TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 2 PDF

Title TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 2
Author Thanh Nhàn Tấn
Course Tư tường Hồ Chí Minh
Institution Đại học Hoa Sen
Pages 27
File Size 945 KB
File Type PDF
Total Downloads 73
Total Views 341

Summary

Download TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 2 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

TIỂU LUẬN

SỰ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

LỚP- MÔN HỌC: 1802_2131–TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ___________________________________________________________ 4 I) Đôi nét về bộ phim tài liệu “Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp” _________ 4 II) Kết cấu của bài tiểu luận: ___________________________________________ 4 NỘI DUNG _________________________________________________________ 5 I) Hành trình ra đi tìm đường cứu nướ c và quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: ________________________________________________ 5 1. Sự ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: _____________________ 5 2.Quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ năm 1919 đến năm 1923: __________________________________________ 7 3. Ý nghĩa lịch sử của việc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước: ______ 17 II) Cảm nghĩ của bản thân: ___________________________________________ 20 III) Bài học cho thế hệ trẻ ngày nay: ____________________________________ 22 KẾT LUẬN ________________________________________________________ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________________ 26

3

MỞ ĐẦU

I) Đôi nét về bộ phim tài liệu “Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp” Bộ phim tài liệu “Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp” được phát sóng trong khung giờ VTV đặc biệt đã hé lộ nhiều thông tin tuyệt mật về quá trình hoạt động cách mạng của Người tại Pháp từ năm 1919 đến năm 1923 qua hơn 9000 trang tư liệu được ghi chép tỉ mỉ và lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia về các nước thuộc địa và Trung tâm lưu trữ Cảnh sát Paris. Có thể nói đây là giai đoạn hoạt động cách mạng vô cùng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trong suốt 30 năm bôn ba bên xứ người và cũng là giai đoạn vô cùng gian khổ, khắc nghiệt. Quá trình hoạt động Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã được tái hiện một cách sống động thông qua bộ phim, bên cạnh đó nhiều thước phim tài liệu quý giá cũng được lồng ghép, đan xen vào những cảnh diễn xuất giúp người xem dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về hành trình bôn ba, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. Ngoài ra, bộ phim còn ghi lại cuộc gặp gỡ và trao đổi với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lịch sử tại Pháp như nhà sử học Daniel Hémery, nhà sử học Alain Ruscio, giáo sư Pierre Journoud,... tất cả đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Với lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sau khi xem xong bộ phim tài liệu “Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp”, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra cảm nghĩ cá nhân dưới góc nhìn của một người trẻ về hành trình ra đi tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp qua bài tiểu luận sau đây. II) Kết cấu của bài tiểu luận: -Mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo.

4

NỘI DUNG I) Hành trình ra đi tìm đường cứu nước và quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: 1. Sự ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, đời sống của các tầng lớp nhân dân trong nước ngày càng bị bần cùng hoá, nhiều phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều khuynh hướng khác nhau. Đó là các cuộc nổi dậy chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương, các cuộc nổi dậy của nông dân do Hoàng Hoa Thám đứng đầu kéo dài hơn 30 năm, các phong trào khác như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục,... của các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các phong trào hàng đầu khác. Tuy diễn ra mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, nhưng tất cả các phong trào này đều thất bại do chưa có phương thức hay phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế lúc bấy giờ. Lúc đó, có một thanh niên ưu tú tên Nguyễn Ái Quốc đã rời mảnh đất Việt Nam để ra đi tìm đường cứu nước, mang trong mình với ước vọng giải phóng dân tộc, đem tự do về cho dân tộc thân yêu của mình. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, phải chứng kiến bao cảnh đau thương, cảnh nước mất, nhà tan, Nguyễn Ái Quốc đã quyết chí ra đi, mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Trần Dân Tiên đã viết: “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc." (1) Tuy nhiên, đi đâu và làm gì để tìm ra con đường cứu nước thành công luôn là vấn đề hết sức khó khăn. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với những tư tưởng lớn của phương Đông, tiếp thu văn hóa truyền thống và tư bản của Trung Quốc, từng bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Bản thân vốn là một người thông minh, ham học hỏi, tư duy độc lập và nhạy bén với những điều mới lạ, Người đã bị hấp dẫn bởi câu khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” nên đã quyết tâm tìm hiểu rõ ngọn ngành, sâu xa nhất của những lời hoa mỹ trong đất nước Pháp - nơi sinh ra khẩu hiệu này. Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã trả lời nhà thơ, nhà báo người Nga Ôxip Manđenxtam rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế… nhưng trong những trường học

