Tiểu luận nhóm môn giao dịch thương mại quốc tế về hợp đồng bảo hiểm PDF

Title Tiểu luận nhóm môn giao dịch thương mại quốc tế về hợp đồng bảo hiểm
Course Giao dịch TMQT
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 61
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 781
Total Views 1,035

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ........***........TIỂU LUẬN NHÓMGIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐề tài:BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨULỚP TÍN CHỈ: TMA302(GD1-HK1-2021).GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 9Trần Thị Nhung Đỗ Thị Hương Tạ Thị Thanh Thảo Lường Anh Đ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ........***........

TIỂU LUẬN NHÓM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

LỚP TÍN CHỈ: TMA302(GD1-HK1-2021).9 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 9 Trần Thị Nhung Đỗ Thị Hương Tạ Thị Thanh Thảo Lường Anh Điệp

191772004 0 191772002 6 1917720 1917720

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ........***........

TIỂU LUẬN NHÓM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

LỚP TÍN CHỈ: TMA302(GD1-HK1-2021).9 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 9 Trần Thị Nhung Đỗ Thị Hương Tạ Thị Thanh Thảo Lường Anh Điệp

1917720040 1917720026 1917720 1917720

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển về khoa học- kỹ thuật, các quốc gia trên thế giới đã cải thiện mạnh mẽ về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và gia tăng lượng hàng hoá buôn bán với nhau, đưa các mặt hàng xuất khẩu trở thành mặt hàng chủ lực mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đất nước ta đang trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các thành phần kinh tế. Càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế nhiều hơn nữa thì hoạt động buôn bán hàng hóa lại càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này cho thấy một tiềm năng lớn về dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, khi vận chuyển hàng hóa, dù là đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không, các doanh nghiệp, tổ chức đều không thể tránh khỏi những khó khăn, rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn. Do đó, để đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp, bảo hiểm hàng hóa đã ra đời giúp cho các doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh, yên tâm mở rộng quy mô doanh nghiệp của mình khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) ngày càng được quan tâm phát triển, là một nghiệp vụ truyền thống, và đến nay nó đã trở thành một tập quán quốc tế. Thế nhưng ngành bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, công tác dự báo rủi ro, phòng ngừa và hạn chế tổn thất cho hàng hoá XNK vẫn còn chưa mạnh, chưa hiệu quả trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Vì vậy nhu cầu nâng cao hiệu quả, phát triển bảo hiểm hàng hoá XNK ngày càng trở nên cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Yếu tố ngoại thương trở thành một đòi hỏi khách quan, một yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất ở tất cả các nước. Và tất nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế sẽ kéo theo dịch vụ vận chuyển ngày càng phát triển. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ truyền thống của bảo hiểm hàng hải và đến nay nó đã trở thành tập quán thương mại quốc tế. Dựa vào tính cấp thiết của đề tài, tiểu luận được thực hiện nhằm các mục đích nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về bảo hiểm hàng hoá XNK; phân tích, đánh giá

thực trạng tình hình xuất nhập khẩu. Từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm phát triển ngành. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiểu luận “Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu’’ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý thuyết một cách toàn diện về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm các nội dung khái niệm, phân loại, vai trò. Thứ hai, đưa ra những nội dung cơ bản về xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt. Thứ ba, nghiên cứu thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành, tăng cường lợi thế cho doanh nghiệp và nhà nước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là đề tài bảo hiểm hàng hóa XNK Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực trạng bảo hiểm hàng hoá XNK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích SWOT… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về ý nghĩa lý luận: Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao phát triển , giảm thiểu khó khăn của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam Về ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của chính sách bảo hiểm hàng hoá XNK. Từ đó đưa ra các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu cho phía doanh nghiệp và nhà nước.

