Tiểu luận vi mô về thực trạng thị trường ô tô PDF

Title Tiểu luận vi mô về thực trạng thị trường ô tô
Author Vu Phuong Anh
Course Ngoại giao kinh tế
Institution Học viện Ngoại giao Việt Nam
Pages 38
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 797
Total Views 1,009

Summary

BÀI TIỂU LUẬNTHỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NĂM 2021MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo...


Description

BÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NĂM 2021

MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và là ngành có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng đất nước. Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến tương đối phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ô tô trên toàn thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, cả quốc gia đang phát triển lẫn các quốc gia phát triển. Thị trường ô tô trên toàn thế giới theo đó mà có nhiều biến đổi, tiêu biểu là các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Đứcnhững nước có ngành công nghiệp ô tô chịu tác động rõ rệt bởi đại dịch Covid19. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường ô tô- ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế của các nước để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện trong thời gian tới là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống về tổng quan xu hướng của thị trường ô tô thế giới trong năm 2021. Đồng thời, đề tài sẽ phân tích thực trạng thị trường ô tô của một số nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phát triển như Đức, Nhật Bản. Qua đó, phân tích các dự báo về thị

trường ô tô và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện thị trường ô tô của Việt Nam, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. 3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Thị trường ô tô trong năm 2021 của một số nước đang phát triển (Việt Nam, Trung Quốc) và một số nước phát triển (Đức, Nhật Bản) + Không gian: Một số nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước phát triển như Đức, Nhật Bản. + Thời gian nghiên cứu: Trong năm 2021 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp tìm hiểu tư liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp... để trình bày vấn đề nghiên cứu. 4. Kết cấu đề tài: : Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đề tài được chia làm 02 luận điểm: - Giới thiệu chung về thị trường ô tô. - Thị trường ô tô năm 2021 ở các nước đang phát triển. - Thị trường ô tô nam 2021 ở các nước phát triển.

2

NỘI DUNG

1. Tổng quan về thị trường ô tô: Theo công ty tư vấn Mỹ Alix Partners ước tính, sản lượng ngành ô tô toàn cầu giảm khoảng 7,7 triệu chiếc trong năm 2021 bởi các hãng xe không thể thu xếp đủ nguồn cung các sản phẩm bán dẫn. Covid-19 đã gây ra một số vấn đề cho ngành công nghiệp ô tô toàn cầu như tình trạng khan hiếm xe ra tăng, các vấn đề về chuỗi cung ứng dẫn đến tình trạng tồn kho xe luôn ở mức thấp và giá xe ngày càng tăng.

1.1. Tồn kho: Việc đóng cửa nhà máy bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái do đại dịch coronavirus và tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu đã khiến số lượng xe ô tô mới có sẵn tại Hoa Kỳ đạt mức cao nhất mọi thời đại. Tyson Jominy, phó chủ tịch dữ liệu và phân tích tại J.D. Power tin rằng mức tồn kho thấp kéo dài càng lâu thì những thay đổi này càng có nhiều khả năng trở thành vĩnh viễn. Mức tồn kho của các đại lý ở Mỹ vẫn ở mức cực kỳ thấp do tình trạng thiếu chất bán dẫn dẫn đến các nhà máy ngừng hoạt động lẻ tẻ và lượng xe dự trữ cạn kiệt vào năm 2021. Khi đại dịch Covid19 bùng nổ, các nhà sản xuất ô tô cắt giảm sản xuất và các đơn đặt hàng phụ tùng. Tuy nhiên, khi doanh số bán hàng tăng lên, các nhà sản xuất ô tô phát hiện ra rằng họ không thể có được tất cả các chất bán dẫn mà họ cần và buộc phải cắt giảm đáng kể sản lượng. Theo công ty tư vấn quản lý kinh doanh AlixPartners, ngành công nghiệp ô tô đã mất khoảng 210 tỷ USD doanh thu vào năm 2021.

