KTMT điểm cao học viện tài chính PDF

Title KTMT điểm cao học viện tài chính
Course Kinh tế môi trường
Institution Học viện Tài chính
Pages 31
File Size 612.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 295
Total Views 448

Summary

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHBỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾHọ và tên: Đỗ Thị Ngọc Mai Khóa /Lớp: (tín chỉ) CQ58/21 STT: 09 Ngày thi: 24/9/Mã sinh viên: 2073403010888 (Niên chế): CQ58/21. ID phòng thi: 5820581212 Giờ thi: 7HBÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngàyĐỀ TÀIHOÀN THIỆN C...


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ

Họ và tên: Đỗ Thị Ngọc Mai

Mã sinh viên: 2073403010888

Khóa /Lớp: (tín chỉ) CQ58/21.07LT2

(Niên chế): CQ58/21.11

STT: 09

ID phòng thi: 5820581212

Ngày thi: 24/9/2021

Giờ thi: 7H30

BÀI THI MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….……..4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG…………………………………………………………………………..6 I. Tổng quan về công cụ quản lý môi trường…………………………………….6 1. Khái niệm……………………………………………………………….………..6 2. Vai trò…………………………………………………………………….………6 II. Nội dung các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường…………………….7 1. Thuế tài nguyên…………………………………………………………………..7 2. Thuế ô nhiễm môi trường…………………………………………………...……8 3. Giấy phép (quota) phát thải……………………………………………...……...10 4. Đặt cọc, hoàn trả………………………………………………………...………11 5. Ký quỹ môi trường…………………………………………………………...…11 6. Trợ cấp môi trường……………………………………………………………..12 7. Nhãn sinh thái……………………………………………………….…………..12 8. Quỹ môi trường…………………………………………………………………12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………..13 I. Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam………13 II. Tình hình sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam………………………………………………………………………………..14 1.Tình hình sử dụng thuế tài nguyên ở nước ta…………………………………….14 2. Tình hình sử dụng thuế ô nhiễm môi trường…………………………………….15 3. Tình hình sử dụng giấy phép phát thải…………………………………………..16 4. Tình hình sử dụng đặt cọc hoàn trả………………………………………………16 5. Tình hình sử dụng ký quỹ môi trường…………………………………………....17 6. Tình hình sử dụng trợ cấp môi trường…………………………………………..17 7. Tình hình sử dụng nhãn sinh thái………………………………………………..17 8. Tình hình sử dụng quỹ môi trường………………………………………………17 III. Đánh giá chung về thực trạng Việt Nam sử dụng công cụ kinh tế trong quá trình quản lý môi trường trong thời gian qua…………………………………..18 1. Kết quả đạt được………………………………….……………………………..19 2

2. Những hạn chế còn tồn tại……………………………………………………….21 3. Nguyên nhân các hạn chế………………………………………………………..22 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM………….24 I. Định hướng hoàn thiện công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Nhà nước……………………………………………………………………………….24 II. Giải pháp hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam………………………………………………………………………………..25 1. Nhóm giải pháp chung………………………………….……………………….25 2. Nhóm giải pháp cụ thể………………………………….……………………….26 3. Giải pháp đối với từng cá nhân………………………………………………….28 KẾT LUẬN………………………………………………………………...……..29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..31 .

3

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tàì Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trogj đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kỉnh tế, văn hóa – xã hội của đất nước. Bởi vì môi trường không chỉ cũng cấp tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ chất thải do chính sản xuất và con người tạo ra. Thế nhưng, trên thế giới hiện nay, môi trường đang chịu những tác động tiêu cực từ những hoạt động của con người. “Kinh nghiệm phát tiển trên thế giới cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng làm tăng sức ép và nguy cơ hủy hoại môi trường”. Vì vậy mà môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển như Việt Nam. Sự ô nhiễm môi trường, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quen trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức xã hội để bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường. Trong những biện pháp, chính sách mà Nhà nước ta sử dụng cũng như nhiều nước trên thế giới, Nhà nước ta đã sử dụng các công cụ hữu hiệu trong đó có công cụ kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong cơ chế mới – cơ chế thị trường: việc ghiên cứu, tìm hiểu, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và đưa ra những biện pháp hoàn thiện các công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường ở Việt Nam là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 4

2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, đánh giá thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và từ đó đề ra phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Đối tượng nghiên cứu: công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường. 3.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: lãnh thổ Việt Nam 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các văn bản, vấn đề kinh tế xã hội và định hướng phát triển… qua sách báo, internet ,… Phương pháp tổng hợp tài liệu: các tài liệu sau khi thu thập được sec được tổng hợp và phân tích, chọn lọc để sử dụng nghiên cứu. 5.Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục đề tài tham khảo, tiểu luận được trình bày trong ba chương: CHƯƠNG I: Lý luận các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. CHƯƠNG II: Thực trạng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG III: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam.

