tiểu luận triết học 2021 2022 PDF

Title tiểu luận triết học 2021 2022
Author Ngoc anh Cao
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 341.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 9
Total Views 91

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKhoa Luật~~~~~~*~~~~~~TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TASinh viên thực hiện: Trần Hà AnMã sinh viên: 2114610002Lớp tín chỉ: TRI114.Lớp hành chính: Anh 02 – Luật Thương mại quốc tế...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa Luật

~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện: Trần Hà An Mã sinh viên: 2114610002 Lớp tín chỉ: TRI114.7 Lớp hành chính: Anh 02 – Luật Thương mại quốc tế - K60 GV hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4 Quan điểm triết học Mác-Lê nin về cái chung và cái riêng ..........................4

I. 1.

Khái niệm cái chung và cái riêng ...............................................................4

2.

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng ................................5

II. CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI .......................................................................................6 III. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .............................7 1.

Kinh tế thị trường .......................................................................................7

2.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam ...................................9

KẾT LUẬN ..............................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................15

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam ta cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã phải trải qua biết bao khó khăn trong xây dựng nền kinh tế. Đi lên từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhưng vô cùng tàn khốc và đau thương, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại càng thêm kiệt quệ bởi chiến tranh. Bước vào thời bình, khi đất nước còn quá non trẻ, Đảng và Chính phủ đã vội vàng xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường mà CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường, quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế, với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển. Trước tình hình đó, trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đặc biệt trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, trở nên vững chắc và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều đó cho thấy những quyết định của Đảng và nhà nước ta là kịp thời và hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, mới chập chững bước vào nền kinh tế thị trường đầy gian khó, phức tạp, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi sự học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Nội dung tiểu luận “Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta” sẽ phân tích theo quan điểm của Triết học về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, từ đó đưa ra những đánh giá, vận dụng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG I. Quan điểm triết học Mác-Lê nin về cái chung và cái riêng 1. Khái niệm cái chung và cái riêng Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với một số sự vật hiện tuợng quá trình khác nhau. Mỗi sự vật hiện tuợng đó được gọi là một cái riêng, đồng thời chúng ta cũng thấy giữa chúng lại có mặt giống nhau tức là tồn tại cái chung giữa chúng. Theo quan điểm triết học Mác-Lê nin thì:  Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác, những mối liên hệ giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính quy luật, sự lặp lại. Ví dụ như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị thăng dư là những đặc điểm chung mà mọi nền kinh tế thị trường bắt buộc phải tuân theo.  Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.  Cái đơn nhất là phạm trù triết học để chỉ những đặc tính, tính chất chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Một hành tinh nào đấy hay một thực vật, động vật nào đấy là cái đơn nhất trong giới tự nhiên. Cái riêng trong lịch sử xã hội là một sự kiện riêng lẻ nào đó, như là cuộc cách mạng tháng Tám của Việt Nam chẳng hạn. Một con người nào đó: Huệ, Trang,... cũng là cái riêng. Cái riêng còn có thể hiểu là một nhóm sự vật gia nhập vào một nhóm các sự vật rộng hơn, phổ biến hơn. Sự tồn tại cá biệt đó của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân những thuộc tính không lặp lại ở những cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt chỉ có ở một sự vật nhất định mà không lặp lại ở những sự vật khác. Ví dụ chiều cao, cân nặng, vóc dáng... của một người là cái đơn nhất. Nó cho biết những đặc điểm của chỉ riêng người đó, không lặp lại ở một người nào khác. Cần phân biệt “cái riêng” với cái “đơn nhất”.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Trong lịch sử triết học, mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung được quan niệm khác nhau. Phái duy thực đồng nhất thượng đế với cái chung và cho rằng chỉ có cái chung mới tồn tại độc lập khách quan và là nguồn gốc sản sinh ra cái riêng. Đối lập lại chủ nghĩa duy thực, các nhà triết học duy danh như P. Abơla (1079-1142), Đumxcot (1265- 1308) cho rằng chỉ những sự vật, hiện tượng tồn tại riêng biệt với những chất lượng riêng của chúng mới là có thực còn khái niệm cái chung chỉ là sản phẩm của tư duy của con người. Thấy được và khắc phục hạn chế của hai quan niệm trên, triết học duy vật biện chứng cho rằng cái chung và cái riêng có mối liên hệ biện chứng mật thiết với nhau, và cả hai đều tồn tại một cách khách quan. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng. Ví dụ quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, không thế thì không phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện của các nhà tư bản (cái riêng). Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập. Ví dụ: mỗi con người là một cái riêng nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội. Nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung-cầu, quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đó là cái chung. Như vậy sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm cái chung. Cái chung là bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng, còn cái riêng là toàn bộ nhưng phong phú hơn cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái riêng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái chung. Trong những hoàn cảnh khác nhau, cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất và ngược lại. Ví dụ: trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập trung bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ còn tồn tại trong một số ngành như an ninh quốc phòng. Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Có những đặc điểm xét ở trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét ở trong nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ như cây cối là một đặc điểm chung khi xét tập hợp các cây như bạch đàn, phượng vĩ, bàng… nhưng nếu xét trong phạm