1.2. Giá cả: Nguồn cung thấp trong năm 2021 đã dẫn đến các khoản lợi nhuận kỷ lục của các đại lý khi người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua một chiếc xe mới. Một số đại lý đã bổ sung các khuyến mại hoặc thực hiện điều chỉnh thị trường trên các sản phẩm có nhu cầu cao. Sản lượng ô tô mà các nhà sản xuất trên toàn thế giới đã sản xuất trong năm 2021 ít hơn khoảng 8 triệu xe so với kế hoạch vì tình trạng khan hiếm sản phẩm. J.D. Power báo cáo khoảng 89% xe mới do người tiêu dùng mua được bán gần hoặc cao hơn giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất. Theo nhà phân tích Tyson Jominy, ngay cả khi sản xuất đã phục hồi, các đại lý vẫn không thể tích trữ đủ hàng tồn kho cho đến năm 2022. Do đó, người tiêu dùng sẽ vẫn phải đối mặt với tình trạng hạn chế xe để lựa chọn - trong khi đó giá tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục. 3

1.3. Chuỗi cung ứng: Ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các linh kiện, ảnh hưởng đến sản phẩm như lốp xe, nhựa nội thất và đệm cho ghế ngồi. Sự thiếu hụt chip và xe điện đang khiến các nhà sản xuất ô tô phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng và vấn đề hậu cần của họ, khi các công ty cố gắng bảo vệ mình khỏi tình trạng như vậy tái diễn. Những thay đổi bao gồm từ việc tích hợp sản xuất linh kiện theo chiều dọc hơn đến hình thành các liên doanh hoặc quan hệ đối tác với các nhà cung cấp pin và chip EV. Toyota Motor mới đây đã công bố một nhà máy pin mới trị giá 1,29 tỷ USD cho các phương tiện chạy bằng điện ở Bắc Carolina. Nó theo sau các thông báo tương tự của GM, Ford và những hãng khác để chuyển sản xuất các thành phần pin EV gần nhà máy lắp ráp hơn để giảm chi phí và giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. “Chúng tôi học hỏi từ cuộc khủng hoảng này để trở thành một công ty mạnh hơn nhiều”, chúng tôi cũng đang tận dụng cơ hội này để cải tiến chuỗi cung ứng của mình nhằm loại bỏ các lỗ hổng”, Farley cho biết hồi đầu năm 2021.

2. Thị trường ô tô năm 2021 tại các nước phát triển: 2.1. Thị trường ô tô tại Nhật Bản: 2.1.1. Tổng quan thị trường ô tô Nhật Bản năm 2021: Sau nhiều năm xây dựng, sản xuất và phát triển, hiện nay ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đã đứng đầu thế giới và là nước phát triển mạnh nhất về ngành công nghiệp này. Các dòng xe nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Toyota, Honda, Mitsubishi, Suzuki, Mazda ... đều có xuất xứ từ Nhật Bản. Trên thực tế, ngành công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn và đóng góp lớn cho Nhật Bản. Vì vậy, các nhà sản xuất ô tô nước này luôn phải cải tiến công nghệ để duy trì vị thế hàng đầu thế giới. Suy thoái kinh tế gần đây đã tạo cơ hội cho các công ty ô tô mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vẫn rất thận trọng khi bình luận về triển vọng thị trường trong thời gian tới do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản, Honda, đã công bố lợi nhuận giao dịch quý đầu tiên cho năm tài chính 2021, bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 30/6/2021, đạt 243,21 tỷ Yên, tương đương 2,23 tỷ USD. Con số này cao hơn gấp đôi so với dự báo của nhóm nghiên cứu thị trường Refinitiv và là một

4

bước tiến đáng khích lệ so với cùng thời điểm năm ngoái, khi Honda bị lỗ tới 1 tỷ USD. Không chỉ Honda, Toyota và Mazda cũng đạt lợi nhuận cao trong quý vừa qua. Trong đó, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Toyota công bố lợi nhuận hoạt động hàng quý kỷ lục 9,15 tỷ USD, đặt mục tiêu lãi gần 30 tỷ USD cho cả năm. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 ở Trung Quốc và những diễn biến phức tạp của đại dịch ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã phủ bóng đen lên triển vọng thu nhập vào cuối năm nay. Ông Seiji Kuraishi cho biết, “Do ảnh hưởng của hàng loạt các biện pháp tịch biên nhà ở châu Á và tình hình thị trường hiện tại, chúng tôi đã phải hạ dự báo lợi nhuận cho năm 2022. Tình hình thị trường ô tô vẫn ổn định. Vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định, do dịch COVID19, thiếu hụt nguồn cung cấp linh kiện và chất bán dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng môi trường kinh doanh năm nay tốt hơn nhiều so với năm 2020”. 2.1.2. Một số dòng xe bán chạy nhất thị trường ô tô Nhật Bản 2021: A, Toyota Yaris (doanh số: 12.696 chiếc - 668 triệu VNĐ)

