Tiểu luận nhóm 6 - Grade: B+ PDF

Title Tiểu luận nhóm 6 - Grade: B+
Author Đức Hoàng
Course Planning and Investment
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 329.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 435
Total Views 874

Summary

 KHOA KHOA HỌC XÃ HỘITIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN:Kinh Tế Chính Trị Mác LêNinĐỀ TÀI 6VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAMGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂNBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPChuyên đề: Thiên Chúa Giáo ở Việt NamNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6-THỰC HIỆN NĂ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN: Kinh Tế Chính Trị Mác LêNin ĐỀ TÀI 6 VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN

Chuyên đề: Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6 -THỰC HIỆN NĂM 2021-

GVHD: Nguyễn Viết HằngPage 2

HỌ TÊN

LỚP

CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH 100%

Nguyễn Ngọc Minh Thư

NHC01

Khái niệm và nội dung của Hội nhập kinh tế quốc tế

Hương

NHC01

Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam

100%

Nguyễn Thị Thanh Hiền

NHC01

Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam

100%

Nguyễn Thị Thanh Lành

NHC01

Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam

100%

Nguyễn Chiêu Diệp Tiệp

NHC01

Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; thuyết trình

100%

Phan Minh Bảo Ân

NHC01

Tổng hợp (Soạn, thiết kế trình bày tiểu đề, kết luận, tài liệu tham khảo)

100%

Lương Đức Hoàng

NHC01

Tổng hợp (Soạn, thiết kế trình bày tiểu đề, kết luận, tài liệu tham khảo)

100%

Trần Văn Kiên

NHC01

Tổng hợp Power Point

100%

Nguyễn Ngọc Trâm

NHC01

Tổng hợp Power Point

100%

KÝ TÊN

MỤC LỤC PHẦN I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...................................................................2 1. Khái niệm............................................................................................................. 2 2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.........................................2 3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................2 PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM........................................................................................................... 3 1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế....................................................3 2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế....................................................3 PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM...................................................6 1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập KTQT mang lại............6 2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp..................................6 3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của VN trong liên kết KTQT và khu vực................................................6 4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp...............................................................6 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế........................................7 6. Xây dựng nên KT độc lập tự chủ của VN.............................................................7 PHẦN IV. KẾT LUẬN................................................................................................. 10 Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 11

NHÓM 6

1

PHẦN I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. 2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế -Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế + Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối liên hệ quốc tế sản xuất và trao dổi ngày càng gia tăng, nên kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh toàn cầu. HNKTQT trở thành tất yếu khách quan. + Trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không HNKTQT, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, sẽ không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. -Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. + HNKTQT là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển cho các nước đang phát triển, từ đó thu hẹp khoảng cách, khắc phục nguy cơ tụt hậu. + HNKTQT còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập cho các tầng lớp dân cư. 3. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế -Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công Hội nhập là tất yêu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tôi ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. -Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT có thể diễn ra theo nhiều mức độ tùy thuộc vào sự tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình HNKTQT được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ... Xét về hình thức, HNKTQT gồm các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ...

NHÓM 6

2

PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế - Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. - Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. - Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. - Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với chất lượng cạnh tranh. - Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc. - Tạo điều kiện cho cải cách chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây một xã hội mở, dân chủ, văn minh. - Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế, mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế… 2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế - Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí là phá sản do áp lực của cạnh tranh trong hội nhập. - Các nước đang phát triển gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghiệp thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường. - Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, có nguy cơ làm tăng bất bình đẳng xã hội. - Thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề phức tạp xảy ra đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội. - Có thể làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống. Gia tăng tình trạng buôn lậu, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư hợp pháp.. NHÓM 6

3

- Cạnh tranh gay gắt với đối thủ nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn. - Gia tăng sự phụ thuộc của nên kinh tế vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế thế giới. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn tới những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng. Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3 - 5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Ngoài ra, việc ký kết 2 Hiệp định và tuyên bố kết thúc 2 Hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam - EU sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm. Trong thời gian tới, khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại tăng lên, chiếm tới 27,7% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài , tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đối với TPP, nhập khẩu của Việt Nam từ các nước TPP chiếm khoảng hơn 20% tổng kim ngạch nhập khẩu tuy nhiên, trong số 11 nước thành viên TPP, Việt Nam đã ký kết FTA với 6/11 nước, đồng thời nhập khẩu từ 5 nước còn lại chỉ chiếm khoảng hơn 5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việc cắt giảm thuế quan trong TPP cũng như trong các FTA sẽ khiến cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đối tác chắc chắn có tăng lên và do đó, số thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu đương nhiên cũng tăng theo. Ngoài ra, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm cũng sẽ tác động tích cực đến nguồn thu NHÓM 6

4

từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước. Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.

NHÓM 6

5

PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập KTQT mang lại -

Cần nhận thức HNKTQT là một thực tiễn khách quan, xu thế của thời đại. Ở VN, HNKTQT không chỉ là “khẩu hiệu thời thượng “ mà là “phương thức tồn tại và phát triển”.

