-Tiểu luận về lý luận nguyên lý tư bản của chủ nghĩa Mác PDF

Title -Tiểu luận về lý luận nguyên lý tư bản của chủ nghĩa Mác
Author Đức Minh
Course Kinh tế chính trị MLN
Institution Học viện Tài chính
Pages 12
File Size 218.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 2
Total Views 104

Summary

Download -Tiểu luận về lý luận nguyên lý tư bản của chủ nghĩa Mác PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------

BÀI TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lê nin ĐỀ TÀI: Lý luận tích lũy tư bản của C.Mác và sự vận dụng

vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền STT: 18 – LT2 – Lớp: CQ58/20.16 Mã sinh viên: 2073403011017 Tháng 6 Năm 2021 MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài 2.Đối tượng nghiên cứu 3.Phạm vi nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Giới thiệu nội dung nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Khái quát lý luận tích lũy tư bản của C.Mác 1.1 Tư bản 1.2 Quy luật tích lũy tư bản 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản Chương 2: Vận dụng của tích lũy tư bản đến nền kinh tế thị trường Việt Nam 2.1 Tích tụ tư bản trong hệ thống doanh nghiệp 2.2 Tích lũy tư bản trong toàn bộ nền kinh tế Chương 3: Những giải pháp nhằm phát huy tác dụng của tích lũy tư bản 3.1 Mục tiêu 3.2 Một số giải pháp KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Mã sinh viên: 2073403011017

Khóa/Lớp: LT2

(Niên chế): CQ58/20.16

STT: 18

ID phòng thi: 5810580019

Ngày thi: 10/6/2021

Ca thi: 7h30

BÀI THI MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA C.MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY BÀI LÀM

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Bước vào thiên niên kỷ mới, loài người đã và đang có những bước tiến quan trọng trong công cuộc chinh phục thế giới. Những thành tựu khoa họckỹ thuật nói riêng và trong mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã nâng dần loài người lên một tầm cao mới. Sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước đi đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. Những thành tựu đã đạt được trong 35 năm qua là sự cố gắng của nhiều cấp nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế đã đem lại bộ mặt phát triển cho Việt Nam tạo bước đi và khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới. Một trong các yếu tố đem lại thành công thì vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn là yếu

tố quan trọng và cơ bản nhất bởi lẽ nó là điều kiện cần thiết và tất yếu đối với quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tích lũy vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận tích lũy tư bản của C.Mác và sự vận dụng vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lý luận tích lũy tư bản của C.Mác và sự vận dụng vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: trong giai đoạn hiện nay Về mặt không gian: trong phạm vi cả nước 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết,… 5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu Đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Khái quát lý luận tích lũy tư bản của C.Mác Chương 2: Vận dụng tích lũy Tư bản vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm phát huy tác dụng của tích lũy Tư bản NỘI DUNG Chương 1: Khái quát lý luận tích lũy tư bản của C.Mác 1.1.Tư bản 1.1.1. Khái niệm tư bản

Tư bản là một hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất, thương mại và công nghiệp được sở hữu và kiểm soát bởi các cá nhân hoặc tập đoàn tư nhân để kiếm lợi nhuận. 1.1.2. Công thức chung của tư bản Tiền được coi là tư bản, vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hoá chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về. Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trị tăng thêm. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T’, trong đó T’ = T + ∆T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (∆T), C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. C.Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. 1.2.Quy luật tích lũy cơ bản Để chỉ ra bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sản xuất.

Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng. Quá trình sản xuất được lặp đi, lặp lại không ngừng được gọi là tái sản xuất. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn phải không ngừng lớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị... Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá thị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Cho nên, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư vì thế sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn. Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản

Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ gồm: Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó mà tạo điều kiện để tăng quy mô tích luỹ. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đôi và sản xuât giá trị thặng dư tương đôi, nhà tư bản còn có thê sử dụng các biện pháp cắt xẻn tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường độ lao động. Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phân tạo điêu kiện cho phép tăng quy mô tích luỹ. Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Theo C.Mác, máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao để chuyền vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị khấu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng thì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong sản xuất. Chúng được tích luỹ lại cùng với tăng quy mô tích luỹ tư bản. Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đồi mới tư bản cố định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sừ dụng cho mở rộng sản xuất. Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước.

