Tiểu luận vai trò của pháp luật PDF

Title Tiểu luận vai trò của pháp luật
Author Huệ Đinh
Course Hướng dẫn viết tiểu luận
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 15
File Size 396 KB
File Type PDF
Total Downloads 26
Total Views 595

Summary

Download Tiểu luận vai trò của pháp luật PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài 4: Bằng kiến thức đã học hãy phân tích rõ vì sao phải kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường Quốc phòng an ninh. Để kết hợp giữa phát triển kinh tế với tang cường quốc phòng an ninh Đảng ta đã và đang có những giải pháp nào? Liên hệ trách nhiệm cá nhân

Họ và tên : Đinh Thị Huệ MSV

: 1457200184

Lớp

: Dược 14-03

Khóa

: 14

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 0 II. NỘI DUNG.................................................................................................................. 1 1. Một số khái niệm.......................................................................................................... 1 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................................................ 1 3. Nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.......................................................................................................... 3 4. Thực trạng.................................................................................................................... 6 5. Những giải pháp để kết hợp giữa phát triển kinh tế và tăng cường quốc phòng an ninh................................................................................................................................... 6 6. Trách nhiệm của là sinh viên.......................................................................................7 III. KẾT LUẬN................................................................................................................ 8

I. MỞ ĐẦU Tính thiết yếu của đề tài Trong suốt chiều dài cả lịch sử thì việc kết hợp chặt chẽ yếu tố dựng nước và giữ nước luôn là yếu tố, ưu tiên hàng đầu trong đường lối chỉ đạo của Nhà nước ta nói chung và Đảng Cộng Sản nói riêng. Tuy nhiên, trong thời kì đổi mới với xu hướng toàn cầu hóa, mỗi quôc gia đều phải có những bước chuyển đổi chuyển mình mạnh mẽ, với vai trò là một đất nước đang phát triển , Việt Nam cần có những bước đi vững chắc trong việc chuyển dổi cấu trúc và phát triển kinh tế. Đồng thời đất nước ta cũng phải đối mặt với những thách thức tiềm tàng từ những thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước. Vì vậy việc kết hợp giữa phát triển kinh tế việc tăng cường quốc phòng an ninh có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc giữ nước và dựng nước. Vài nét về nền kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh ở Việt Nam hiện nay Kinh tế xã hội: Việt nam trở thành một môi trường làm ăn đầy tiềm năng cho các nước phát triển đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ trương này đã giúp Việt Nam ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thiết lấp được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, trở thành một thành viên chủ chốt trong cộng đôngg ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC. Cùng với đó, từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và điều này đã đem lại hang loạt các thỏa thuận kinh tế với các quốc gia mạnh trên thế giới với hang nghìn tỉ USD đầu tư. Việc mở của giao thương đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tiếp cận nhiều hang hóa, dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật và quản lý, cùng với đó được được đổi xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân trong nước. Tuy nhiên việc mở rộng kinh tế thị trường cũng đem lại những bất cập nhất định cho doanh nghiệp trong nước và kinh tế nội địa. Giá trị nhập siêu cao dẫn đến việc thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa, điều này cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách kịp thời nhằm cân bằng sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng cấu trúc kinh tế hiện đại và phù hợp theo các lĩnh vực, ngành và vị trí lãnh thổ. Đồng thời, bên cạnh việc mở rông quan hệ ngoại giao, tạo vị trí đứng trong trường quốc tế, Việt Nam cần phải giữ được độc lập tự chủ kinh tế nước nhà.