-

Tư duy hội nhập từ “ mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế” phát triển lên thành “ chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế hợp tác”

-

Đề ra chính sách thích hợp nhằm tận dụng ưu thế phát huy tác động tích cực và khắc chế tác động tiêu cực

-

HNKTQT phải được coi là sự nghiệp của toàn dân, doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là những lực lượng đi đầu

2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp -

Đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp, đặc biệt là CM4.0. hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình Dương (CPTT)…. Ngoài ra vai trò của các công ty xuyên quốc gia và các nước lớn như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và EU trong các quyết định dẫn dắt các liên kết kinh tế quốc tế

-

Cần làm rõ vị trí của VN để xác định khả năng điều kiện và mức độ hội nhập. Nghiên cứu kinh nghiệm về hội nhập quốc tế nhằm đúc kết những bài học thành công cũng như thất bại

-

Gắn HNKTQT với tiến trình hội nhập toàn diện, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thế giới

-

Lộ trình hội nhập cần xác định rõ thời gian, mức độ bước đi trong các giai đoạn HNKTQT, xác định các ngàng , các lĩnh vực ưu tiên nhằm tập trung các nguồn lực để hình thành các lĩnh vực nồng cốt, các nhân tố đột phá trong tiến trình HNKTQT

NHÓM 6

6

3. Tích cực chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của VN trong liên kết KTQT và khu vực -

Thực hiện đầy đủ nghiêm tức các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức mà VN là thành viên như: WTO, ASEAN, APEC. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi, thuế nhập khẩu với các FTA đã kí kết

-

Hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn như: cam kết xây dựng cộng đồng ASEAN, tầm nhìn ASEAN đến 2025

4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp -

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới sở hữu và doanh nghiệp nhà nước

-

Đổi mới cơ chế quản lí, tạo môi trường hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế

-

Thực hiện cải cách hành chính cơ chế quản lí minh bạch hơn, thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước

-

Hoàn thiện hệ thống luật pháp trực tiếp liên quan đến HNKTQT. Hoàn thiện về tương trợ, tư pháp, phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế và xử lí có hiệu quả các tranh chấp

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế - Doanh nghiệp phải học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới: (1) học tìm kiếm cơ hội kinh doanh (2) học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh (3) học cách huy động vốn (4) học quản trị sự bất định (5) học đồng hành với chính phủ (6) học đối thoại pháp lí - Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như: chủ động tích cực tham gia đầu tư và triển khai các dự án xây dựng nguồn nhân lực, tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hội nhập…., tạo điều kiện thu hút vốn công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp 6. Xây dựng nên KT độc lập tự chủ của VN NHÓM 6

7

- Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ: nền kinh tế không bị phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. - VN cần thực hiện các biện pháp sau để xây dụng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ: + Hoàn thiện bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế xây dựng và phát triển đất nước + Đẩy mạnh CNH,HĐH (1) Tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu (2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác. Xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của sản phẩm trên thị trường thế giới (3) Trong đổi mới công nghệ, bên cạnh du nhập công nghệ, cần tăng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, tiến tới tự chủ về công nghệ + Chủ động hội nhập KTQT một cách có hiệu quả (1) Đàm phán kí kết thực hiện các FTA yêu cầu ở cấp độ cao hơn (2) Thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: cải cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực (3) Ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút vốn đầu tư (4) chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của HNKTQT + Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao + Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh và đối ngoại trong HNQT * Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế thị trường, các tập đoàn kinh tế lớn, các hoạt động kinh tế đã vượt khỏi biên giới các quốc gia; các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư kinh doanh của nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã diễn ra trên quy mô toàn cầu, hình thành nên thị trường toàn cầu, các chuỗi sản xuất toàn NHÓM 6

8

cầu, phân công lao động và hợp tác kinh tế trên quy mô toàn cầu. Đây là một xu hướng khách quan, tiến bộ của lịch sử. - Giữ vững độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Có giữ vững độc lập, tự chủ thì mới có thể đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, càng hội nhập quốc tế có hiệu quả thì càng có thêm điều kiện và tạo được thế thích hợp để giữ vững độc lập, tự chủ. - Vừa giữ vững độc lập tự chủ vừa chủ động tích cực hội là phương thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Hội nhập quốc tế, tăng cường sự liên kết, tạo sự đan xen lợi ích, củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, lòng tin giữa các quốc gia là nhân tố rất quan trọng để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển chung - Để hội nhập quốc tế có hiệu quả, cần độc lập, tự chủ trong việc quyết định chiến lượt tổng thể, mức độ, phạm vi, lộ trình và bước đi hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực. Hội nhập quá nhanh, quá rộng trong khi năng lực tự chủ còn yếu thì không thể có hiệu quả. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế vẫn còn những hạn chế. Nhận thức về mối quan hệ này chưa đầy đủ, chưa thành ý thức thường trực ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực; vẫn còn biểu hiện chỉ thấy lợi ích kinh tế trước mắt, còn không thấy về lâu dài sẽ ảnh hưởng độc lập, tự chủ của đất nước. Chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao, chưa tận dụng và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội do hội nhập đem lại để phát triển đất nước nhanh, bền vững. - Độc lập tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Càng hội nhập sâu rộng càng đòi hỏi khẳng định bản sắc, càng có nhu cầu giữ gìn giá trị văn hóa, truyển thống dân tộc. Hội nhập văn hóa, xã hội đã thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của đất nước, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và làm phong phú đời sống văn hóa đất nước bằng những sản phẩm, giá trị văn hóa của các nước trên thế giới. - Hội nhập cũng tạo nên những thách thức lớn đối với nhiệm vụ giữ gìn độc lập, tự chủ. Để hội nhập có hiệu quả, không thể tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ và quan niệm về độc lập, tự chủ là bất biến.

NHÓM 6

9

PHẦN IV. KẾT LUẬN

NHÓM 6

10

Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin (Dùng cho khối ngành Kinh tế)-khoa Khoa 2. 3. 4. 5.

học xã hội Đại học Kinh tế TP.HCM Trang web: http://hdll.vn/vi...


Similar Free PDFs