B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1

Các khái niệm về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 

Bảo hiểm: Bảo hiểm là một chế độ bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng một khoản tiền, gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã quy định. (Giáo trình BH, Đại học Ngoại thương) Trong đó:  Đối tượng bảo hiểm (Subject-matter insured): Là đối tượng nằm trong tình trạng chịu sự đe dọa của rủi ro, mà vì thế người có lợi ích bảo hiểm trong đối tượng bảo hiểm đó phải tham gia vào một loại hình bảo hiểm nào đó. (Tài sản, Con người, Trách nhiệm dân sự)  Điều kiện bảo hiểm: là sự quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm về: Rủi ro, tổn thất và không gian, thời gian.  Bên bảo hiểm – Người bảo hiểm (Insurer): là pháp nhân được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để kinh doanh bảo hiểm (Điều 3 – Luật KDBH 2000), là người nhận trách nhiệm về rủi ro từ hợp đồng bảo hiểm. Được quyền thu phí bảo hiểm từ những người tham gia bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm, tiền bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.  Bên được bảo hiểm (Insured/ Assured): là người có lợi ích bảo hiểm, người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm.  Người thụ hưởng: là tổ chức hay cá nhân được người tham gia bảo hiểm chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhận được sự trợ giúp và bồi thường từ công ty bảo hiểm.

 Trị giá bảo hiểm (Insurance Value - V): Là trị giá bằng tiền của tài sản, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm ký kết HĐBH, có thể bao gồm cả phí BH. TS mới: V = giá mua + chi phí liên quan (nếu có) Vhh= C+I+F = CIF TS đã qua sử dụng: V = giá trị còn lại = nguyên giá – khấu hao V = giá trị đánh giá lại  Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount - A): Là một khoản tiền do người được bảo hiểm yêu cầu và được người bảo hiểm chấp nhận, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, nhằm xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.  Phí bảo hiểm (Insurance Premium - I): Là khoản tiền mà người tham gia BH phải trả để nhận được sự bảo đảm trước các rủi ro đã được người BH chấp nhận 

Xuất nhập khẩu: Theo luật Thương mại (2005), xuất nhâ pv khẩu là hoạt đông v mua bán hàng hoá của Thương nhân Viê tvNam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt đô ng v tạm nhâ pv tái xuất và tạm xuất tái nhâ pv, chuyển khẩu hàng hoá.



Bảo hiểm hàng hóa: là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.



Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu: là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.

1.2.

Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

(1) Bảo hiểm đường bộ: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển trên đường bộ và các chi phí có liên quan (2) Bảo hiểm đường sắt: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển trên đường sắt và các chi phí có liên quan (3) Bảo hiểm đường biển: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan (4) Bảo hiểm đường hàng không: Đối tượng bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không và các chi phí có liên quan 1.3.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1.3.1

Các khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu



Khái niệm hợp đồng bảo hiểm: là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm ( Insurer) và người được bảo hiểm ( the Insured) ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm ( Premium).



Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm ( Insurer) và người được bảo hiểm ( The Insured) ký kết, trong đó có các điều khoản cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm nếu trong quá trình xuất nhập khẩu xảy ra các rủi ro, mất mát, thiệt hại.

1.3.2

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Về hình thức thì hợp đồng bảo hiểm phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Có 2 hình thức chính:  Đơn bảo hiểm ( Insurance Policy): là một văn bản do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm.  Giấy chứng nhận bảo hiểm ( Certificate of Insurance): là văn bản pháp lý do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, mặt 1 của đơn bảo hiểm và nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm phải bao gồm các điều khoản chủ yếu sau: 

Tên và địa chỉ pháp lý của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.



Tên hàng hóa yêu cầu được bảo hiểm.



Số của vận đơn.



Tên tàu vận tải hàng hóa.



Ngày khởi hành.



Các cảng liên quan đến quá trình vận tải.



Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.



Điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm.



Cơ quan giám định tổn thất.



Địa điểm và cách thức bồi thường.



Ngày, tháng ký kết hợp đồng và chữ ký của người bảo hiểm.

