Tiểu luận Triết 1 Mác Lê-nin PDF

Title Tiểu luận Triết 1 Mác Lê-nin
Author Hương Giang Đỗ
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 353.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 228
Total Views 366

Summary

Download Tiểu luận Triết 1 Mác Lê-nin PDF


Description

MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 Lời mở đầu................................................................................................................ 4 NỘI DUNG................................................................................................................... 5 Chương 1 1.1

Tổng quan về cơ sở lý thuyết liên quan...........................................5

Đôi nét về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất ...................................................................................................................... 5 1.1.1 Phương thức sản xuất.............................................................................5 1.1.2 Lực lượng sản xuất.................................................................................5 1.1.3 Quan hệ sản xuất....................................................................................6 1.2

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất.......................................................................................................8 Chương 2 2.1

Vận dụng quy luật vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay...9

Những sai lầm khi vận dụng quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản

xuất ở nước ta trước Đổi mới ..............................................................................9 2.2

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai

đoạn hiện nay ở nước ta......................................................................................12 2.3

Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất trong quá

trình công nghiệp hóa cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước................14 2.3.1 Lực lượng sản xuất hiện nay.................................................................14 2.3.2 Quan hệ sản xuất và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..................................................................................................15 2.4

Thành tựu và hạn chế khi vận dụng quy luật quan hệ sản xuất – lực

lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước........................................................................................................16 2.4.1 Thành tựu.............................................................................................16 2.4.2 Hạn chế.................................................................................................16 KẾT LUẬN................................................................................................................. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19

2

MỞ ĐẦU 1

Lời mở đầu Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển. Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế. Trong nền kinh tế hóa tập trung trước Đổi mới, chúng ta đã có nhiều sai lầm trong việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ chế quan liêu, bao cấp đã bóp méo các yếu tố của quan hệ sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất ; sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã làm gay gắt mẫu thuẫn giữa chúng. Điều đó dẫn đến một khoảng thời gian dài trì trệ và khủng hoảng về kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên sau Đổi mới, nhờ sự vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ, đạt được những thành tựu đáng nể. Từ đó, ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và vận dụng quy luật này trong việc phát triển đất nước. Do vậy, em xin được đưa ra những nhận định của mình về vấn đề này trong đề tài tiểu luận: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay ”.

3

NỘI DUNG 1 1.1 1.1.1

Tổng quan về cơ sở lý thuyết liên quan. Đôi nét về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương

thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Phương thức sản xuất đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất (LLSX) ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất (QHSX) tương ứng. PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 1.1.2

Lực lượng sản xuất Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật

nhất định. Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao. Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất. Bởi vậy khi 4

công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin học hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng. Trong mọi thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đông nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự chuyển đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây lên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Có thể coi yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người. Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất nó hoàn toàn có thể coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

NGƯỜI LAO ĐỘNG

TƯ LIỆU SẢN XUẤT TƯ LIỆU LAO ĐỘNG

1.1.3

ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG

Quan hệ sản xuất Để tiến hành quá trình sản xuất, nhất định con người phải có mối quan hệ với

nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội. 5

Với tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: - Quan hệ sở hữu về tư liêu sản xuất (gọi tắt là quan hệ sở hữu): tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất – Biểu hiện thành chế độ sở hữu. trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác. - Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý): tức là quan hệ giưã người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. - Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm (gọi tắt là quan hệ phân phôi lưu thông): tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãn sự phát triển của xã hội Nêu xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất sở hữu quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác, ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng không đối lập mà phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội mới. 6 QUAN HỆ SẢN XUẤT

QUAN HỆ SỞ HỮU QUAN HỆ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

Â



Ô

1.2

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp

thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở "Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất". Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự "chủ động" không đồng nghĩa với sự chủ quan tuỳ tiệ, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. + Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.

7

+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế. 2 2.1

Vận dụng quy luật vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. Những sai lầm khi vận dụng quy luật quan hệ sản xuất – lực lượng sản xuất ở nước ta trước Đổi mới. Nước ta sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc

30/4/1975 đến trước thời kỳ đổi mới 1986, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, nhưng kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Do chưa nhận thức được hiện thực khách quan, nên không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, coi cơ chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hoá; thủ tiêu cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tiến bộ khoa học, công nghệ… quá nhấn mạnh một chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Khi xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai hình thức toàn dân và tập thể; kỳ thị, nóng vội xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển của lực 8

lượng sản xuất. Dẫn đến lực lượng sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuất đình đốn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí dẫn đến việc nhận thức và vận dụng chưa đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng hậu quả thì ngược lại. Đúng như văn kiện Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ:lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Phải giám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật là chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và làm cản trở bước tiến phát triển của đất nước. Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức tư duy lý luận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng những quy luật của sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Một số sai lầm phổ biến trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chúng ta đã mắc phải là: - Chưa nhận thức, chưa hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

9

trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn rất lạc hậu, mới thống nhất được đất nước, tàn dư của chiến tranh còn rất nặng nề. - Nhận thức quan hệ sản xuất không trong một chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu, nhất là muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu tư nhân nằm ngoài bản chất của chủ nghĩa xã hội và cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coi nhẹ quan hệ tổ chức - quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người lao động, trong khi đời sống của nhân dân đang gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn - Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuất kinh tế khác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng trong quan hệ sản xuất gây ra nhiều cản trở, khó khăn, nhất là trong quản lý kinh tế, xã hội. Những sai lầm trên đây chính là do nhận thức không đúng bản chất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất, những điều kiện tác động của nó, không tính đến điều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cục không tránh khỏi rơi vào thất bại. Nhận thức được vấn đề, tại Đại hội VI, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ quan duy ý chí do vi phạm quy luật khách quan mà trước hết và chủ yếu là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó Đại hội đã rút ra bài học rất quan trọng là “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, phải “làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Công cuộc đổi mới xét về thực chất chính là quay trở về với quy luật, nhận thức đúng hiện thực khách quan với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại mới.

10

2.2

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua do quá cường

điệu vai trò của quan hệ sản xuất do quan niệm không đúng về mối quan hệ giữa sở hữu và quan hệ khác, do quên mất điều cơ bản là nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Đồng nhất chế độ công hữu với chủ nghĩa xã hội lẫn lộn đồng nhất giữa hợp tác hoá và tập thể hoá. Không thấy rõ các bước đi c...


Similar Free PDFs