Nếu thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích luỹ. Chương 2: Vận dụng của tích lũy tư bản đến nền kinh tế thị trường Việt Nam 2.1. Tích tụ tư bản trong hệ thống doanh nghiệp Doanh nghiệp thường sẽ dùng một phần vốn thu được từ lợi nhuận để tiến hành tái đầu tư. Kế hoạch tái đầu tư cổ tức cung cấp cho các cổ đông để tích lũy thêm cổ phần mà không phải trả phí trung gian. Nhiều công ty cung cấp cổ phần với mức chiết khấu thông qua kế hoạch tái đầu tư cổ tức từ 1% đến 10% so với giá cổ phần hiện tại. Về lâu dài, lợi thế lớn nhất của kế hoạch này là ảnh hưởng của việc tự động tái đầu tư đối với lợi nhuận gộp. Khi cổ tức tăng, cổ đông sẽ nhận được số tiền ngày càng lớn trên mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu, số tiền này lại có thể mua thêm nhiều cổ phiếu. Theo thời gian, điều này làm tăng tổng lợi nhuận hoàn vốn tiềm năng của khoản đầu tư, giúp cho doanh nghiệp tích lũy tư bản được đáng kể. 2.2. Tích lũy tư bản trong toàn bộ nền kinh tế Với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Để giữ được tốc độ tăng trưởng trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Sự nghiệp công nghiệp hiện đại hóa ở nước ta bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 đến 1964 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra. Quá trình này có thể chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1960-,1085: Công nghiệp hóa được tiến hành trong điều kiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp

Thời kỳ 1986 đến nay: Nguồn vốn trong nước được bổ sung một số kênh mới, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay: năm 2001-2006 chiếm 28,2% so với tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư là 52,7%, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 53,9%, gấp 3,1 lần tốc độ tăng GDP theo giá thực tế, năm 2008 tăng 39,6%, gấp 3,3 lần, năm 2009 tăng 34,8%, năm 2010 tăng 37,5%, năm 2011-2017 chiếm nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.524 tỷ đồng; trong đó thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 1.150 tỷ đồng. Chương 3: Những giải pháp nhằm phát huy tác dụng của tích lũy tư bản 3.1.Mục tiêu Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN -Nền kinh tế độc lập tự chủ, xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng. -Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là vô cùng quan trọng để phát huy tác dụng của tích lũy tư bản trong nền kinh tế nước ta. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa các nền kinh tế thế giới có sự tác động lẫn nhau rất nhiều, để có thể tự chủ trong nền kinh tế thì chúng ta phải cân bằng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều đối tác khác nhau, không để quá phụ thuộc vào các nền kinh tế như Trung Quốc,… 3.2. Một số giải pháp - Đối với nhà nước: Cần xác định mục tiêu phát triển đúng đắn, từ đó xác định mức thuế phù hợp áp lên các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời cũng có những chính sách khuyến khích sản xuất, tích luỹ đầu tư để tạo động lực cho mọi người. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm rằng các khoản thu chi của nhà nước là đúng và đủ.

Nhà nước cần có những cơ chế tháo bỏ những thủ tục pháp lý hành chính dườm dà, không còn cần thiết và chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa để thuận tiện việc hỗ trợ, đồng thời đẩy mạnh thúc đẩy giải ngân đầu tư công, khuyến khích tinh thần của các người trẻ để tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn covid-19 tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển nhằm đảo bảo công bằng về cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong cộng đồng được thụ hưởng lợi ích chính đáng, công bằng từ những kết quả lao động và cống hiến xã hội của mình và "không mô —t ai bị bỏ lại phía sau” Mặt khác việc thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI , ODA….) sẽ có tác động hỗ trợ rất lớn. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tính đúng đắn của chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đối với doanh nghiệp Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà doanh nghiệp phải xác cho được quan hệ giữa tích lũy vào tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được vào tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Mỗi doanh nghiệp cần phải tích lũy nhất là vốn, có thể vay vốn hoặc lấy vốn từ doanh nghiệp để đầu tư vào kinh doanh, trong tích lũy thì vốn kinh doanh là vô

cùng quan trọng quyết định mức độ đầu tư doanh nghiệp và việc mở rộng thị trường khi cần thiết. - Đối với người lao động: Phải khuyến khích mọi người không ngừng tiết kiệm, người lao động cần phải có tác phong đúng mực, kỷ luật lao động có tổ chức, và nhận thức đầy đủ về pháp luật. Đặc biệt trong thời kì 4.0, mỗi người cần luôn chủ động thực hiện tích luỹ tư bản, trước là cho bản thân, sau là góp một phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. KẾT LUẬN Như vậy, từ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin ta thấy được tích lũy tư bản có vai trò rất lớn đến nền kinh tế nước ta, nhờ đó đã làm rõ được bản chất, động lực, ảnh hưởng của tư bản tích luỹ; các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ cũng như chỉ ra được thực trạng và ý nghĩa tích luỹ vốn đối với nước ta, đồng thời đưa ra một số phương pháp giải quyết vấn đề tích luỹ và gia tăng quy vô tích luỹ. Từ đó có thể thấy rằng tích luỹ đã thực sự trở thành một vấn đề thực tế mà mọi quốc gia cần giải quyết chứ không đơn thuần là một vấn đề lí luận. Đối với đất nước chúng ta, tôi tin rằng nếu hiểu và thực hiện tốt và hiệu quả chính sách tích luỹ vốn thì việc “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Hồ chủ tịch sẽ nằm trong tương lai gần. TÀI LIỆU THAM KHẢO...


Similar Free PDFs