Quốc phòng an ninh :Quốc phòng an ninh là công cuộc giữ nước của SMTH của toàn dân tộc với sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước cùng lực lượng nòng cốt là lực lượng quân đội vũ trang nhân dân. Quốc phòng an ninh không chỉ gồm việc bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ mà còn đảm bảo ninh chính trí, an ninh xã hội, an ninh kinh tế,văn hóa và tư tưởng. Nhất là trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc, nội dung và đường lối của quốc phòng an ninh.Trong thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cải thiện hơn nữa chất lượng và tính hiệu quả của công tác quốc phòng an ninh, từ đó đảm bỏ tính sẵn sàng, chủ động của từng khu vực, địa phương trước mọi diễn biến, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Điều này càng được thể hiện vững chắc hơn trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhấttoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trậttự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

II. NỘI DUNG 1. Một số khái niệm Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đo„ là toàn bô… quá trình hoạt đô n… g sản xuất va† tái sản xuất ra của cải vâ t… chất cho xa‡ hô …i, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội... nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước. An ninh là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe doạ sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của toàn xã hội. Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn a) cơ sở lý luận Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác dọng qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến QP-AN cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh QP-AN Lợi ích kinh tế là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết vấn đề này thì phải cần đến QP-AN. Xây dựng QP-AN vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong cac hội là do bản chất của chế độ XHCN quy định; tăng cường sức mạnh QP-AN vì mục đích bảo vệ các giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ KT-XH TBCN quyết định.

1

Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt đọng QP-AN thêm vững mạnh. Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP-AN, qua đó quyết định đến tổ chưucs biên chế của LLVT; đường lối chiến lược QP-AN. Quốc phòng tác động trở lại KT-XH trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. QP-AN vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH. Tiêu dùng QP-AN đặt ra cho nền kunh tế phải sản xuất ra những sản phẩm hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; từ đó sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm giúp tăng tưởng nền kinh tế. Hoạt động QP-AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính xã hội. Đó là: “tiêu dùng mất đi”. Không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu dùng hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nó còn có thể dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố QP-AN với phát triển KT-XH vào một chỉnh thế thống nhất. b) Cơ sở thực tiễn Sự kết hợp của ông cha ta: Luôn đặt lợi ích quốc gia làm trọng, để đề ra các kế sách dựng nước lấy tư tưởng nhân dân làm gốc, dân giàu nước mạnh, đồng thời luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, để vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng an ninh. Đồng thời trong quá trình xây dựng và phát triên luôn sử dụng nhiều chính sách đê khai hoang lập ấp ở những nơi phát triển nghề thủ công, chăm lo xây dựng mở mang đường sá, sông ngòi kênh rạch, đắp đập đê diều để tạo ra một thế trận đánh giặc thuận lợi. Sự kết hợp của Đảng ta: Thời kì kháng chiến chống Pháp năm 1945-21954: Đảng luôn đề ra những chủ trương vừa kháng chiến vừa tăng gia sản xuất, thực hiện chính sách vừa phát triển kinh tế vừa kháng chiến rộng khắp.

2

Trong kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975: Đảng ta đã đề ra chính sách miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời tăng gia sản xuất, làm hậu phương vững chắc tạo điều kiện cơ bản để cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi. Thời kì độc lập cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam triển khai trên quy mô lớn và toàn diện. Nhờ chính sách nhất quán đất nươc chúng ta đã phát huy mọi tiềm năng cho việc xây dựng kinh tế và bảo vệ tổ quốc. 3. Nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh Trong phân vùng lãnh thổ nói chung và ở từng địa phương nói chung và ở từng phương nói riêng. Đây là nội dung quan trọng nhất trong các nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX đã xác định kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng anh ninh trong quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với yêu cầu bảo đảm cho tăng cường quốc phòng an ninh. Hiện nay, đất nước Việt Nam có 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung. Do đặc thù địa hình và dân cư, nên giữa các vùng ở nước ta có sự phát triển kinh tế xã hội không đồng đều. Vì thế mà việc phát triển kinh tế xã hội từng vùng phải phù hợp với chiến lược quốc phòng an ninh ở vùng đó và ngược lại, việc tăng trưởng quốc phòng an ninh phải dựa trên cơ sở kinh tế xã hội tại mỗi vùng, sao cho vùng đó luôn mạnh về chính trị, giàu kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh. Sự kết hợp vững chắc giữa hai yêu tố này sẽ tạo nên động lực phát triển một cách toàn diện của xã hội và để dành thế chủ động đối với địch trong mọi tình huống. Để kết hợp giữa phá triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh được thực hiện có hiệu quả thì cần phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phòng thủ của đất nước nói chung và dặc điểm của từng lãnh thổ, địa phương nói riêng.