5

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG I.Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 1. Khái niệm Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên cơ sở tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường nhà nước. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ lại có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Khi nhắc đến công cụ quản lý môi trƣờng không thể không nhắc đến công cụ kinh tế. Công cụ kinh tế là những công cụ nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. 2. Vai trò của công cụ kinh tế Trong lĩnh vực quản lý môi trường, các công cụ kinh tế được sử dụng là nhằm tác động tới các chi phí và lợi ích trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhằm điều chỉnh lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan, đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế tạo khả năng nâng cao ý thức, trách nhiệm, các tổ chức, cá nhân tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình theo hướng thân thiện, hữu ích với môi trường. Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý môi trường hướng tới một sự phát triển bền vững. 6

Việc sử dụng rộng rãi các công cụ kinh tế không chỉ hạn chế tối đa các hoạt động gây bất lợi cho môi trường mà còn khuyến khích sự năng động sáng tạo trong quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đưa các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các công nghệ sạch vào sản xuất. Từ đó, làm tăng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng hiệu quả các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời khích lệ ý thức tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ kinh tế có thể tạo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động, cũng như chủ động ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra. Đồng thời sử dụng công cụ kinh tế có thể giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý môi trường II. Nội dung các công cụ kinh tế trong quả lý môi trường Một số công cụ kinh tế điển hình thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường. 1. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ý nghĩa: + Là khoản chi phí thể hiện trách nhiệm tài chính của các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên đối với chủ sở hữu. + Khuyến khích và ép buộc các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên phải trân trọng vai trò và giá trị của tài nguyên đối với quá trình phát triển. + Đây cũng là một khoản thu rất quan trọng của ngân sách Nhà nước. Mục đích chủ yếu của thuế tài nguyên: + Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên 7

thiên nhiên. + Hạn chế các tổn thất, sự lãng phí các nguồn tài nguyên trong quá trình khai thác, sử dụng chúng. + Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thực hiện việc điều hòa lợi ích giữa Nhà nước với các tổ chức, các cá nhân; giữa các tổ chức và bộ phận dân cư trong lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác của môi trường. Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như: thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế khai thác rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản... Thuế tài nguyên có nhiều loại khác nhau, đối tượng để tính thuế cũng rất đa dạng, phức tạp do sự phân bố của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các địa bàn có đặc điểm rất khác nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào từng loại tài nguyên cụ thể, địa bàn cụ thể, từng thời kỳ cụ thể để xác đinh mức thuế thích hợp. Nguyên tắc tính thuế tài nguyên: + Hoạt động càng gây nhiều tổn thất về tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường càng nghiêm trọng thì càng phải chịu thuế cao. + Thuế tài nguyên phải khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên. Có hai cách tính thuế tài nguyên chủ yếu là dựa vào quy mô khai thác và dựa vào khoán sản lượng khai thác. 2. Thuế ô nhiễm môi trường

8

Thuế ô nhiễm môi trường là khoản thu cho ngân sách nhà nước từ những đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường, góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Mục đích chủ yếu: + Khuyến khích người gây ô nhiễm phải tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường + Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Các nguyên tắc đánh thuế ô nhiễm môi trường: + Hướng vào mục tiêu phát triển bền vững và chính sách, kế hoạch môi trường cụ thể của quốc gia. + Người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đây là nguyên tắc mà theo đó người gây ô nhiễm phải chịu chi phí cho các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do những thiệt hại gây ra cho xã hội hoặc vượt quá mức độ. + Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ quốc tế. Ưu điểm của thuế ô nhiễm môi trường: + Tăng hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua tiết kiệm chi phí. + Khuyến khích quá trình đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Các loại thuế ô nhiễm môi trường: + Thuế trực thu: Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm môi trường (thuế sulphur, thuế CO2, thuế CFCs...). + Thuế gián thu: Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, thuế dầu, thuế than...) 9

Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường. Ví dụ: thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường... Giúp thúc đẩy người gây ô nhiễm giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra và đóng góp tài chính để xử lý ô nhiễm môi trường. 3. Giấy phép (quota) phát thải Giấy phép phát thải là loại giấy phép cấp cho các doanh nghiệp, quy định mỗi doanh nghiệp cụ thể được phép phát thải đến một mức độ nhất định phù hợp với tiêu chuẩn môi trường tại khu vục đó. Giấy phép phát thải thường được áp dụng cho nguồn tài nguyên môi trường khó quy định quyền sở hữu dẫn đến việc bị sử dụng bừa bãi (không khí, đại dương...). Trong quản lý môi trường Nhà nước sử dụng công cụ cấp giấy phép xả thải thích hợp với một số điều kiện nhất định sau: + Chất ô nhiễm cần kiểm soát được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng gây tác động tới môi trường tương tự nhau. + Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp do nhiều yếu tố (công nghệ, tuổi thọ máy móc thiết bị, quản lý...) + Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mag tính cạnh tranh và năng động. Ý nghĩa: + Khống chế được lượng chất thải thải vào môi trường ở một khu vực. + Huy động nguồn lực tài chính để thực hiện các kế hoạch môi trường. + Hình thành thị trường giấy phép, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp giảm thải tối ưu. 10

