Tiểu luận triết học : Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. PDF

Title Tiểu luận triết học : Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Author minh châu nguyễn
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 24
File Size 383.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 66
Total Views 806

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ=====000=====TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCQuan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môitrường ở Việt Nam hiện nay.Mục lục A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... Lý...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Mục lục A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................5 2. Mục đích của đề tài.....................................................................................................5 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................6 4. Kết cấu tiểu luận.........................................................................................................6 B. NỘI DUNG...................................................................................................................7 1. Cơ sở luận...................................................................................................................7 1.1. Các khái niệm......................................................................................................7 1.1.1. Tự nhiên............................................................................................................ 7 1.1.2. Xã hội................................................................................................................... 7 1.2. Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã hội:.......................................................7 1.2.1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên:.....................................................................7 1.2.2. Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất:......................8 1.2.3. Tự nhiên - nền tảng của xã hội:................................................................................9 1.2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên:............................................................................9 1.2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội:..........................10 1.2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta:..........................................................................12 1.2.6.1 Môi trường là gì?..................................................................................................12 1.2.6.2 Sự bùng nổ dân số:...............................................................................................13 2. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam:.........................................................14 2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam:.............................14 Các nguồn tài nguyên Việt Nam:..................................................................................15 2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam:.......................................................................................15 2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam:....................................................................................15 2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam:..........................................................................16 2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam:..............................................................16 2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học:....................................................................16 2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam:................................................................................18 3. Nhìn ra thế giới - Những bài học:.................................................................................20 2

3.1. Vấn đề môi trường trên thế giới:...............................................................................20 3.2. Thế giới hành động – Giải pháp duy nhất..................................................................20 4. Việt Nam hành động:....................................................................................................22 C. LỜI KẾT.....................................................................................................................24 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................25

3

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong thế giới tự nhiên, con người là thành phẩm tiến bộ và hoàn thiện nhất, là loài động vật bậc cao có ngôn ngữ và tư duy, nhận thức. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội luôn là vấn đề mà con người đi tìm câu trả lời trong hàng thế kỷ qua. Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn, có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với con người. Con người tồn tại cùng với tự nhiên, và là sản phẩm của tự nhiên do đó con người quan tâm đến thực thể này là lẽ đương nhiên. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên đã được nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ này. Trong một thời gian rất dài, hai quan điểm đó tự nhiên và xã hội được coi là hoàn toàn tách rời nhau, không liên quan đến nhau. Đến tận ngày nay vẫn còn quan điểm này dẫn đến việc nhiều người có hành vi phá hủy thiên nhiên mà họ không biết rằng chính những hành động đó là đang phá hủy tương lai của chính bản thân và của con em mình. Quan niệm này là một sai lầm lớn, bằng những lí luận và thực tế đời sống, các nhà khoa học đều chứng minh được rằng xã hội và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, cả 2 đều nằm trong một tổng thể thống nhất bao gồm tự nhiên, xã hội và con người. Bài tiểu luận sau đây bàn về “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích của đề tài Tiểu luận này được viết dựa trên quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời với mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội, để có thể phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam. Qua đó, hy vọng có thể thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân và toàn xã hội, giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người, từ đó sẽ có những chuyển biến, cải thiện trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

4

3. Đối tượng nghiên cứu Thông qua việc phân tích mối quan hệ tự nhiên và xã hội để có thể làm rõ vấn đề môi trường hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam 4. Kết cấu tiểu luận Bài tiểu luận sẽ gồm hai phần chính, thứ nhất là cơ sở lý luận dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội, phần thứ hai chính là vấn đề về môi trường ở Việt Nam.

5

B. NỘI DUNG 1. Cơ sở luận Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội luôn là vấn đề quan trong mà con người muốn tìm ra đáp án, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Tự nhiên Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận chính là tự nhiên. Theo nghĩa này thì chính con người và xã hội của loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên. 1.1.2. Xã hội Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình, thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau". 1.2. Mối quan hệ biên chứng giữa tự nhiên và xã hội: Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau 1.2.1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên: Theo định nghĩa tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Do vậy, con người và xã hội cũng là những bộ phận của tự nhiên. Tự nhiên là nguồn gốc của con người. Sau một quá trình phát triển, tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện, tiến hóa từ động vật, hay chính xác hơn là từ vượn người cổ đại. Ngay cả bộ óc con người, thứ tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài động vật khác cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Không chỉ nhờ những quy luật sinh học, mà để xuất hiện loài người như hiện nay, lao động là nhân tố cục kì quan trọng . Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sống của mình. Nhờ lao động, cơ thể con người dần tiến hóa, ban đầu là 6

