. Vì thế, nếu không thay đổi cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, ngay cả với các tài nguyên có thể tái tạo, là không thể tránh khỏi. Về rác thải của thế giới, chỉ tính riêng rác thải nhựa đổ ra biển của năm 2014 đã là 150 triệu tấn trên toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, tổng khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá trong các đại dương. Ngoài ra, cần kể tới các vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, bản thân các nền kinh tế cũng đang có những thách thức mới như: rủi ro của chuỗi cung ứng, sự xuất hiện của các thị trường phi quy định, chiến tranh thương mại và những bất ổn kinh tế khác. Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi. Đối với Việt Nam, bản thân nước ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề của kinh tế tuyến tính và đứng trước yêu cầu thay đổi. Một số vấn đề tiêu biểu có thể kể đến: Tiêu thụ năng lượng tăng nhanh và suy giảm tài nguyên: Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP khiến kể từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu ròng năng lượng. Từ một nước vẫn tự hào về xuất khẩu than, Việt Nam bắt đầu phải nhập than từ năm 2001 và đến năm 2015 đã trở thành nước nhập khẩu ròng than. Ngoài than đá thì Việt Nam còn phải liên tục tăng nhập khẩu dầu thô, thậm chí sắt thép các loại, các kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu cho dệt may và da giày. Rõ ràng, các tài nguyên đang suy giảm nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Phát thải tăng nhanh: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi phí nguyên liệu và mức thải bỏ bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, mỗi ngày các đô thị ở Việt Nam thải ra gần 32.000 tấn rác sinh hoạt, trong khi ở khu vực nông thôn là 12.000 tấn (QĐND, 2016). Dự báo đến năm 2025, lượng rác ở Việt Nam khoảng 100 triệu tấn / năm, bao gồm rác sinh 6

hoạt, công nghiệp và y tế. Tình trạng rác thải không được xử lý trước khi thải ra môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường của chính phủ Việt Nam. Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại nghiêm trọng: Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào năm 2035. Đó là còn chưa kể đến ô nhiễm đất và suy thoái đất đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, các sự cố môi trường từ việc xả thải của các nhà máy, như các vụ việc của nhà máy Vedan, công ty Formosa Vũng Áng, công ty cổ phần mía đường Hòa Bình,… cũng đã gây thiệt hại lớn tới các hệ sinh thái. 2.2. Lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn - xu hướng tất yếu trên toàn cầu Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng. So với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích. Việc phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Đồng thời, kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân...Cùng với đó, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng... Trên thực tế, các chính sách liên quan đến kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện từ trước đó rất lâu ở các quốc gia, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ngay tại Châu Âu, Hà Lan đã có bước đi đầu tiên từ những năm 1970, với “thang Lansink”, ưu tiên ngăn ngừa và hạn 7

chế phát sinh chất thải, thúc đẩy tái sử dụng và tái chế, sau đó là việc xử lý rác bằng phương pháp đốt trước khi áp dụng biện pháp cuối cùng là chôn lấp; tại Đức là Luật về Quản lý chất thải và Chu trình khép kín năm 1996. Tại Châu Mỹ là Hoa Kỳ với các cách tiếp cận dựa vào thị trường đối với rác thải từ năm 1677. Tại Châu Á, Nhật Bản khởi xướng với Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế từ năm 2002. Năm 2009, Trung Quốc cũng có Luật Xúc tiến Kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới, như Liên minh châu Âu (đi đầu là Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch), Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn. Bài học thành công của các quốc gia này là kinh nghiệm để Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, cũng như thúc đẩy hợp tác nhằm tiếp nhận chuyển giao các công nghệ về thiết kế, chế tạo, chuyển đổi số. 2.3. Khái quát về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Khái niệm liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn đã có ở Việt Nam từ cách đây 20 năm với những định danh khác. Việt Nam cũng đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn điển hình thành công, như mô hình Vườn-Ao-Chuồng và các biến thể như Rừng-Vườn-Ao-Chuồng, hệ thống trồng cây-nuôi cá kết hợp (giúp thu hồi khí thải hoặc tận dụng thức ăn, dinh dưỡng). Không chỉ vậy, hiện nay, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn. Chính vì vậy, các chiến dịch về bảo vệ môi trường như chống rác thải nhựa đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên cả nước tích cực hưởng ứng, tham gia. Vì vậy, đã hình thành một số mô hình mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn như: sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt), ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa), mô hình khu công nghiệp sinh thái tại một số địa phương; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam; Đối tác toàn cầu về nhựa của Việt Nam; cộng đồng doanh nghiệp cũng đang rất tích cực hưởng ứng mô hình kinh tế tuần 8

hoàn… Mặc dù còn nhiều hạn chế, như còn gây ô nhiễm môi trường, nhưng các mô hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn. Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tạo ra một số thay đổi cơ bản cho Việt Nam: Trước hết là thay đổi chất lượng môi trường sống. Do đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia dẫn đến “zero waste” hay nền kinh tế không rác thải, giảm nguồn ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống, một cách gián tiếp cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Đồng thời nền kinh tế tuần hoàn cũng góp phần làm giảm phát thải nhà kính và biến đổi khí hậu. Tiếp đến, mô hình kinh tế này giúp tìm kiếm và phát triển công nghệ mới để sử dụng các nguồn tài nguyên thay thế cho nguyên liệu thô và năng lượng hóa thạch, đặc biệt là than đá và dầu khí. Các loại tài nguyên này của Việt Nam đang cạn kiệt dần và phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Sự phụ thuộc này có thể dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu. Giá nguyên liệu thô tăng thường kéo theo những hệ quả tiêu cực cho sự ổn định của nền kinh tế, nhất là đối với các nước nghèo. Sau cùng, mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Mô hình này tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và nhà khoa học trong hoạt động thiết kế, tái chế và sáng tạo. Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng khan hiếm nguyên liệu, sử dụng năng lượng bền vững, hạn chế rác thải tối đa trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn… đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, góp phần làm tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, nền kinh tế tuần hoàn còn tạo nên sự thay đổi về nhận thức của từng cá nhân khi chất lượng sống được cải thiện. Mỗi cá nhân khi nhận thức được tác động tích cực mà nền kinh tế tuần hoàn mang lại, họ sẽ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nền kinh tế này. 2.4. Những giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Theo kinh nghiệm quốc tế, kinh tế tuần hoàn hiện nay đã phát triển và không chỉ dừng lại ở việc tận dụng vật liệu, mà cần được xem xét toàn diện theo 4 giai đoạn: 9


Similar Free PDFs