Tiểu luận ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật PDF

Title Tiểu luận ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
Author Cuong Duong
Course Triet 1
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 13
File Size 233.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 71
Total Views 492

Summary

TRƯỜNGĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOATÀI CHÍNH-KẾ TOÁNTIỂU LUẬN MÔN :TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINTÊN TIỂU LUẬN:Ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụngcủa nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phépbiện chứng duy vậtHọ và tên sinh viên: DƯƠNG QUỐC CƯỜNGMã số sinh viên: 3121420074TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2022TRƯỜN...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TÊN TIỂU LUẬN:

Ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật Họ và tên sinh viên: DƯƠNG QUỐC CƯỜNG Mã số sinh viên: 3121420074

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TÊN TIỂU LUẬN:

Ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật Họ và tên sinh viên: DƯƠNG QUỐC CƯỜNG Mã số sinh viên: 3121420074

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài..............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................... 2 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn............................................................................................... 2 5. Kết cấu của tiểu luận.......................................................................................................... 2

NỘI DUNG................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1:...............................................................................................................3 PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.........................................3 1.1. Khái quát về phép biện chứng.........................................................................................3 1.1.1. khái niệm về phép biện chừng..................................................................................... 3 1.1.2. Phép biện chứng duy vật..............................................................................................3 1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.................................................................................4 1.2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến..............................................................................4 1.2.2. Tính chất của các mối liên hệ...................................................................................... 4 1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................................5

CHƯƠNG 2:...............................................................................................................7 GIÁ TRỊ VẬN DỤNG CỦA NGUYÊN LÝ............................................................ 7 KẾT LUẬN.................................................................................................................9 TÀI LIỆU KHAM KHẢO...................................................................................... 10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Sự vật, hiện tượng, nhận thức và tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh ? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực hay không ? Mà khi con người nhận thức được thế giới xung quanh thì việc vận dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn như thế nào ? Để giải đáp được những câu hỏi đó, trong suốt quá trình hình thành của thế giới qua từng giai đoạn của lịch sử và trong từng hoạt động thực tiễn của con người, đã chứng minh được ta không thể phủ nhận được những mối ràng buộc về sự vật, hiện tượng, nhận thức và tư duy của con người trên thế giới. Chúng không tồn tại độc lập, ngẫu nhiên bên ngoài mà tồn tại trong sự ràng buộc, quy định, liên kết và chuyển hóa lẫn nhau. Trong triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới. Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức của khoa học thì phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Chính vì vậy, với những nhận thức đúng đắn của triết học Mác - Lênin nói chung và phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến nói riêng, em quyết định chọn đề tài: “ Ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật ” . 2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài Mục đích: xác định, nghiên cứu và phân tích rõ về khái niệm, tính chất, ý nghĩa và giá trị vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.

1

Nhiệm vụ đề tài: - Khái quát được khái niệm, tính chất và ý nghĩa của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến. - Nêu ra các giá trị vận dụng thực tiễn của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: khái niệm, tính chất, ý nghĩa và giá trị vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Phạm vi nghiên cứu: nội dung cơ bản và khái quát về khái niệm, tính chất, ý nghĩa và nêu một số ví dụ giá trị vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài có thể làm tài liệu khoa học để đưa vào giảng dạy và nghiên cứu thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin . 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu kham khảo và mục lục, kết cấu tiểu luận gồm 2 chương.

2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1. Khái quát về phép biện chứng 1.1.1. khái niệm về phép biện chừng Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, các quy luật khoa học và các phạm trù để xây dựng nên các hệ thống nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn của con người. Phép biện chứng thuộc về phép biện chứng chủ quan, là sự phản ánh biện chứng của thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người và đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình. 1.1.2. Phép biện chứng duy vật Phép biện chứng đã hình thành, phát triển qua ba giai đoạn, qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, giai đoạn đã làm nên sự thay đổi, phát triển tới sự cao nhất trong lịch sử triết học và được xem là khoa học, sâu sắc, không phiến diện là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phép biện chứng duy vật trên cơ sở đã khái quát nên các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, các quy luật phổ biến trong các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội, tự nhiên, ý thức và tư duy của con người. Đồng thời, nó cũng cung cấp những quy tắc, phương pháp luận chung nhất cho quá trình xây dựng, phát triển, nhận thức được mọi sự vật và hiện tượng thế giới.