chuyển từ dáng đi bằng bốn chân sang hai chân, và sau đấy là phát triển khả năng ngôn ngữ. Lao động và ngôn ngữ là hai kích thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật thành tâm lý người. Sự hình thành các mối quan hệ giữa người với người xảy ra ngay sau khi loài người xuất hiện, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội. Vậy xã hội là gì? Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, có nền tảng là mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người". Như vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Nhưng điểm đặc thù của xã hội ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và mù quáng tác động lẫn nhau, còn đối với xã hội, cong người là nhân tố hoạt động, chúng ta có ý thức, hành động có suy nghĩ, có mục đích nhất định. Hoạt động của con người không những tái sản xuất ra chính con người mà còn tái sản xuất ra thế giới tự nhiên. 1.2.2. Tự nhiên - Con người - Xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất: Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên. Hơn thế một chỉnh thể thống nhất được tạo ra từ con người-xã hội–tự nhiên. Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới,thế giới tuy vô cùng phức tạp, đa dạng và được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng thực chất chỉ có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ bởi chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính, mối quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo các quá trình trong tự nhiên, những qui luật phổ biến nhất định luôn chi phối con người và xã hội. Sự vận hành của các qui luật đó đã tạo nên mối liên hệ giữa các yếu tố của thế giới và tạo chúng thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng theo thời gian và trong không gian. Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội: Con người là sản phẩm của tự nhiên và chính con người tạo ra xã hội sau một khoảng thời gian tiến hóa và phát triển. Ban đầu con người tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi 7

tạo ra xã hội thì con người lại không thể tách rời xã hội. Con người là loại động vật sống bầy đàn chính vì vậy mà cần được sống trong xã hội, được giao tiếp trao đổi qua lại với những đồng loại khác để có thể phát triển.B ản tính tự nhiên và bản chất xã hội luôn hiện hữu trong con người. Bởi vậy, có thể kết luận rằng con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. 1.2.3. Tự nhiên - nền tảng của xã hội: Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau, chúng luôn tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều, đầu tiên, ta xét đến chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người. Tự nhiên cực kỳ quan trọng đối với xã hội loài người. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội và cũng là môi trường cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành nhờ có sự xuất hiện loài người, mà con người là sự tiến hóa vượt bậc của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cho các hoạt động sản xuất xã hội đã được tự nhiên cung cấp, và chỉ có tự nhiên mới có thể cung cấp cho những hoạt động này. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu cung cấp cho sản xuất, nhờ đó con người lao động và tạo ra được sản phẩm. Kết luận lại thì tự nhiên đã cung cấp mọi thứ để con người có thể tồn tại, mọi thứ mà con người cần khi lao động. Mà lao động là nhân tố chính giúp tạo ra con người và xã hội do đó vai trò của tự nhiên với xã hội và với con người là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất trong xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội. 1.2.4. Tác động của xã hội đến tự nhiên: Qua phần phân tích trước, có thể nhận thấy rằng tự nhiên tác động đến xã hội rất nhiều, và chính xã hội cũng có ảnh hưởng lớn như vậy đối với tự nhiên Trước hết phải khẳng định rằng xã hội nằm trong tự nhiên do vậy những thay đổi của xã hội cũng khiến tự nhiên thay đổi. Ngoài ra xã hội còn tương tác mạnh mẽ với phần còn lại của tự nhiên thông qua các hoạt động sản xuất, hoạt động sống của con người. Đặc trưng đầu tiên giúp phân biệt con 8

