tiểu luận Triết học Mác Lenin giữa kì 2021 2022 PDF

Title tiểu luận Triết học Mác Lenin giữa kì 2021 2022
Author Tran Thi Minh Anh QP1038
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 293.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 42
Total Views 106

Summary

####### BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO####### TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG####### KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN TRIẾT HỌCBIỆN CHỨNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆCXÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TAGV hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Tùng LâmHọ và tên sinh viên: Trần Thị Minh AnhMã sinh viên: 211...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

GV hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Tùng Lâm Họ và tên sinh viên: Trần Thị Minh Anh Mã sinh viên: 2114610004 Lớp tín chỉ: TRI114.07 – Số thứ tự: 09

09_TRI114.7

Trần Thị Minh Anh

2114610004

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2021

TIỂU LUẬN BIỆN CHỨNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1

09_TRI114.7

Trần Thị Minh Anh

2114610004

LỜI MỞ ĐẦU Thân gửi quý thầy cô giáo và bạn đọc! Như chúng ta đã biết, vấn đề xây dựng chiến lược kinh tế luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam.Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước cùng với những các giai đoạn thay đổi trong nền kinh tế thị trường, xét thấy đất nước ta xuất phát điểm từ một nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ lại trải qua không ít những cuộc chiến tranh tàn khốc. Bước vào thời bình, bắt đầu từ cơ sở kinh tế yếu kém, còn nhiều khuyết điểm, nhà nước non trẻ đã quyết định xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Nhưng kết quả thực tế đã chứng minh rằng: Với nền nông nghiệp lạc hậu cùng tác động khốc liệt của những cuộc chiến tranh cùng những dư âm của xã hội phong kiến cùng hoạt động kinh tế bao cấp, Việt Nam không chỉ chậm tiến trong việc phát triển kinh tế mà còn có những bất ổn, khủng hoảng nghiêm trọng. Trong cùng thời điểm đó, đa số các nhà nước khác đang cùng xu hướng chung là xây dựng mô hình kinh tế thị trường và đã đạt được những bước tiến vượt bậc: tạo ra vô số những thành tựu về kinh tế - xã hội, phát triển năng lực đồng thời gia tăng lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường còn tăng hiệu quả trong quản lí xã hội, văn minh cộng đồng, từ đây con người nhạy cảm, tinh tế với khả năng sáng tạo và sự thách thức thi đua phát triển. Nhận thức rõ được những lợi ích hiệu quả và lâu dài đó, trong Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt lựa chọn mô hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa làm kim chỉ nam cho chiến lược phát triển kinh tế nước ta với mong muốn: kích thích sản xuất, phát triển đất nước nhằm tạo ra xã hội công bằng văn minh dân giàu nước mạnh. Những bước tiến chập chững đầu tiên của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường gặp không ít những khó khăn, thách thức. Điều đó đặt ra yêu cầu tiên quyết cho chúng ta là phải không ngừng học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở có chọn lọc đúng đắn trong quá trình xây dựng và phát triển của nền kinh tế. Theo quan điểm về triết học, kinh tế học, chúng ta luôn phải có cái nhìn, sự ứng dụng nền tảng kinh nghiệm ấy vào thực tiễn nước ta đúng hướng, phù hợp với điều kiện riêng của đất nước. Và trên cơ sở ấy, triết học Marx – Lenin, và hơn hết là phạm trù triết học biện chứng cái chung và cái riêng có vai trò then chốt cho mọi hoạt động nhận thức về kinh tế thị trường. Vì vậy, trong tiểu luận triết học Marx – Lenin lần này, tôi đã lựa chọn đề tài “Biện chứng cái chung và cái riêng và vận dụng vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta” làm vấn đề nghiên cứu của mình. Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một chút công sức của mình vào việc làm minh xác, phân tích rõ ràng sự vận dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cùng những lợi ích mà phần lí luận triết học này đem lại. Qua đó, tôi cũng muốn bày tỏ sự đồng tình cá nhân trước cơ sở trên, đồng thời góp một phần nhỏ củng cố lòng tin của mọi người vào công cuộc đổi mới của nhà nước ta – nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để xây dựng cái nhìn toàn diện cũng như phương án phát triển nền kinh tế đúng đắn trong điều kiện xã hội hiện nay! 2