3

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, chính vì vậy mà công nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Công nghiệp tạo ra cơ sở vâth chất, kỹ thuật cho toàn bộ ngành kinh tế. Đồng thời cũng không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh để đảm bảo sự ổng định trong công nghiệp nói riêng và mọi khía cạnh của xã hội nói chung. Chúng ta cần chú trong xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng một cách có hiệu quả. Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận chức năng cung cấp những thiết bị sửa chữa các sản phẩm phục vụ cho công tác quốc phòng an ninh. Xã hội một thay đổi kéo theo sự yêu cầu về một ngành công nghiệp quốc phòng có kỹ thuật cao và tiên tiến. Vì vậy, phải phát triển công nghiệp quốc phòng kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong ngành nông, lâm, nghiệp Nông, lâm, nghiệp là một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là lực lượng nòng cốt và đóng góp nguồn lực lớn nhất cho quốc phòng an ninh, kết hợp quản lí khai thác rừng có hiệu quả với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức các cụm dân cư vừa làm kinh tế vừa xây dựng quốc phòng tại địa phương sinh sống. Kết hợp trong giao thông vận tải, bưu điện, y tế, khoa học – công nghệ, giáo dục và xây dựng cơ bản. Trong giao thông vận tải Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trong nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Trong bưu chính viễn thông Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin quân đội, công an để phát triển hệ thống thông tin quốc gia hiện đại, đảm bảo nhanh chóng,

4

chính xác, an toàn cho thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo chỉ huy, điều hành đất nước trong mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến Phải có các phương án thiết kế xây dựng bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc có tính bảo mật và chống nhiễu cao, hợp tác với nước ngoài để mua sắm xây dựng các thiết bị điện tử tối tân hiện đại. Xây dựng kế hoạch động viên thông tin liên lạc cho thời chiến. Trong khoa học và công nghệ, giáo dục Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện giữa các ngành khoa học và công nghệ then chốt của QP – AN trong việc nghiên cứu phát triển và phục vụ cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đề tài khoa học, dự án công nghệ và sản xuất có ý nghĩa vừa phuc vụ được kinh tế vừa phục vụ được cho quốc phòng an ninh.Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân tài của đất nước, đáp ứng được công cuộc xây dựng kinh tế và cả quốc phóng an ninh. Trong y tế Xây dựng mô hình quân dân ý kết hợp tên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo. Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra, phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến. Kết hợp trong nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Kết hợp phát triển KT-Xh với tăng cường củng cố QP-AN trong bảo vệ Tổ quốc là xuất phát mục tiêu, lực lượng và phương thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an nính quốc gia trong tình hình mới. Kết hợp trong hoạt động đối ngoại Sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại với KT, QP-AN là một trong những nội dung cơ bản chủ trương đối ngoại trong thời kì mới. Đó là sự cụ thể hóa quan điểm kết hợp giữa phát triển KT-XH và giữ vững an ninh quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

