Tiểu luận nhóm 5 nnnnnnnnnnn PDF

Title Tiểu luận nhóm 5 nnnnnnnnnnn
Course Pháp luật đại cương
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 19
File Size 439.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 166
Total Views 195

Summary

Download Tiểu luận nhóm 5 nnnnnnnnnnn PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT KINH DOANH

ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI (TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG) Thành viên nhóm 5:

1. Bùi Vân Oanh (NT)

3119420336

2. Bùi Thị Thùy Trâm

3120420497

3. Trần Đỗ Tấn Chung

3119330051

4. Trần Đoàn Ngọc Thúy

3119420459

5. Lê Ngọc Bảo Trân

3120420508

6. Lê Anh Thư

3120420434

7. Lê Quang Phú

3119420347

8. Lâm Thị Như Thảo

3119330402

9. Đoàn Thị Hồng Ngọc

3120420270

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11 NĂM 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài ...................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .............................................................................2 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................................3 7. Kết cấu của tiểu luận ...............................................................................................3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI ..........4 1. Khái niệm .................................................................................................................4 1.1 Hợp đồng ............................................................................................................4 1.2 Hợp đồng thương mại .......................................................................................4 2. Đặc trưng của hợp đồng trong hoạt động thương mại ..........................................4 3. Phân loại hợp đồng thương mại .............................................................................4 4. Nội dung của hợp đồng ...........................................................................................4 5. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong hoạt động thương mại ................5 6. Hình thức của hợp đồng .........................................................................................5 CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI ..............................................................................................................6 1. Khái niệm vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại ..........................................................................................................6 1.1

Vi phạm hợp đồng ........................................................................................6

1.2 Khái niệm trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại.............................................................................................................................6

2. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại ......................6 2.1 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng .......................................................................6 2.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồng ............................................................................9 2.3 Hủy bỏ hợp đồng .............................................................................................10 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao đồng thương mại ........................................................................................14 KẾT LUẬN ..................................................................................................................15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................16 A.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT ...............................................................................16

B.

SÁCH, TÀI LIỆU...........................................................................................16

C.

WEBSITE .......................................................................................................16

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, khái niệm hợp đồng lao động thương mại không còn quá xa l ạ với mọi người. Hợp đồng lao động thương mại có vai trò vô cùng quan trọng. Là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàn hàng hóa và cung ứng dịch vụ với đi tác, cơ sở để giải quyết các tranh chấp đôi bên (nếu có). Đây cũng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Thông qua hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập. Tuy nhiên, ở những năm vừa qua, vi phạm hợp đồng lao động thương mại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là xuất hiện những hành vi vi phạm mang tính chất phức tạp, nghiêm trọng và vi phạm những hợp đồng có giá trị kinh tế cao. Điều đó cho thấy rằng, vẫn còn rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết, nhận thức; các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng lao động thương mại vẫn còn một s bất cập gây khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp có liên quan; đây cũng có thể là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vi phạm hợp đồng lao động thương mại nghiêm tr ọng trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng lao động thương mại nhằm bảo đảm trật tự và tạo sự công bằng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng là yêu cầu cần thiết để thiết lập và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI (TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG)” để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về hợp đồng lao động thương mại, cũng như đề xuất một s giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện các quy định pháp luật trong hợp đồng lao động thương mại ở Việt Nam.

1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng), nêu lên thực tiễn áp dụng các quy định này của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một s kiến nghị khắc phục hoặc bổ sung những nội dung mới hoàn thiện hơn nhằm áp dụng biện pháp trách nhiệm phù hợp khi có hành vi vi phạm hoặc giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng lao động thương mại trong giai đoạn hiện nay. Từ mục đích nghiên cứu trên thì tiểu luận xác định nhiệm vụ nghiên cứu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng lao động thương mại như sau: Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm phạm hợp đồng lao động thương mại, các loại vi phạm phạm hợp đồng lao động thương mại; Làm rõ căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Các biện pháp trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Tiểu luận tập trung phân tích các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động trong bi cảnh thị trường thương mại của Việt Nam, dựa trên Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài - Pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). - Các văn bản quy phạm pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam, cụ thể là trong lĩnh vực vi phạm hợp đồng lao động. - Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện tiểu luận, người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp phân tích, phương pháp hệ thng hóa, phương pháp tổng hợp,

2

phương pháp logic… tham khảo công trình nghiên cứu, những điều luật, bài viết có liên quan đã được công b. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài nghiên cứu có hệ thng các vấn đề pháp lý liên quan tới trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, đưa ra định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà kết quả có thể làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của Việt Nam. - Góp phần hoàn thiện chế định trách nhiệm hợp đồng, đảm bảo cho trật tự kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Hơn nữa, việc nghiên cứu những nội dung này nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng, ngăn chặn hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nâng cao nhận thức tự tìm hiểu và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tôn trọng mục đích, vai trò tt đẹp của hợp đồng, tránh các rủi ro, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực. Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cho việc học tập, giảng dạy và áp dụng pháp luật. 7. Kết cấu của tiểu luận Ngoài các phần lời mở đầu; k ết luận; danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Khái quát về hợp đồng lao động thương mại Chương 2: Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao đồng thương mại

3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm 1.1 Hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự1 đồng thời chính là công cụ pháp lý giúp các bên chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như đảm bảo việc thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. 1.2 Hợp đồng thương mại Hợp đồng trong kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. 2. Đặc trưng của hợp đồng trong hoạt động thương mại • Là sự thỏa thuận giữa các bên • Chủ thể của hợp đồng ít nhất 1 bên phải là thương nhân • Đi tượng của hợp đồng: tất cả các tài sản, hàng hóa được phép lưu thông; dịch vụ được phép cung ứng • Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng • Điều chỉnh bởi luật thương mại và các văn bản pháp luật đặc thù khác • Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thương mại 3. Phân loại hợp đồng thương mại • Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ • Hợp đồng chính và hợp đồng phụ • Hợp đồng có điều kiện và hợp đồng không có điều kiện • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 4. Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng.