09_TRI114.7

Trần Thị Minh Anh

2114610004

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BIỆN CHỨNG CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG 1. Các khái niệm cái chung – cái riêng: Cái chung – cái riêng là cặp phạm trù cơ bản của triết học duy vật biện chứng. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đã được tiếp xúc với vô số những sự vật, hiện tượng hay các quá trình khác nhau như: cái cốc, cái áo, cây hoa hồng, …. Ví dụ: Một quần thể các loài hoa cùng sống tại vườn hoa Flower Garden có nhiều loài hoa như: hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh, hoa cẩm tú cầu, … và có rất nhiều cây hoa khác nhau. Và mỗi loài hoa được coi là một cái riêng. Vậy, cái riêng là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng hoặc một quá trình nhất định trong thế giới khách quan Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng khái niệm cái chung và cái đơn nhất. Ví dụ: Trong quần thể hoa nêu trên, mỗi một cây hoa (một cá thể) sẽ có những hình dáng (độ to/nhỏ) khác nhau, độ nở hoa nhiều ít khác nhau, … Và mỗi một cây hoa ấy sẽ được coi là cái đơn nhất. “Cái đơn nhất” là phạm trù để chỉ những nét, những mặt những thuộc tính … chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Mỗi sự vật, hiện tượng đó được coi là một cái riêng, đồng thời, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy giữa chúng lại có những điểm giống nhau, ví dụ: tại quần thể hoa ở trên, những cây hoa quỳnh đều nở vào ban đêm, đều có chung hình dạng, và màu sắc hay chúng cùng nở ra những bông hoa trắng có mùi hương giống nhau (không giống với đặc điểm của những loài hoa còn lại trong quần thể). Mặt giống nhau đó người ta gọi là cái chung của những cây hoa quỳnh. Như vậy, cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. 2. Quan hệ biện chứng giữa “cái chung” và “cái riêng”: Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”: Phái duy thực cho rằng, “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn, thực sự độc lập với ý thức của con người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng” mà còn sinh ra “cái riêng”. Theo Platon, “cái chung” là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên “cái riêng” chỉ có tính chất tạm thời Ví dụ: Bên cạnh những cái cây (cá thể riêng lẻ) còn có ý niệm về cái cây nói chung. Từ đó Platon cho rằng cái cây riêng lẻ kia nhờ có ý niệm về cái cây nói chung mà được sinh ra Phái duy danh lại cho rằng, chỉ có cái riêng mới thực sự tồn tại còn những cái chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra và nó không phản ánh một sự vật, hiện tượng 3

09_TRI114.7 Trần Thị Minh Anh 2114610004 hay quá trình cụ thể nào trong hiện thực khách quan. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Chẳng hạn như, họ cho khái niệm về cây cối, con người, giai cấp, … không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ sáo rỗng. Ngay đến những khái niệm vật chất, chủ nghĩa duy vật, hay chủ nghĩa duy tâm, … họ cũng cho là những từ không có ý nghĩa. Như vậy, ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm nữa. Trên thực tế, cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều có những sai lầm, bởi họ đã tách rời cái chung khỏi cái riêng, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối quan hệ khăng khít giữa chúng. Thấu hiểu và khắc phục được hạn chế của hai quan niệm trên, triết học duy vật biện chứng cho rằng “cái chung” và “cái riêng” có mối liên hệ biện chứng mật thiết với nhau, và cả hai đều tồn tại một cách khách quan: Thứ nhất, cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng. Ví dụ: không có cây “thực vật” chung tồn tại bên cạnh những cây hồng, cây mai cụ thể. Nhưng trong bất cứ cây hồng, cây mai riêng lẻ nào cũng đều bao hàm những thuộc tính chung của thực vật, đó là quá trình trao đổi chất, quá trình quang hợp, quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống, đó là các bộ phận vốn có của các loài cây như lá, thân, rễ, … Những đặc tính này lặp lại ở những cá thể cây riêng lẻ và được thể hiện sáng tỏ trong khái niệm “cây”, và đó cũng chính là “cái chung” Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Cái riêng và cái chung luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó, không có một cái riêng nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối. Chẳng hạn như mỗi nền văn hóa của một quốc gia ắt hẳn sẽ có những điểm riêng, đó là những cái riêng. Nhưng bất kì một nền văn hóa nào cũng bị chi phối bởi nền văn minh nhân loại, bởi lịch sử hình thành và phát triển, bởi mức độ đa dạng và phong phú hay bởi mối quan hệ biện chứng giữa các nền tảng tôn giáo và sự kế hoạch phát triển văn hóa – xã hội …. Hay khi khẳng định mỗi con người là một cái riêng thì cùng lúc lúc đó, ta phải công nhận sự thật rằng con người không thể nào tồn tại ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội, không một cá nhân nào không chịu tác động của các quy luật sinh học, các quy luật xã hội. Đó cũng chính là “cái chung” luôn hiện diện trong mối quan hệ với “cái riêng”. Thứ ba, cái chung là bộ phận, nhưng mang tính bản chất sâu sắc hơn cái riêng, còn cái riêng là toàn bộ nhưng phong phú hơn cái chung. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì lẽ cái riêng phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên và lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Cái riêng phong phú, đa dạng hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, những đặc điểm tương tự như các cá thể cùng loại, cái riêng còn có cái đơn nhất. Do đó, cái chung chính là cái gắng liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Trên cơ sở đó, ta có thể khái quát những lập luận trên dưới dạng công thức như sau: Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất Cái chung chỉ giữ phần bản chất hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng là cái bao quát toàn bộ bởi nó được hiện diện lên dưới hình thức là thực thể sống động mà tại đó chắc chắn có sự tồn tại của cái chung và cái đơn nhất. Nhờ vậy, giữa những cái riêng vừa có sự khác biệt lại vừa có sự tương tác qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Sự tác động giữa những cái riêng vừa rút ngắn khoảng cách của sự vật cụ thể (cái riêng) với cái chung, vừa tạo ra khoảng cách giữa sự vật ấy 4