5

4. Thực trạng Từ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đạt được những kết quả khá toàn diện. Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, một số chính sách vẫn chưa xác định cụ thể các giải pháp để tổ chức thực hiện. Vì vậy, một số quy hoạch, kế hoạch, dự án kinh tế, một số khu kinh tế, khu công nghiệp được bố trí ở các địa bàn không bảo đảm yêu cầu của chiến lược quốc phòng, an ninh. Mặt khác, khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, các cơ quan ở Trung ương và địa phương dành sự quan tâm chủ yếu đến phương diện lợi ích kinh tế, chưa xem xét đầy đủ tác động của các dự án đó đến vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng thể chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực gắn với quốc phòng, an ninh chưa chặt chẽ. Cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều địa phương chỉ tập trung nỗ lực để kinh tế địa phương tăng trưởng, tăng nguồn thu mà chưa thật sự chú trọng đến vấn đề quốc phòng, an ninh. 5. Những giải pháp để kết hợp giữa phát triển kinh tế và tăng cường quốc phòng an ninh Nhận thức đúng đắn và sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vêh Tổ quốc XHCN Một nhà nước muốn tồn tại và phát triển trogn xu thế hiện nay thì cần phải có chiến lược cụ thể, mà quan trọng nhất là xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc gia có bình yên, ổn định về mọi mặt thì mới có cơ sở để tăng cường sức mạnh của dân tộc Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng, quyết định của 2 nhiệm vụ chiến lược trên sẽ tạo nên tiền đề thuận lợi cho việc kết hợp phát triển kinh tế và nâng cao quốc phòng an ninh. Và chỉ khi sự kết hợp này diễn ra nhịp nhàng, chặt chẽ thì Việt Nam mới có nhiều cơ hội để mở cửa hội nhập với xu thế toàn cầu. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các ngành nói riêng và toàn thể nhân dân trong xã hội nói chung về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh 6

Đây là một nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi tất cả mọi người phải có kiến thức cần phải cần thiết về hai lĩnh vực kinh tế-xã hội và quốc phòng an ninh. Trên thực tế cho thấy, trong xã hội Việt nam hiện nay, không phải ai cũng được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực nói trên. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình đào tạo chưa thực sự tốt cộng thêm sự thờ ơ của một cơ số dân sinh trong xã hội. Đại đa số học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay không hiểu rõ hoặc thậm chó là không biết gì về lịch sử của dân tộc mình. Vì thế họ không thể hiểu được sâu sắc về ý nghĩa kết hợp KT-XH với an ninh quốc phòng trong thời chiến tranh, cũng như tầm quan trọng của việc phát triển KT-XH với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong thời hiện đại hóa đất nước hiện nay. Và sẽ tụt hậu nếu như mọi người dân hiện nay không nắm bắt được kiến thức cưi bản về kinh tế và quốc phòng an ninh của đất nước hiện nay. Vậy nên, nâng cao nhận thức cho nhân dân về quốc phòng an ninh và KT-XH là một biện pháp cần thiết, cần được thực hiện một cách quán triệt và nghiêm túc. Kết hợp phát triển KT-XH với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh phải được triển khai có kế hoặc, cơ chế và chính sách cụ thể, chặt chẽ. Là một biện pháp có tính chấ cơ bản, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách cơ chế hợp lý, linh hoạt. Sự kết hợp này có tầm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của xã hội nrrn cần phải được triển khia có kế hoạch từng bước, phù hợp với thực hiện chiến lược của cả hai yếu tố. Phát triển KT-XH phải phù hợp với điều kiện, chiến lược quốc phòng an ninh ở từng khu vực lãnh thổ, từng địa phương và ngược lại việc tăng cường quốc phòng an ninh ở từng ngành, từng bộ phận của cơ cấu KT-XH. Sự kết hợp ăn khớp, nhịp nhàng đó sẽ tạo một nguồn tiềm lực phát triển kinh tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, thiết lập nền tảng vững chắc cho vị thế của đất nươc trên trường quốc tế nhất là sau sự kiện gia nhập WTO vừa qua của Việt Nam. 6. Trách nhiệm của là sinh viên Bản thân em nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quốc phòng an ninh kết hợp với việc phát triển kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một công dân Viêt Nam tôi hiểu rằng bản thân mình cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Nêu cao tinh thần cảnh giác

7

với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước. Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Đấu tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạn của cá thế lực chống phá. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của nhân dân. Thường xuyên nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng...


Similar Free PDFs