5

cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài.”(2) Tư tưởng tiến bộ của cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 cũng như những thành tựu của nền văn minh tiến bộ của Pháp và các nước châu Âu khác khiến Người muốn đặt chân tới vùng đất mới để học tập và tiếp thu những tư tưởng hiện đại. Và cuối cùng, đất nước mà Người chọn để tìm ra tư tưởng đó chính là nước Pháp, đây là điểm đến đầu tiên trên con đường ra đi để cứu đất nước của mình thoát khỏi cảnh lầm than. Hành trang lúc bấy giờ của Người chỉ là những kiến thức về văn hóa phương Đông và phương Tây, một lòng yêu nước mãnh liệt và lòng quyết tâm, mong muốn dân tộc Việt Nam được giải phóng khỏi ách đô hộ. Để thực hiện được nguyện vọng tới Pháp thì ngày 02/06/1911, Người đã tới bến Nhà Rồng để xin việc làm tại đó nhằm mục đích là sẽ lên được tàu và di chuyển tới Pháp. Tới ngày hôm sau, Nguyễn Ái Quốc đã được nhận công việc phụ bếp trên con tàu buôn Amiral Latouche Tréville. Đến ngày 05/06/1911, Người đã đổi tên thành Văn Ba, theo con tàu Amiral Latouche Tréville rời khỏi đất nước Việt Nam thân yêu, xuất phát tại bến Nhà Rồng để bắt đầu cuộc hành trình đến Pháp với tư cách là một người lao động chân tay. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.

Ảnh 1: Bến nhà Rồng- VNTrip.vn Trong cuộc triệu tập để lấy lời khai do tình báo Pháp, khi người tình báo hỏi Nguyễn Ái Quốc rằng: “Lý do ông tới Pháp để làm gì?”, Người đã trả lời rất ngắn gọn, giọng đanh thép: “Tôi tới Pháp là đòi những 6

quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng”. Khi được hỏi thêm: “Vậy chương trình của ông sẽ ra sao?”, Người đã thẳng thắn trả lời: “Cứ tiến về phía trước tùy theo sức mạnh của chúng tôi”. Nguyễn Ái Quốc đã một mình bôn ba nơi đất khách, nhưng vẫn mang theo trong mình dòng máu con cháu Việt Nam, luôn nhớ về cội nguồn và lấy sức mạnh chung của cả dân tộc. Cuối năm 1917, nhân lúc Cách mạng tháng Mười ở Nga vừa bùng nổ thành công, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp, mở ra một hướng đi mới trong lịch sử nhân loại. Sự việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến mạch cảm xúc và nhận thức của Người. Vào đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, đây là đảng chính trị duy nhất ở Pháp bày tỏ mối quan tâm về số phận của người dân các nước thuộc địa. 2. Quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ năm 1919 đến năm 1923: Giai đoạn 1919 Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở châu Âu, đặc biệt là ở Paris - Pháp. Đây là một sự khác biệt rất lớn, rất căn bản giữa Người và đại đa số những người Việt Nam ở Pháp khi đó. Ngay khi vừa đến Paris, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ - đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Paris. Một trong những câu lạc bộ chính trị mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc tham gia lần đầu tiên, ngay khi vừa đặt chân đến Paris là Club du Faubourg, một câu lạc bộ của Đảng Xã hội Pháp do Léo Poldes thành lập, ở ngay gần đồi Montmartre - nơi Người đã tìm được chỗ tạm trú trong một khách sạn nhỏ rất đỗi bình dị. (3) Năm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đến năm 1919, Hội nghị Hòa Bình được tổ chức tại Versaille, ngoại ô của Paris; 27 quốc gia thắng trận và trong đó có nước Pháp đã tập hợp bàn thảo về việc chia lợi nhuận và sắp đặt trật tự quan hệ quốc tế. Lúc đó, Tổng thống Mỹ, Wilson đã đưa ra tuyên bố về việc “thành lập liên minh các dân tộc để đảm bảo độc lập cho các dân tộc trên thế giới dù lớn hay nhỏ”. Điều này cũng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân ở các nước thuộc địa và bao gồm cả Việt Nam. Tháng 02 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Trong bối cảnh này, vào ngày 18/06/1919, một bài viết xuất hiện công khai trên báo Nhân Đạo với bút danh là Nguyễn Ái Quốc cùng sự xuất hiện của cái tên An