09_TRI114.7 Trần Thị Minh Anh 2114610004 với cái đơn nhất. Chính mối quan hệ va chạm, tương tác qua lại ấy đã giúp cái riêng được phát hiện và nhìn nhận. Ví dụ: Người dân sống ở miền Trung Việt Nam bên cạnh những cái chung với các vùng miền khác trên lãnh thổ nước ta là: cùng sống trên dải đất Việt Nam hình chữ S, cùng mang quốc tịch Việt Nam, cùng chịu sự chi phối và điều hành của một bộ máy nhà nước, một Đảng chung, hay cùng thực hiện những luật định, Hiến pháp chung, … thì còn có những đặc điểm riêng là họ luôn phải sống trong sự khắc nghiệt của thiên tai, điều kiện tự nhiên nghèo nàn, họ có những văn hóa làng xã, phong tục tập quán riêng, và cũng vì thế họ luôn cần cù trong lao động, mạnh mẽ trong việc chống chịu và đối phó với thiên tai khắc nghiệt. Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ khẳng định như vậy là do trong thực tiễn sự xuất hiện của cái mới luôn luôn ở dạng cái đơn nhất. Xét về quy luật, cái mới hoàn thiện dần dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng sau đó, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi rồi trở thành cái đơn nhất. Vật là sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại, sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất chính là phương án biểu diễn quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Chẳng hạn như ở nước ta, trước Đại hội Đảng lần thứ VI, với góc nhìn của nhà nước ta thời bấy giờ thì nền kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ đơn thuần là cái đơn nhất, còn cái chung chính là cơ chế quan liêu bao cấp, thực hiện lao động chung trong cùng một hợp tác xã rồi chia đều tới các hộ gia đình. Đến sau đại hội Đảng thì nền kinh tế thị trường dần được hoàn thiện và thay thế nền kinh tế bao cấp rồi trở thành cái chung, lúc này nền kinh tế tập trung bao cấp ấy trở thành cái đơn nhất (chỉ còn tồn tại tại một số ngành nhất định như an ninh, quốc phòng – chế độ sống trong quân ngũ là biểu hiện cụ thể nhất, …) 3. Ý nghĩa phương pháp luận: - Vì cái chung chỉ tồn tại cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm thấy cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan quan của con người bên ngoài cái riêng. - Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Chính vì vậy, sự nghiệp dổi mới của chúng ta đòi hỏi trước hết pahir là đổi mới tư duy lí luận. Mặt khác, cái chung lại biểu diễn thông qua cái riêng, nên áp dụng cái riêng cụ thể để vận dụng thích hợp. Ví dụ khi áp dụng những nguyên lí về cái chung – cái riêng vào nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của thời kì lịch sử, điều kiện vật chất và nền tảng kinh tế để có những vận dụng xứng đáng, phù hợp với thực tế từ đó rút ra phương án tối ưu nhất trong việc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước có dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. - Trong quá trình phát triển của sự vật, trong điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung, và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.

5

09_TRI114.7 Trần Thị Minh Anh 2114610004  Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung nhằn phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam một cách vững chắc, theo kịp các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