vi thực vật thì cây cối chỉ là một đặc điểm đơn nhất chỉ các loại cây, mà ngoài ra thực vật còn có cỏ, bụi rậm, nấm. Trên cơ sở nguyên lý về mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung, ta đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam một cách thích hợp, cố gắng theo kịp tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển trên thế giới, tăng cường cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. II. CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI Xét về mối quan hệ kinh t ế đối ngoại, có thể thấy nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh t ế thị trường thế giới, sự giao lưu về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường toàn cầu. Tương quan giá cả của các loại hàng hoá trong nước gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế. Thị trường trong nước gắn liền với thị trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Chính điều này tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh của nền kinh tế thế giới. Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh t ế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc t ế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã thay đổi hẳn về chất, không còn là dân số đông, vũ khí nhiều, quân đội mạnh mà là ti ềm lực kinh t ế. Mục đích của các chính sách, của các quốc gia là tạo được nhiều của cải vật chất trong quốc gia của mình, là t ốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, thất nghiệp thấp. Tiềm lực kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu, vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của các đảng cầm quyền. Như vậy với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thế giới thì vi ệc ti ếp thu những đặc trưng cơ bản những nét chung trong tổng thể đó để hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam là tất yếu. Chủ trương phát triển kinh tế là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhi ều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.Tuy nhiên ta không được phép chỉ tiếp thu một cách hình thức mà phải tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện đất nước. Phải giữ được nhưng nét đặc trưng riêng tức là phải bảo tồn cái đơn nhất của kinh tế Việt Nam từ đó còn phải xây dựng một nền kinh tế thị trường mới về chất, thể hiện sự phát triển, phủ định biện chứng đối với nền kinh tế thị trường TBCN.

III. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1. Kinh tế thị trường a) Khái niệm kinh tế thị trường Trên góc độ vĩ mô, thị trường là một phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan cùng với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá, và lưu thông hàng hoá. Ở đâu và khi nào có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi mở rộng ra thì quy mô sản xuất cũng tăng lên, sự phân công sản xuất cũng trở nên sâu sắc hơn. Theo David Begg, thị trường "là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cái quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả". Ta cũng có thể định nghĩa thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, nơi cung gặp cầu. Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh t ế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; dư thừa và phong phú hàng hoá; dịch vụ được mở rộng và coi như hàng hoá thị trường; năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ và thị trường. Đó là một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, với những đặc trưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do quan hệ cung- cầu... b) Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Trong thời kì quá độ lên CNXH, Việt Nam có những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta là một tất yếu khách quan. Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta hiện nay. Nó thể hiện ở chỗ các ngành nghề ở nước ta ngày càng đa dạng, phong phú, chuyên môn hóa sâu. Phân công lao động góp phần phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tự nhiên trước đây và thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hơn; là cơ sở và là động lực để nâng cao năng suất lao động, nghĩa là làm cho nền kinh tế ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư dùng để trao đổi, mua bán, từ đó các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa trên thị trường ngày càng phát triển hơn. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) nên cũng tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích

riêng, bởi vậy quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóatiền tệ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả cũng khác nhau, quan hệ kinh tế giữa họ phải thực hiện bằng quan hệ hàng hóa tiền tệ. Thực tiễn những năm đổi mới cũng chỉ ra rằng, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Sau khi giành độc lập, giải phóng mi ền Nam thống nhất đất nước, đất nước ta tồn tại cùng một lúc ba gam màu kinh tế. Sự không hài hòa giữa các nền kinh tế cùng với sự chủ quan, duy ý chí, cứng nhắc trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ, hơn nữa đất nước ta đang trong thời kỳ bị cắt giảm viện trợ từ các nước XHCN anh em, đã dẫn đến việc nền kinh tế nước ta trong những năm cuối thập kỷ 80 lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân bị giảm sút, thậm chí ở một số nơi còn bị nạn đói đe doạ. Chính những sai lầm đó đã chỉ ra rằng, việc phát triển kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta không thể tiếp tục việc kế hoạch hóa tập trung như trước. Với tinh thần tích cực sửa đổi, sau khi đã nhận ra những sai lầm, tại đại hội VI, Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Đến đại hội VII Đảng ta xác định việc đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực tế đang diễn ra việc đó, tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế. Đảng ta còn chỉ rõ rằng nền kinh tế thị trường có sự phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp với các qui luật kinh tế và với xu thế của thời đại:  Nếu không thay đổi cơ chế kinh t ế, vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất.  Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc nên nó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn ngắn và chỉ có tác dụng phát triển kinh t ế theo chiều rộng. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài nên nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất phát

triển mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.  Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế chính là ti ềm lực kinh tế. Mục đích của các chính sách, của các quốc gia là tạo được tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, thất nghiệp thấp. Kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu, vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của các đảng cầm quyền. Như vậy việc chuyển sang kinh tế thị trường là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ta không được phép tiếp thu một cách dập khuôn nền kinh tế thị trường chế độ TBCN mà phải xây dựng một nền kinh tế thị trường mới về chất, thể hiện sự phát triển hơn so với nền kinh tế thị trường TBCN. 2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam a) Nền kinh tế nước ta mang bản chất của nền kinh tế thế giới Trước hết, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, nên nó tuân theo mọi quy luật của nền kinh tế thị trường: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị thặng dư, quy luật lưu thông tiền tệ,… Các loại thị trường, các mối quan hệ thị trường được phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện trình độ cao trong vi ệc phân công lao động thành nhiều ngành nghề. Sự khác biệt về sở hữu tài sản đã được chấp nhận (không còn chỉ chấp nhận hình thức sở hữu nhà nước, tập thể như trước) và lợi nhuận trở thành động lực phát triển. Theo đó, đã hình thành một lớp người mới năng động hơn, bám sát thị trường hơn và "biết làm kinh tế hơn". ở nước ta hiện nay cũng hình thành và tồn tại cả những khuyết tật của kinh tế thị trường: tâm lý quá coi trọng đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, sự phân cực giàu nghèo quá mức, kinh tế phát triển mất cân đối…. Kinh tế thị trường nước ta cũng có sự quản lý của nhà nước để khống chế, giảm bớt những khuyết tật đó cùng những tác hại của nó. Nhưng tuy nhiên, những khuyết tật đó vẫn còn tồn tại âm ỉ trong xã hội và trong suy nghĩ của một số người. Nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay cũng tuân theo xu hướng c hung phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế, tiến tới hoà nhập thành một thị trường chung trên toàn thế giới. Tương quan giá cả của các loại hàng hoá trong nước cũng ngày càng gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế. b) Thực trạng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Nếu trong CNTB hi ện đại, kinh tế thị trường đặt dưới sự quản lý của nhà nước tư sản độc quyền vì lợi ích của giai cấp tư sản, thì trong nền kinh tế thị trường

nằm dưới sự quản lý của nhà nước XHCN nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con người, và vì con người. Để thực hiện mục tiêu đó, phải tìm kiếm nhiều giải pháp, không giản đơn chỉ xem xét quan hệ sở hữu mà là giải quyết đồng bộ từ vấn đề sở hữu, quản lý, phân phối; tìm động lực cho sự phát triển trên cơ sở xây dựng vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới, là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế phát triển. Đường lối phát triển đó đã được Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; luôn giữ vững định hướng XHCN trong quả trình đổi mới, kết hợp với sự kiên định về mục tiêu, nguyên tắc và linh hoạt trong giải pháp. Chúng ta không coi kinh tế thị trường là mục tiêu mà chỉ là một công cụ, giải pháp, phương tiện để phát triển lực lượng sản xu ất, phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cùng với việc sử dụng động lực của kinh tế thị trường, ngay từ đầu, Đảng ta chủ trương phát triển lực lượng sản xuất phải đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất, đặc biệt là những yếu kém về quản lý và phân phối, xây dựng quan hệ con người với con người, một xã hội giàu t...


Similar Free PDFs