7

Nam, cái tên ấy đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ vì nó quá xa lạ với hệ thống chính trị của Pháp.Khi đó, nhiều người và nhiều dân tộc khác nhau đã bị mê hoặc bởi những lời tuyên bố rộng rãi của Tổng thống Hoa Kỳ về quyền tự quyết của các dân tộc, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, cùng với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường đã soạn thảo Bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Bản Yêu sách tám điểm) gửi đến Hội nghị Versaille. Bản Yêu sách gồm tám điểm, trong có điểm nổi bật nhất là “đòi Chính phủ các trong Hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam”. Bằng chính sự kiên định, công khai và hợp pháp, Người đã mang vấn đề chính trị ở Việt Nam lần đầu tiên ra quốc tế đòi những quyền cơ bản, chính đáng cho dân tộc Việt Nam.

Ảnh 2: Bảng Yêu sách- Baotanglichsu.vn Bản Yêu sách không được chấp nhận nhưng nó được xem là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng. Điểm khởi đầu đó đã gây chấn động cả nước Pháp và trên thế giới. Ngay sau khi Bản Yêu sách được công bố, chính quyền Pháp và cả dư luận bắt đầu tự hỏi rằng Nguyễn Ái Quốc là ai? Bộ thuộc địa đã tiến hành điều tra thông tin về người thanh niên trẻ này, họ yêu cầu phía Bộ Công an Pháp phối hợp tiến hành một cuộc điều tra bí mật lựa chọn những mật thám xuất sắc nhất nhằm tìm ra thông tin cũng như lý do mà Người đến Pháp. Mặc dù, đã thu thập được những thông tin cơ bản về thân thế của Người nhưng phía Chính quyền vẫn nhiều lần triệu tập Người đến để trực tiếp phỏng vấn. Dựa trên những tài liệu về các báo cáo mà mật thám đã cung cấp về Nguyễn Ái Quốc, ngày 08/09/1919, Người đã tới Bộ thuộc địa để tham gia một cuộc đối thoại, thẩm vấn trực tiếp với Bộ trưởng bộ thuộc địa, Albert Sarraut là người đứng đầu bộ máy cai trị Đông Dương để xem rằng mình có thể đàm phán được với ông ta hay không. Người 8