1.3.3

Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao  Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Voyage policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng trong quá trình vận tải trên một quãng đường nhất định được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến, theo điều khoản từ kho giao hàng đến kho nhận hàng. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường áp dụng trong trường hợp số lượng hàng ít, chuyên chở một lượt, một chuyến.  Hợp đồng bảo hiểm bao ( Floating policy): là loại hợp đồng bảo hiểm được áp dụng trên nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng bảo hiểm bao áp dụng trong trường hợp số lượng hàng hóa vận chuyển lớn, được vận chuyển nhiều chuyến trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm). 1.3.4

Nghĩa vụ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp

đồng  Nghĩa vụ của người bảo hiểm 

Phải công khai tuyên bố các quy tắc, thể lệ, điều kiện bảo hiểm, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết



Bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm khi có tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.



Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.



Áp dụng các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.

 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm 

Mua bảo hiểm cho hàng hóa.



Thông báo mọi tin tức về đối tượng bảo hiểm, về sự thay đổi hoặc tăng thêm rủi ro cho người bảo hiểm biết.



Nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn.



Khi có tổn thất phải:



Thông báo cho người bảo hiểm biết và yêu cầu giám định.



Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế tổn thất.



Lập các chứng từ cần thiết và bảo lưu quyền khiếu nại đối với bên thứ 3.

 1.3.5

Báo cho công ty bảo hiểm biết để làm các thủ tục tổn thất chung.

Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào điều 10 của quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam thì một hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung sau:  Tên người được bảo hiểm  Đối tượng cần được bảo hiểm  Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm  Trọng lượng hay số lượng hàng hóa được bảo hiểm  Tên tàu biển hoặc loại phương tiện vận chuyển  Cách thức xếp hàng được bảo hiểm trên phương tiện vận chuyển. Điều kiện và phí bảo hiểm được lựa chọn và áp dụng tùy theo cách thức xếp hàng  Nơi phương tiện vận tải khởi hành và nơi nhận được hàng hóa được bảo hiểm  Thời gian ( ngày, tháng, năm) phương tiện vận tải hàng hóa rời bến  Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền được bảo hiểm  Điều kiện bảo hiểm  Nơi thanh toán tiền bồi thường tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm

Hình 1: Mẫu đơn bảo hiểm hàng hóa

 Một số nội dung cần lưu ý trong hợp đồng bảo hiểm a. Giá trị bảo hiểm xuất nhập khẩu  Giá CIF = C + I + F C: giá hàng hóa tại cảng đi F: cước phí vận tải I: phí bảo hiểm Trong công thức này C và F đã biết. Phí bảo hiểm (I) được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm . Tỷ lệ phí bảo hiểm ( giá cả bảo hiểm) do công ty bảo hiểm đề ra và tính theo phần trăm của giá trị bảo hiểm. Ta có: Phí bảo hiểm: I = R x CIF Trong đó:  Giá CIF = C + R x CIF + F =  Giá bảo hiểm ( V) = giá CIF =

C +F 1−R C +F 1−R

Khi xuất, nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP thì theo tập quán, giá trị bảo hiểm sẽ bao gồm cả mười phần trăm ( 10%) lãi dự tính.  Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF thì: V = CIF + 10%  Khi xuất khẩu theo điều kiện CIP thì: V = CIP + 10% Hoặc  Giá trị bảo hiểm ( V) = C+F×( a+1)1-R Trong đó: C: Giá hàng tại cảng F: Cước phí vận chuyển đến cảng a: Số % lãi dự tính R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

b. Số tiền bảo hiểm xuất nhập khẩu 

Số tiền bảo hiểm ( A): là khoản tiền cụ thể được ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm.



Bảo hiểm toàn phần: số tiền bảo hiểm bằng giá trị thực tế của hàng hóa được bảo hiểm

A = V =CIF 

Bảo hiểm dưới mức ( A < V): Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá bảo hiểm, nghĩa là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần còn người bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi bảo hiểm.