1

Điều 385 Bộ Luật Dân Sự 2015. 4

Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: (Đ398 BLDS2015) • Đi tượng của hợp đồng; (* điều khoản cơ bản của mọi loại hợp đồng) • S lượng, chất lượng; • Giá, phương thức thanh toán; • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; • Quyền, nghĩa vụ của các bên; • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; • Phương thức giải quyết tranh chấp. 5. Các điều kiện có hi ệu lực của hợp đồng trong hoạt động thương mại • Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi. • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. • Người tham gia ký kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện. Ngoài ra đi với hợp đồng mà pháp luật quy định phải tuân theo hình thức nhất định, thì các bên phải tuân theo quy định đó. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn. Quá thời hạn đó, mà các bên không thực hiện thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu. Về hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ tời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 6. Hình thức của hợp đồng Hình thức hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một s trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…

5

CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại 1.1 Vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.2 Vi phạm hợp đồng bao gồm: • Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.3 • Vi phạm không cơ bản. 1.2 Khái niệm trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại là hậu quả bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng thương mại phải gánh chịu, cơ quan xét xử có thẩm quyền xác định các biện pháp trách nhiệm tương ứng với hành vi vi phạm khi bên bị vi phạm yêu cầu, trừ trường hợp bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm hoặc được miễn trách nhiệm. 2. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại 2.1 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 2.1.1 Khi niệm Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên t ạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng 2.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng Tạm ngừng có thể được xem là biện pháp khắc phục theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Nhìn t ừ góc độ trách nhiệm tài chính của bên vi phạm khi bị áp dụng biện pháp tạm ngừng không liên quan đến trách nhiệm tài chính của bên vị phạm. Để áp dụng biện pháp này, bên yêu cầu phải chứng minh hai căn cứ: 2 3

Điều 3 Luật Thương Mạ i 2005. Khoản 13 Điều 3 Luật Thương Mại 2005. 6

• Có thỏa thuận hợp đồng giữa các bên: + Tạm ngừng không áp dụng nếu không có quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng được hình thành khi giữa các bên có sự thỏa thuận và mục đích của thỏa thuận là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. + Trong trường hợp này, các hành vi vi phạm đã các bên dự liệu, thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, để khi xảy ra hành vi vi phạm đó, bên bị vi phạm nghiễm nhiên có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng. • Có xảy ra vi phạm hợp đồng: + Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng - theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005. 2.1.3 Trình tự, thủ tục áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng Khi áp dụng chế tài tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm phải thông báo việc tạm đình chỉ cho bên kia, trườ ng hợp không thông báo, nếu gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện, nhưng vẫn còn hiệu lực bởi việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, chứ không chấm dứt hoàn toàn Hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện khi hành vi vi phạm đã được khắc phục và hai bên giải quyết, thỏa thuận xong những tranh chấp phát sinh. Bên bị vi phạm ngoài việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ do thỏa thuận giữa hai bên hoặc dựa trên thiệt hại thực tế. 2.1.4 Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng • Hợp đồng vẫn có hiệu l ực khi bị tạm ngừng thực hiện. Về nguyên tắc, hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện khi hành vi vi phạm đã được khắc phục và mâu thuẫn bất đồng giữa các bên được giải quyết. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là một loại chế tài trong thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế tạm ngừng thực hiện hợp đồng không lúc nào cũng là một loại chế tài. Bởi

7

vì, tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể diễn ra theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với kế hoạch kinh doanh và lợi ích kinh tế của các bên. 2.1.5 Căn cứ php l Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định ở Luật Thương Mại năm 2005 cụ thể như sau: “Điều 308: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương Mại 2005. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” “Điều 309: Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng 1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.” “Điều 294: Các trường hợp miễn trách nhiệm đi với hành vi vi phạm 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do l ỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết đượ c vào thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”4 2.1.6 Ví dụ 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều ki ện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B 200m vải, trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ ràng 100m vải trên phải 100% là cotton xô trắng và công ty A sẽ giao s hàng trên thành hai đợt trong vòng 30 ngày, sau khi công ty B nh ận được hàng đợt một và

Tạm dừng thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Thương Mại, http://luathopdong.vn/tam-dung-thuc-hienhop-dong-theo-quy-dinh-cua-luat-thuong-mai/n1410.html

4

8

phát hiện s vải trên được sản xuất 100% không phải là cotton xô trắng, do đó công ty B đã tạm ngừng việc nhận hàng đợt hai với lý do sản phẩm không đạt chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Công ty X ký hợp đồng mua 100 tấn thép của công ty Y và hai bên đã thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng là đến cui tháng công ty Y phải thực hiện hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, tuy nhiên đến ngày giao hàng công ty Y đã giao thiếu 40 tấn thép. 2.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồng 2.2.1 Khái niệm Đình chỉ thực hiện hợp đồng là chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí. Căn cứ pháp lý của chế tài này trong Luật Thương mại 2005, theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên còn l...


Similar Free PDFs