B, Toyota Aqua (doanh số: 11.137 chiếc - 415 triệu VNĐ)

5

C, Toyota Corolla (doanh số: 7.901 chiếc - 733 triệu VNĐ)

2.1.3. Phân khúc thị trường: 2.1.3.1. Phân khúc xe hạng A: Xe gia đình hạng A gồm các mẫu xe như Kia Morning, Hyundai i10, Mitsubishi Mirage. 2.1.3.2. Phân khúc xe hạng B: Mẫu xe thuộc phân khúc B gồm: - Sedan:Toyota Vios, Honda City, Nissan Sunny, Hyundai Accent, Mazda2, Mitsubishi Attrage, Kia Rio, Suzuki Ciaz. - Những mẫu hatchback hiện hành có chiều dài tối đa 3.900 mm, trong khi kiểu sedan dài khoảng 4.200 mm, bao gồm: Toyota Yaris, Mazda2, Kia Rio, Suzuki Swift. - Crossover: Hyundai i20 Active, Suzuki Vitara. 6

2.1.3.3. Phân khúc xe hạng C: Mẫu xe ô tô sedan thuộc phân khúc C: - Toyota Altis, Honda Civic, Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra. - Dòng hatchback gồm Kia Cerato, Mazda3. Dòng SUV phổ biến ở phân khúc C như Honda CR-V, Kia Sportage, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander Sport, Suzuki Grand Vitara. 2.1.3.4. Phân khúc xe hạng D: Các mẫu sedan ở phân khúc hạng D: - Toyota Camry, Honda Accord, Mazda6, Kia Optima, Hyundai Sonata, Nissan Teana. - Các mẫu SUV như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Kia Sorento, Hyundai Santafe. 2.1.3.5. Phân khúc xe hạng E: Các dòng xe sang phân khúc hạng E bao gồm: Audi A4, Mercedes C-class, BMW series 3, … 2.1.3.6. Phân khúc xe hạng F: Phân khúc xe hạng F được chia thành 3 lớp: Hạng sang, Hạng thương gia và Hạng siêu sang. 2.1.4. Quy mô nhập khẩu: Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô Nhật Bản (JAIA) cho biết doanh số bán ô tô hạng sang của các hãng ô tô nước ngoài tại "xứ sở hoa anh đào" trong tháng 6/2021 tăng 60,9% so với một năm trước đó, đạt 3.336 xe. Theo JAIA, doanh số bán ô tô hạng sang nhập khẩu hàng tháng từ đầu năm đến nay cao hơn mức tương ứng của cùng kỳ năm ngoái. Xe ô tô hạng sang nhập khẩu có giá từ 10 triệu yên (90.830 USD) / chiếc trở lên tại Nhật Bản được giới nhà giàu "xứ sở hoa anh đào" ưa chuộng, vì họ không thể đi du lịch nước ngoài do bùng phát COVID-19 và cũng sẵn sàng chi những khoản tiền lớn. tiền bạc. Số liệu từ ngành công nghiệp ô tô cho thấy doanh số bán xe hơi từ các thương hiệu sang trọng nước ngoài ở Nhật Bản, chẳng hạn như Ferrari ở Ý và Bentley ở Anh, đạt mức kỷ lục kể từ năm 1988. 7