người với động vật chính là lao động. Bên cạnh đó, lao động cũng là nhân tố cơ bản và quan trọng làm nên sự thống nhất hữu cơ giữa tự nhiên và xã hội. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên". Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và thực hiện hoạt động sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi tự nhiên và các điều kiện môi trường xung quanh một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất trong xã hội rất phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng phong phú, có cả tích cực và tiêu cực như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng, thải rác ra tự nhiên... Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, tác động của con người đến tự nhiên cũng thay đổi rất lớn, con người có thể hủy hoại tự nhiên nhanh hơn bao giờ hết. Vấn đề hiện nay là trong quá trình lao động sản xuất con người cần sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy diệt tự nhiên, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa. Dù vậy, hiện nay con người lại đang đi ngược lại với những điều đúng đắn: Con người chính là sinh vật có khả năng làm biến đổi tự nhiên nhiều nhất và nhanh nhất - Chính vì vậy con người đang là sinh vật tàn phá tự nhiên khủng khiếp nhất. Tóm lại, xã hội càng ngày càng có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Để giữ gìn môi trường tồn tại và phát triển, con người cần nắm chắc các qui luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội, bảo đảm khai thác có hiệu quả và đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự nhiên. 1.2.5. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội: Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội loài người và trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội: Lịch sử tự nhiên và xã hội trở nên gắn kết và quy định lẫn nhau qua các hoạt động của con người. Trình độ phát triển của xã hội loài người, hay cụ thể hơn là phương thức sản xuất quyết định sự gắn kết và qui định này. 9

Chính các phương thức sản xuất sẽ quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu những dụng cụ lao động khác nhau và sẽ có những mục tiêu cụ thể khác nhau. Ngay khi công cụ thay đổi và mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng sẽ thay đổi theo. Ngày nay, khi khoa học phát triển không ngừng, đạt đến một tầm cao mới, với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì con người đang coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống, nơi cung cấp tài nguyên mà còn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Vấn nạn môi trường đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều khu rừng trở thành sa mạc, hay như việc thủng tầng ozon nghiêm trong ở Úc. Để tồn tại lâu dài, con người cần học cách sống chung hòa bình với tự nhiên, thay đổi cách ứng xử với tự nhiên, vì cách chúng ta ứng xử với tự nhiên, cũng chính là cách tự nhiên ứng xử lại với con người. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ chung của loài người, không phải chỉ của riêng ai. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn: Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người. Nhưng con người là loài động vật có suy nghĩ và hoạt động, làm việc theo suy nghĩ và trình độ nhận thức, đầu tiên là nhận thức về các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn. Khi có nhận thức tốt và hành động theo quy luật thì con người đã tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật của tự nhiên, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ sớm phải trả giá, thực tế con người đang phải gánh chịu những vấn nạn về môi trường- ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Cần nhận thức đầy đủ đúng đắn cả quy luật tự nhiên và cả quy luật của xã hội, đi kèm với đó là cần biết vận dụng chúng trong thực tiễn. Thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng lên nhiều, nhưng như vậy là chưa đủ, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hơn nữa và đặc biệt là phải giúp mọi người hiểu được thế nào là hành động cho đúng. Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất.

10

1.2.6. Môi trường - vấn đề của chúng ta: Nằm trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, môi trường và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại và phát triển của xã hội có lẽ là vấn đề quen thuộc nhất, nó thường xuyên được nhắc đến. 1.2.6.1 Môi trường là gì? Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. ở đây chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi trường sinh thái, môi trường sinh quyển. Môi trường sinh thái là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với xã hội trong các giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau. Khi xã hội còn ở trình độ mông muội - khi con người hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, khi ấy, con người chỉ săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên. Khi con người văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên. Con người đã từng bước chế ngự , khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra đời như điện tử, phần mềm (mới ra đời trong thời gian gần đây). Tuy nhiên, con người chỉ đang làm giảm dần sự ảnh hưởng của tự nhiên, nhưng không thể phủ nhận ngay cả bây giờ, xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội. Ta có thể lấy một ví dụ về sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển của xã hội, hãy xem những sự phụ thuộc vào môi trường tự nhiên từ xa xưa của các xã hội đã ảnh hưởng đến tận ngày nay như thế nào: Đây là một đoạn trích từ bài viết "Jared Diamond và vận mệnh của các nền văn minh" của tác giả Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng số 3, tháng 3, năm 2005: Trong cuốn "Súng, Vi trùng, và Thép: Định mệnh của các Xã hội Loài người" (Guns, germs and Steel: The Fates of Human Societies", New York: Norton, 1997) Jared 11

Diamond viện dẫn những yếu tố môi trường và cấu trúc để giải thích tại s...


Similar Free PDFs