3

1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Ví dụ như các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, cái cũ và cái mới, nguyên nhân và kết quả, bản chất và hiện tượng… Nói chung, giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa khẳng định những mối liên hệ phổ biến ở trong phạm vi nhất định. Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.2.2. Tính chất của các mối liên hệ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. - Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến Theo quan điểm biện chứng duy vât, các mối liên hệ của các sự vật và hiện tượng luôn luôn có mối liên hệ với nhau, dù nhiều hay ít. Điều này là tính khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người có nhận thức được các mối liên hệ hay không. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của bản thân. - Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến

4

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ phổ biến Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau ( bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản…) chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển cuả sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Quan điểm về đa dạng, phong phú của các mối liên hệ còn biểu hiện về sự phong phú, đa dạng khác nhau trong những điều kiện, mỗi quá trình cụ thể và khác nhau. 1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện và từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. - Quan điểm toàn diện

5

Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng và xử lý các tình huống thực tiễn thì ta phải đặt chúng vào mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính khác nhau của chính bản thân sự vật, hiện tượng và giữa sự vật, hiện tượng đó với những sự vật, hiện tượng khác ( kể cả trực tiếp, gián tiếp ). Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức thực tiễn. - Quan điểm lịch sử - cụ thể Vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển, mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng. Cho nên, khi xem xét sự vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của sự vật, vửa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong mỗi tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý những vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.

6

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VẬN DỤNG CỦA NGUYÊN LÝ Sau khi đã xác định, phân tích, nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, ta nhận ra rằng sự vật và hiện tượng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại phải có mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác, chúng không thể tồn tại một cách tách biệt độc lập. Ví dụ như khi xem xét việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong thời buổi đại dịch Covid 19 đang diễn ra trên toàn thế giới, theo quan điểm toàn diện khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng mà cụ thể ở đây là ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên, ta cần phải xem xét nó trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau. Có như vậy chúng ta mới có thể tránh khỏi những sai lầm cực đoan phiến diện gây nên mối nguy hại và nắm được thực chất của sự vật, hiện tượng. Cũng như theo quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải xác định rõ vị trí, quá trình phát triển của sự vật, trong hoàn cảnh và không gian cụ thể. Vấn đề ta đang xem xét là đang được đặt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị và giáo dục của nước ta để thấy rõ tình hình dịch bệnh diễn ra trên toàn thế giới, tình hình trong khu vực để lên biện pháp, ngăn ngừa sự ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 đến đời sống xã hội, cũng như việc học tập và rèn luyện của sinh viên có nên cho đi học lại không. Chính vì vậy, dựa trên giá trị vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật mới có thể giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề sâu hơn, tổng quát và khám ra ra phần chìm của tảng băng trôi của vấn đề mà ta xem xét.

7

Ngoài ra giá trị vận dụng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật còn áp dụng được rất nhiều vào thực tiễn như trong học tập, xã hội con người… - Trong học tập: Khi làm kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta cũng cần vận dụng kiến thức môn Văn để phân tích đề bài, đánh giá, xem xét, lựa chọn phương án phù hợp để tìm kiếm ra đáp án đúng nhất. - Trong xã hội: khi đánh giá một người thì ta cần phải xem xét về nhiều mặt khác nhau như ngoại hình, tính cách, phẩm chất, trí lực,…và mối liên hệ với xã hội như gia đình, bạn bè, thầy cô… Có như vậy, ta mới có cái nhìn bao quát cụ thể để đưa ra kết luận rằng người đó là người như thế nào.

8

KẾT LUẬN Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin đã mang đến một kiến thức phong phú và vô cùng khoa học, sâu sắc, cụ thể khái quát nên các mối liên hệ, các quy luật phổ biến trong các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội, tự nhiên, ý thức và tư duy của con người. Đồng thời, nó cũng cung cấp những quy tắc, phương pháp luận chung nhất cho quá trình xây dựng, phát triển, nhận thức được mọi sự vật và hiện tượng thế giới. Thông qua những quan điểm về khái niệm, tính chất, ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, ta có thể nhìn rõ và hiểu hơn về thế giới, nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng đang diễn ra xung quanh, vận dụng nó vào thực tiễn, làm tài liệu để nghiên cứu những kiến thức mới, để giảng dạy, phát triển trí não con người vượt lên thời kỳ mới.

9

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính Trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 3. https://loigiaihay.com/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien-c126a20183.html 4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_nguy%C3%AAn_l%C3%BD_c%E1%BB%A7a_ph%C 3%A9p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v%E1%BA%ADt

10...


Similar Free PDFs