Trước đó, vào năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 đã tàn phá ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, doanh số bán ô tô hạng sang nhập khẩu tại Nhật Bản tăng 0,5% so với năm trước, đạt 22.712 chiếc. 2.1.5. Thị trường cạnh tranh: Trước sức ép cạnh tranh từ các đối thủ Âu Mỹ cũng như xu hướng sử dụng xe điện thuần túy ngày càng rõ nét trên toàn cầu, các thương hiệu đến từ đất nước mặt trời mọc đã quyết định nhập cuộc với hàng loạt sản phẩm mới. Điểm đặc biệt là những mẫu xe điện chạy pin mới được tiết lộ gần đây đều sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 12-24 tháng tới. Cụ thể, Subaru- cái tên mới nhất tuyên bố tham gia cuộc chơi xe không phát thải - vừa tung ra một mẫu SUV cỡ nhỏ có tên Solterra, dự kiến sẽ được bán ra thị trường từ giữa năm 2022. Trước đây được gọi là Evoltis, chiếc xe mới được phát triển cùng Toyota, vì vậy nó khá gần với Toyota bZ4X. Về mặt kỹ thuật, Solterra sử dụng khung gầm ô tô điện mới được gọi là e-Subaru Global Platform mà Toyota gọi là e-TNGA. Trong khi đó, Toyota bZ4X - điểm nhấn của Toyota trong nửa đầu năm 2021 có nhiều đường nét thiết kế và kích thước tương tự như mẫu crossover Toyota RAV4, cũng có kế hoạch tung ra thị trường từ giữa năm 2022. bZ4X có nhiều lựa chọn trong số các lựa chọn về hệ truyền động, với một động cơ điện đặt ở phía trước hoặc phía sau, hoặc hai động cơ điện hoạt động song song với nhau để tạo ra hệ thống dẫn động bốn bánh vĩnh viễn.

(Toyota Proace City Electric sẽ bán ra từ cuối năm 2021) Tuy nhiên, mẫu xe điện mới nhất được Toyota công bố không phải là bZ4X mà là Proace City Electric, một chiếc xe van nhỏ gọn dẫn động cầu trước. Động cơ của 8

Proace City Electric có công suất 134 mã lực, cho khả năng tăng tốc lên 0,100 km/h trong 11,2 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 135 km / h. Về phần mình, Honda đang có lợi thế khi tiếp thị thành công mẫu sedan cỡ nhỏ chạy điện Honda e thế hệ mới, được người dùng tại châu Âu đón nhận nồng nhiệt.

(Honda SUV e:prototype là hình ảnh “xem trước” của HR-V thuần điện) Một tên tuổi lớn khác của Nhật Bản là Mitsubishi hiện đang bận rộn với mẫu xe mới mang tên Airtrek. Dù ít thông tin kỹ thuật được công bố nhưng việc mẫu xe mới của hãng sử dụng tên gọi từng được đặt cho mẫu crossover Outlander của đối thủ cạnh tranh là Mazda CX-5 hay Honda CR-V cho thấy hai dòng sản phẩm này sẽ có nhiều điểm tương đồng. Không giống như các sản phẩm "đồng quê", Airtrek ban đầu sẽ chỉ được bán ở Trung Quốc. Ở phân khúc xe sang, Lexus trình làng dự án đầu tiên của mình với tên gọi LFZ Electrified.

(Hình ảnh của Airtrek do Mitsubishi công bố) 9

2.1.6. Giải pháp: Ông Toyota khẳng định rằng xe hybrid có những đóng góp đáng kể trong việc hướng tới tính trung hòa của carbon, mặc dù chúng được trang bị động cơ đốt trong. Thêm vào đó, những cải tiến kỹ thuật giúp xe hybrid sạch hơn. Theo tính toán của Toyota, 18,1 triệu xe hybrid mà hãng đã bán được cộng dồn trong những năm qua đã có tác động giảm lượng carbon dioxide tương tự như việc bán được 5,5 triệu chiếc xe điện– con số mà chưa hãng xe nào đạt được. Trong khi đó, nhìn từ quan điểm kinh tế, sử dụng xe hybrid làm công nghệ cầu nối hướng tới xe điện có thể giúp giảm bớt tác động đến các công việc chế tạo những bộ phận cho động cơ và hộp số. Để giúp tăng tuổi thọ của xe động cơ đốt trong, Toyota thậm chí đã phát triển động cơ đốt cháy hydro nén như xăng, nhưng không phát thải.