A = b × V = b × CIF 

Bảo hiểm vượt mức ( A>V): Trong trị giá bảo hiểm khai báo, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Tuy nhiên, tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

A = ( 1+a) × V = ( 1+ a) × CIF = ( 1+a)

×

C +F 1−R

Trong đó a: là lãi suất ước tính Trong xuất nhập khẩu, nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hóa đơn hay giá FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị. c. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm Phí bảo hiểm (I): là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thỏa thuận gây nên. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và còn có lãi. Như vậy: I = R x A nếu A < V Hoặc I = R x V nếu A = V Khi xác định R phải cộng thêm cả phụ phí bảo hiểm ( chuyển tải, chiến tranh, đình công …).

Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc CFR thì: I = R x CIF = R x C+F1-R Khi xuất khẩu theo điều kiện CIP hay CIF thì I = R x 110% x CIF ( hay CIP) d. Giám định tổn thất Giám định tổn thất là việc làm của người giám định viên nhằm xác định tình trạng tổn thất, mức độ tổn thất và nguyên nhân gây nên tổn thất hàng hóa. Đây là cơ sở khiếu nại, bồi thường các bên sau này. e. Thủ tục khiếu nại bồi thường 

Một bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường gồm:



Đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc



Hóa đơn thương mại, bản chính



Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa đơn chi phí



Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng



Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại



Giấy yêu cầu bồi thường hàng hóa tổn thất



Phiếu đóng gói, bản cuối.



Tùy từng trường hợp khiếu nại cụ thể, cần kèm thêm các chứng từ.

 Thủ tục khiếu nại: Trường hợp hàng hóa bị tổn thất, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ cần thực hiện các bước chính sau đây:  Đối với hàng hóa bị tổn thất riêng  Khi phát hiện hàng hóa bị tổn thất phải thông báo và yêu cầu người bảo hiểm hoặc đại lý của họ giám định ngay bằng cách gửi Giấy yêu cầu giám định ( theo mẫu) trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi phương tiện vận tải có ghi tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.  Gửi ngay thư khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại cho người chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra.

 Đối với tổn thất chung  Ký vào các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ phương tiện vận tải

 Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung.  Đối với các tổn thất dưới 200 USD, nếu có đầy đủ chứng từ xác nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì không cần yêu cầu giám định.

 Đối với hàng hóa bị tổn thất toàn bộ  Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết mọi thông tin đã thu thập được  Cùng với người bảo hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết có hiệu quả kinh tế nhất.  Cách tính toán, bồi thường tổn thất

 Đối với tổn thất riêng:  Đối với tổn thất toàn bộ ( Total loss): là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Người bảo hiểm sẽ được bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm (A) hoặc theo giá trị bảo hiểm (V) Số tiền bồi thường (P) = A hoặc (P) = V ( nếu A < V) Số tiền bảo hiểm (A) là toàn bộ hoặc một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm chi trả. Theo nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm: là giá trị của đối tượng bảo hiểm lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.  Đối với tổn thất bộ phận ( Partial loss): là một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất bộ phận có thể thể hiện về số lượng, trọng lượng, phẩm chất, giá trị.

 Đối với tổn thất chung  Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung (R) : = L/V Trong đó: L: tổng giá trị tổn thất chung L=

∑ l 1, l 2 ,l 3

V: tổng giá trị tài sản V=

∑ v1,v 2,v3

L1,l2,l3 và v1, v2, v3 có thể phát sinh từ 3 đối tượng cơ bản: chủ tàu, chủ hàng, người chuyên chở.  Số tiền đóng góp cho từng quyền lợi (C): Ci = R x Vi  Mức đóng góp thực tế của từng quyền lợi ( W): Wi = Ci – li 1.4.

Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

1.4.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Trong thương mại quốc tế, bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở từ nước người bán đến nước người mua cũng là một dịch vụ quan trọng không thể tách rời và đã trở thành tập quán trong giới thương mại quốc tế. Phương tiện vận tải và hàng hóa chuyên chở là n...


Similar Free PDFs