CHƯƠNG 2: GÓC NHÌN KHÁI QUÁT NỘI DUNG: CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG DƯỚI VẤN ĐỀ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Xét trên mối quan hệ kinh tế đối ngoại, dễ dàng nhận thấy nền kinh tế nước ta đang có bước tiến rõ rệt trong quá trình hòa nhập với nền kinh tế thị trường Thế giới, đến nay đã có quan hệ đa phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, cùng với đó là sự giao lưu về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, … điều đó chứng tỏ nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ nhanh chóng bắt kịp tốc độ vận động của nền kinh tế thế giới. Cụ thể là đến năm 2021, nhiều loại hình hàng hóa đã có tương quan giá cả gần gũi với tương quan giá cả hàng hóa quốc tể, thị trường trong nước đã bắt đầu hình thành mối quan hệ gắn kết với thị trường Thế giới qua việc trao đổi hàng hóa, đầu tư doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế Thế giới, góp phần làm phong phú làm minh chứng cơ bản hoàn chỉnh và thể hiện đặc điểm của nền kinh tế Thế giới. Xu hướng chung phát triển kinh tế của Thế giới hiện nay là sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không thể tách rời sự phát triển và hòa nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã thay đổi dần về chất, nòng cốt chính không còn phụ thuộc với dân số đông, vũ khí hiện đại hay quân đội mạnh mà đã chuyển dần sang phát triển tiềm lực kinh tế. Sự chuyển biến này được hình thành một phần là do sự tác động của triết học Marx – Lenin hay cụ thể hơn là mối quan hệ biện chứng của cái chung và cái đơn nhất: Đối với một quốc gia thời đầu hình thành và phát triển, cái chung của họ là tập trung phát triển quân đội, xây dựng chính quyền thống trị hùng mạnh, lúc này vấn đề phát triển tiềm lực kinh tế đối với quốc gia đó chỉ là cái đơn nhất. Nhưng khi đã ổn định tổ chức nhà nước, cái đơn nhất dần được chuyển hóa thành cái chung, nhà nước tập trung phát triển kênh kinh tế nhằm tạo ra được nhiều của cải vật chất trong lãnh thổ đất nước, tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nhằm giúp đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Và lúc này vấn đề quốc phòng an ninh là trở thành cái đơn nhất, chỉ diễn ra ở ngành đặc trưng (quốc phòng an ninh) của đất nước đó. Như vậy, có thể nói tiềm lực kinh tế đã trở thành thước đo chủ yếu, vai trò và sức mạnh của mỗi dân tộc, là công cụ chủ yếu để bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của Đảng phái, của bộ máy nhà nước đang cầm quyền. Việt Nam với tư cách là bộ phận của nền kinh tế thế giới thì việc tiếp thu những đặc trưng cơ bản, nững nét chung trong tổng thể đó để hoàn thiện là điều tất yếu. Tuy nhiên ta không được chỉ tiếp thu một cách hình thức, mà phải tiếp thu sao cho có chọn lọc, mang tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước. Không cố chấp với những dư âm cổ hủ lạc hậu, nhưng hơn hết chúng ta vẫn cần phải giữ được nét đặc trưng riêng, những nét tốt đẹp còn lưu lại, vẫn phù hợp để áp dụng đến hiện nay, đó chính là cách để ta bảo tồn cái đơn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tất cả những nhận thức rõ ràng, xác đáng ấy, chúng ta cùng xây dựng nền kinh tế thị trường mới về mặt chất – kinh tế thị trường theo xu hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự phát triển, phủ định biện chứng với nền kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa.

6

09_TRI114.7

Trần Thị Minh Anh

2114610004

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG BIỆN CHỨNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm kinh tế thị trường: Dưới góc nhìn vĩ mô, thị trường là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan cùng sự tồn tại và phát triển của hàng hóa, và lưu thông hàng hóa. David Begg cho rằng “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả”. Vậy, thị trường chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, nơi cung gặp cầu. Có lẽ vì thế mà theo C. Marx, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; dư thừa và phong phú hàng hóa, dịch vụ được mở rộng và coi như hàng hóa; năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường: Thứ nhất, độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ hai, hệ thống đồng bộ cái thị trường và thể chế tương ứng. Thứ ba, hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương quan cung – cầu quyết định sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Thứ tư, cơ chế căn bản vận hàng của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do. Thứ năm, vai trò điều tiết kinh tế nhà nước.  Kết luận: Có thể nói nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở. Chính vì những đặc trưng này để ứng dụng nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế trở nên vững mạnh, phát triển thì phải hiểu các đặc trưng của nó và vận dụng mối quan hệ cái chung và cái riêng cho hợp lí: cái chung là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường còn cái riêng là nền kinh tế nhà nước phải định hướng theo xã hội chủ nghĩa đối với nước Việt Nam chúng ta. 2. Tính tất yếu phải tiến lên kinh tế thị trường ở Việt Nam: Xét về hoàn cảnh lịch sử, nền tảng kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp và bắt đầu từ chế độ phong kiến lạc hậu. Thêm vào đó, nước ta không ít lần trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, mà ở đó cơ sở vật chất vốn đã nghèo nàn lại còn bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, trong thời gian trước Đại hội VI, nước ta xây dựng nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Tại khoảng thời gian đầu, ngay sau chiến tranh, với sự nỗ lực của nhân dân ta cùng sự của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, mô hình kinh tế này đã phát huy được những tính ưu việt của nó, tỏ ra 7<...


Similar Free PDFs