2.2. Thị trường ô tô tại Đức: 2.2.1. Tổng quan thị trường ô tô Đức năm 2021 : Năm 2021 là một năm suy yếu đối với thị trường ô tô Đức khi tình trạng thiếu chất bán dẫn vẫn tiếp diễn. Trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế và nguồn cung hiện tại có thể đã xuống mức thấp, việc quay trở lại mức sản xuất trước đó là khó có thể xảy ra. Ngược lại, các nhà sản xuất ô tô Đức báo cáo kết quả khả quan và giành thị phần tại các thị trường trọng điểm. Năm 2021 đáng ra phải là năm ngành công nghiệp ô tô Đức bù đắp lại một phần cho sản lượng bị mất từ những năm trước, tuy nhiên điều này khó có thể đạt được. 2.2.2. Thực trạng thị trường ô tô Đức năm 2021: Sự suy yếu trong sản xuất phần lớn là do nguồn cung chất bán dẫn tiếp tục bị thắt chặt và điều này đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô. Đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nguồn cung nói trên, các hãng xe đang tập trung sản xuất các loại xe có tỷ suất lợi nhuận cao dẫn đến việc sản lượng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tỷ trọng xe điện trong tổng sản lượng xe của Đức đang tăng lên nhưng những loại xe này thường yêu cầu nhiều chip hơn so với xe có động cơ đốt trong. Ngoài ra, việc chuyển đổi các nhà máy riêng lẻ sang sản xuất xe điện làm giảm công suất khả dụng. Bên cạnh đó, việc sản xuất các bộ phận và linh kiện được sử dụng trên ô tô chạy bằng động cơ diesel và ô tô chạy bằng xăng đang dần chịu áp lực do chuyển đổi sang tính di động bằng điện; ảnh hưởng của sự chuyển đổi này đối với giá trị gia tăng ô tô ở Đức nói chung là tiêu cực. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, sự 10

thay đổi cơ cấu trong sản xuất ở châu Âu cũng có thể tăng tốc, gây bất lợi cho Đức. Về mặt tích cực, cuộc khủng hoảng kinh tế và nguồn cung hiện nay có thể đã ở mức thấp nhất. Hơn nữa, các đơn đặt hàng mới trong ngành được đo lường dựa trên dữ liệu sản xuất đang ở mức khá cao. Từ đó sinh ra nhu cầu và có khả năng tác động đến sản xuất ngay khi chuỗi cung ứng bắt đầu hoạt động tốt hơn. Theo ghi nhận trong tháng 12, 227.600 xe ô tô mới đã được đăng ký tại Đức. Sau sự sụt giảm trầm trọng trong những tháng trước, số lượng xe đăng ký mới cũng giảm trong tháng 12 so với cùng tháng năm ngoái (-27%). Sự sụt giảm đáng kể trong sản xuất đã dẫn đến sự sụt giảm doanh số bán hàng trên thị trường nội địa vào tháng 12 năm 2021. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng tích cực đáng kể vẫn có thể đạt được trong nửa đầu năm do sự đình trệ của năm trước, toàn bộ nửa cuối năm 2021 được đặc trưng bởi sự sụt giảm hai chữ số. Tính chung cả năm 2021, thị trường trong nước đạt sản lượng 2,6 triệu ô tô với khoảng 1/4 số ô tô đăng ký mới là xe điện và thấp hơn 10% so với năm 2020. 2.2.2.1. Giá cả: A, Các dòng xe đã qua sử dụng: Việc tăng trưởng giá ô tô ở Đức đã diễn ra mạnh mẽ vào năm 2021 nhưng nhỏ hơn so với mức trung bình dài hạn và một số thị trường khác và tình trạng này được đánh giá sẽ chỉ là tạm thời theo Fitch Ratings.