hy vọng Chính quyền Pháp sẽ chấp nhận những đề nghị của mình về vấn đề thuộc địa. Sarraut đã sử dụng chiến thuật một mặt đàn áp những người theo chủ nghĩa cộng sản, mặt khác lại tìm cách lôi kéo họ về phía mình nhằm lôi kéo Nguyễn Ái Quốc nhưng bất thành. Trong quá trình đối thoại người đã nói “Nếu nước Pháp trả lời đất nước cho chúng tôi, ông sẽ thấy là chúng tôi sẽ biết tự cầm quyền”. Chiến thuật của Sarraut có thể thành công với các nhà cách mạng khác, nhưng đối với một người con yêu nước như Nguyễn Ái Quốc “thà được sống trong một căn phòng nhỏ trong ngõ, chứ không cần một căn biệt thự do thực dân Pháp mua chuộc”. Nguyễn Ái Quốc đã rất tự tin khi đối mặt với các quan chức Pháp ở mỗi buổi thẩm vấn vì Người đã nắm vững được những quy định về luật pháp và những bằng chứng rõ ràng cho mỗi lời nói cũng như bài viết của mình lên án chính sách khai thác thuộc địa thực dân Pháp. Ngoài việc theo dõi tư tưởng và kiểm soát mọi hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc, những công chức Pháp còn ghi lại đời sống thường nhật của người thanh niên trẻ này. Cuộc sống của Người tại Pháp vô cùng khốn khó, sống trong một điều kiện vô cùng khó khăn, chỉ ở tại một căn phòng nhỏ chật hẹp ở trong một khu phố tại Paris, Người phải dùng chung nhà vệ sinh công cộng, không lò sưởi và vào mùa đông rất lạnh. Cuộc sống kham khổ liên tiếp trong nhiều ngày đã khiến Nguyễn Ái Quốc đổ bệnh và phải nhập viện, dù vậy Người vẫn thoát khỏi sự kiểm soát, dò hỏi của các mật thám. Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu khởi thảo cuốn sách đầu tiên của mình bằng tiếng Pháp với tiêu đề “Les Opprimés” (Những người bị áp bức). Đến khoảng giữa tháng 3-1920, Nguyễn Ái Quốc cơ bản đã hoàn thành về công trình đầu tay của mình. Người cũng lao động quên mình để dành dụm được khoảng 300 francs cho việc xuất bản cuốn sách. Nhưng một đêm, Người trở về nhà sau một ngày dài lao động cực nhọc, bản thảo công trình đã biến mất. Kẻ đã đánh cắp tập bản thảo không thể là ai khác ngoài những viên mật thám đang bám sát từng ngày. (3) Giai đoạn1920-1921 Từ ngày 19/07 đến ngày 07/08/1920 tại Pêtơrôgrát và Mátxcơva, Đại hội II Quốc tế Cộng sản diễn ra với 217 đại biểu của 67 tổ chức ở 37 nước tham dự. Đại hội được tổ chức trong bối cảnh ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy cao trào cách mạng thế giới đã đạt tới đỉnh cao, một loạt Đảng Cộng sản ra đời. Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng như Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản; Vấn đề thành lập và củng cố các Đảng Cộng sản kiểu mới... Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa xác định lập trường giai cấp vô sản với nông dân và nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa, xác định ''cương lĩnh ruộng đất của chuyên chính vô sản''. Đề cương kêu gọi Đảng Cộng sản các nước giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và với sự giúp đỡ của các nước

9

vô sản tiên tiến, các nước lạc hậu có thể đi lên Chủ nghĩa xã hội và bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau Đại hội II của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ là Đảng viên của Đảng Xã hội Pháp. Báo L’Humanité (Nhân đạo) số ra ngày 16 và 17/07/1920 đã đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Bản Luận cương đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã đọc đi đọc lại văn kiện này qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, và thấy rằng Quốc tế Cộng sản đã thừa nhận việc đấu tranh giành độc lập dân tộc là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Nói về khoảnh khắc bắt gặp chân lý của cuộc đời, Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của V.I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn để giải phóng dân tộc và đất nước khỏi ách thực dân. Kể từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Đại hội lần thứ Nhất các dân tộc phương Đông diễn ra nhằm phổ cập các nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản và tư tưởng đoàn kết phương Tây vô sản và phương Đông bị áp bức vào tháng 8 và tháng 9/1920. Tư tưởng đó được thể hiện rõ trong khẩu hiệu lần đầu tiên trong Đại hội: Vô sản của tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Biên bản của Đại hội đã thu hút sự chú ý của tất cả những ai quan tâm đến phương Đông, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Có thể nói, sau Luận Cương thì những sự kiện chính trị trên đã góp phần củng cố thêm niềm tin vững chắc vào Lênin, vào Quốc tế Cộng sản, và củng cố thêm lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, Lênin và Quốc tế III là nguồn động lực tinh thần cho Nguyễn Ái Quốc tiếp bước vững chắc trên con đường đã được định hướng rõ ràng. Với tinh thần ấy, Nguyễn Ái Quốc vững tin đến Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, khai mạc ngày 25/12/1920 tại thành phố Tua Đại hội quyết định bước chuyển biến căn bản theo đường lối của Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc là người dân thuộc địa và người Đông Dương duy nhất trong đoàn đại biểu các Đảng bộ thuộc địa gồm 8 người, trong đó 7 đại biểu khác của các thuộc địa đều là người Pháp. Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ 10

phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của Người. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, một đại diện của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập Đảng tiên phong của giai cấp công nhân ở một đế quốc lớn đang áp bức dân tộc mình. Thông qua Nguyễn Ái Quốc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam và giai cấp công nhân Pháp hợp thành một mặt trận chống chủ nghĩa thực dân Pháp. Điều này còn mang ý nghĩa tượng trưng cho xu hướng cách mạng thế giới - tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới theo khẩu hiệu chiến lược của Quốc tế Cộng sản.

Ảnh 3: Đại hội lần XVIII- baotanglichsuqg.vn Lịch sử là minh chứng cho thấy có rất nhiều con đường đến với Chủ nghĩa Cộng sản và trở thành người Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người Cộng sản theo con đường riêng của mình. Người đã vượt qua muôn vàn khó khăn, trở ngại để tìm hiểu, khảo nghiệm chính cuộc sống của các dân tộc trên thế giới và trực tiếp tham gia các phong trào công nhân của chính quốc là một nước có công nghiệp rất phát triển. Người từ một người dân thuộc địa trong hoàn cảnh phong trào công nhân chưa đủ khả năng phát triển, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin chưa rọi tới, nhưng cùng với một lý tưởng chân chính trở thành người người Cộng sản với lòng yêu nước nồng nàn. Tiêu chuẩn cao nhất cho sự lựa chọn và định hướng của Người là kiên quyết đứng về phía học thuyết và tổ chức cách mạng nào thực sự quan tâm đến cuộc sống và quyền lợi của các dân tộc bị áp bức, để bênh vực, ủng hộ và chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Tiêu chuẩn hết sức thiết thực đó của một thanh niên yêu nước ở một nước thuộc địa lại phù hợp với chân lý của thời đại khi mà cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Đây chính là điểm gặp gỡ có ý nghĩa then chốt giữa con người Nguyễn Ái Quốc, dân tộc Việt Nam với Chủ nghĩa Cộng sản, với thời đại Lênin.Việc bỏ phiếu tán thành 11

Quốc tế Cộng sản đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - từ Chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Cộng sản. Đây cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Thực hiện bước ngoặt đó, Người đã hoàn tất chặng đường đầu của hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và bắt đầu cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới bằng việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị từng bước dần dần về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời một Đảng Mác-xít ở Việt Nam - nhân tố cơ bản, đầu tiên đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Giai đoạn 1922-1923 Năm 1922: năm mang nhiều dấu ấn bởi những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp. Đánh dấu bước trưởng thành và nâng cao về chính trị của Người ở trong nước và quốc tế. Cùng với những người yêu nước thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dưới sự trợ giúp của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc và những người thành lập nhận thấy cần phải đưa ra một tờ báo làm cơ quan ngôn luận của Hội. Việc tự do ngôn luận, hoạt động chính trị ở Pháp đã tạo điều kiện để Nguyễn Ái Quốc cùng với những người bạn của mình thực hiện vấn đề này. Để ...


Similar Free PDFs