4. Đặt cọc, hoàn trả Đặt cọc hoàn trả là khoản phí phụ thêm vào trong giá thành sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng các sản phẩm này phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả. Nếu vi phạm thì số tiền đặt cọc được xung vào quỹ bảo vệ môi trường. Mục đích: Thu gom phần còn lại của sản phẩm sau khi tiêu dùng để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn nhất đối với môi trường. Ưu điểm của hệ thống đặt cọc hoàn trả là tăng cường mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu vấn đề chất thải rắn và việc thải bỏ bằng biện pháp chôn lấp, nâng cao tỉ lệ thu hồi của các chương trình tái chế. Nhược điểm là các chi phí sẽ gia tăng đối với người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. 5. Ký quỹ môi trường Ký quỹ môi trường là khoản tài chính mà các doanh nghiệp phải nộp/ đặt cọc tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trước khi tiến hành các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm cam kết về thực hiệ các biện pháp để hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho chủ thể có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nhận thức được trách nhiệm của họ và sẽ điều chỉnh hành vi trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích cho Nhà nước, vì 11

không phải luôn bị động đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách. Ký quỹ môi trường cũng khuyến khích các doanh nghiệp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp sẽ có lợi ích lấy lại được vốn được ký gửi trong quỹ, khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường như cam kết. 6. Trợ cấp môi trường Áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Giá trị trợ cấp phải tương đương với lợi ích môi trường mà hoạt động này mang lại. Hình thức trợ cấp: trợ cấp không hoàn lại; các khoản cho vay ưu đãi; ưu đãi thuế (giảm thuế, miễn thuế ,..). Về nguyên lý, đảm bảo mức hỗ trợ tài chính phải bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng của doanh nghiệp hoạt động, tức là bằng mức chênh lệch giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp đạt được tại sản lượng đó. 7. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó đảm bảo phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Sản phẩm được dán nhãn sinh thái có uy tín, có sức cạnh tranh và giá bán trên thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho: + Các sản phẩm tái chế từ phế thải. + Các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường. + Các sản phẩm có tác động tích cực tới môi trường. 8. Quỹ môi trường Quỹ môi trường là một cơ chế tài chính lập ra để hỗ trợ việc sử dụng và bảo tồn 12

tài nguyên môi trường bền vững. Phân loại: Theo vùng địa lý và phân cấp quản lí bao gồm: Quỹ môi trường toàn cầu, quốc gia, vùng hoặc địa phương. Mục đích: huy động và tận dụng mọi nguồn lực của mọi đối tượng muốn tham gia, đóng góp nhân tài, vật lực cho sự nghiệp quản lý môi trường. Trên đây là cơ sở lý luận để đánh giá các thực trạng của việc hoàn thiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I.Tổng quan về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Trong những năm qua, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, việc sử dụng ở mức độ tối đa các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi; ngoài ra, trình độ công nghệ trong nước mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung còn khá lạc hậu, không thể ngay lập tức hiện đại hóa hoàn toàn bằng những công nghệ tiên tiến và ít ảnh hưởng đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày 13

càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững, phải thực hiện mục tiêu về môi trường, Việt Nam phải tìm kiếm các biện pháp cũng như áp dụng các công cụ kinh tế là rất quan trong. Trong thời gian qua, việc áp dụng các công cụ kinh tế đã đạt được những thành quả nhất định nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế còn tồn đọng mang lại hiệu quả chưa cao. II.Tình hình sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam 1.Tình hình sử dụng thuế tài nguyên ở nước ta Thực hiện theo Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi năm 2008. Thuế tài nguyên đã được thực hiện theo Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1990, năm 1998 (sửa đổi); Luật Thuế tài nguyên năm 2009. Hiện đang thực hiện theo Luật Thuế tài nguyên năm 2014 (sửa đổi). Theo Bộ Tài chính (2008), số thu thuế tài nguyên bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng.

Bảng1: Mức thuế áp dụng đối với từng loại tài nguyên thiên nhiên (Trích luật thuế năm 2010)

14

Việc quản lý thu thuế tài nguyên thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định nhất là sau khi Luật quản lý thuế được ban hành, được áp dụng, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, nhất là dầu khí.

Bảng 2: Số thu thuế tài nguyên và tỷ lệ thuế taì nguyên giai đoạn 2010-2017

(Nguồn: Số liệu về ngân sách của Bộ Tài chính trên website mof.gov.vn) 2. Tình hình sử dụng thuế ô nhiễm môi trường Cho đến nay thuế ô nhiễm môi trường đã được thực hiện thu ở Việt Nam. Thuế ô nhiễm môi trường được thực hiện thu theo Luật thueeys bảo vệ môi trường năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Tuy nhiên, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấy đến môi trường. Trong Luật thế này, có quy định 8 nhóm sản phẩm phải thực hiện nộp thuế ô nhiễm môi trường, đó là: xăng, dầu, mỡ thừa; than đá; dung dịch HCFC; túi nilong thuộc diện chịu thuế, thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc khử trùng kho. Trong đó mức thuế xuất áp dụng với túi nilong là cao nhất 30000-50...


Similar Free PDFs