Biểu đồ 2.1 - Giá trị còn lại xe đã qua sử dụng ở Đức từ năm 2017 - 2021 11

Nguồn: fitchratings.com Theo Autovista, đối với những chiếc xe 3 năm tuổi đã chạy 60.000 km, giá trị còn lại đã tăng gần 10% trong năm nay. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm hạn chế sự sẵn có của ô tô mới, cũng như ở các thị trường khác, nhưng khiêm tốn hơn ở Anh hoặc Mỹ. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể giải thích cho tình trạng giá ô tô đã qua sử dụng tăng nhanh như hiện nay là do đại dịch COVID-19 khiến cho phần lớn người dân né tránh phương tiện giao thông công cộng và có nhu cầu mua ô tô. Trên thực tế, giá xe điện đã tăng 9% lên mức trung bình 33.243€ (37.538 USD), xe hybrid tăng 5% lên mức trung bình 35.279€ (39.838 USD), giá xe ô tô chạy bằng xăng đã tăng 9% lên mức trung bình 20.405 € (23.041 USD) và giá động cơ diesel sẽ đạt mức trung bình 25.035€ (28.270 USD), tăng 8% vào cuối năm 2021. Việc tăng giá cũng đã được ghi nhận đối với tất cả các phân khúc xe. Trong số đó, mẫu xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các mẫu tầm trung đã tăng 14%. Ngoài ra, giá xe ô tô nhỏ tăng 12%, giá xe nhỏ gọn và trung lưu đều tăng 11%, và xe hạng sang hiện đắt hơn 10% so với trước đây. Giá xe SUV và xe thể thao cũng tăng 8%. Khi so sánh giá ô tô đã qua sử dụng hiện tại của Đức với mức trung bình kể từ tháng 1 năm 2017 theo tỷ lệ phần trăm của giá mua, mức tăng trong thời kỳ đại dịch là vừa phải hơn ở khoảng 2 điểm phần trăm, từ 44% đến 46%. B, Các dòng xe cao cấp: Các nhà sản xuất ô tô cao cấp của Đức đã hưởng mức giá cao kỷ lục cho các mẫu xe sang của họ vào năm 2021 do tình trạng thiếu chất bán dẫn đã hạn chế nguồn cung xe cho các thị trường lớn cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đang tăng vọt. Phân tích do ngân hàng Stifel thực hiện cho Financial Times đã chỉ ra doanh thu trên mỗi chiếc ô tô của BMW, Audi và Mercedes-Benz tăng trung bình gần 25% so với trước đại dịch 2019. Nguyên nhân là sự đảo ngược của một xu hướng kéo dài hàng thập kỷ, trong đó ngành công nghiệp sản xuất nhiều xe hơn số lượng xe bán ra. Các nhà sản xuất ô tô sau đó đã đưa ra mức chiết khấu cao hơn bao giờ hết để đẩy lượng xe dư thừa về trước, và có thể đạt được mục tiêu doanh số bán hàng trong thời hạn quyết toán.

12

Kết quả là doanh thu tại Mercedes-Benz đã tăng từ gần 38.000 euro/xe vào năm 2019 lên hơn 54.000 euro vào năm 2021 cho đến cuối quý 3, trong khi của Audi đã tăng từ hơn 46.000 euro lên khoảng 57.500 euro, theo theo tính toán của Stifel. BMW đã quản lý cuộc khủng hoảng chip tốt hơn so với các công ty cùng ngành và mất ít thời gian sản xuất hơn, đã có mức tăng khiêm tốn hơn, từ chỉ hơn 36.000 euro/ chiếc vào năm 2019 lên hơn 38.000 euro vào năm 2021 cho đến cuối quý III.

Biểu đồ 2.2 - Doanh thu xe hơi hạng sang vượt mức trước đại dịch tính đến cuối quý 3 năm 2021 Nguồn: stifelinstitutional.com Phân tích của Stifel cho thấy chỉ trong một quý, thu nhập trước lãi và thuế của Mercedes đã tăng 1,4 tỷ euro nhờ định giá tốt hơn và đưa chip có sẵn vào các xe cao cấp hơn, lợi nhuận cao hơn. Các hãng xe sang cũng được hỗ trợ bởi việc giá xe cũ tăng kỷ lục. Điều này không chỉ khiến việc mua ô tô mới trở nên hấp dẫn hơn mà còn thúc đẩy bảng cân đối kế toán của các chi nhánh tài chính của các nhà sản xuất cao cấp, vốn điều hành các doanh nghiệp cho thuê lớn. C, Doanh số ô tô:

13

Biểu đồ 2.3 - Số lượng xe ô tô đăng ký mới tại Đức năm 2021 Nguồn: tradingeconomics.com Theo ghi nhận năm 2021, doanh số bán hàng của VW là 489.962 chiếc (18,7% thị phần) giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán hàng của Mercedes-Benz là 225.392 chiếc (8,6% thị phần) giảm 25,7%. Doanh số bán hàng của BMW là 222.481 chiếc (8,5% thị phần) giảm 7,7%. Doanh số của ...


Similar Free PDFs