Tình hình kinh tế Hà Nội và làng gốm Bát Tràng PDF

Title Tình hình kinh tế Hà Nội và làng gốm Bát Tràng
Author Vương Thu Hương
Course Quốc phòng an ninh
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 375.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 158

Summary

Download Tình hình kinh tế Hà Nội và làng gốm Bát Tràng PDF


Description

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN THỰC TẾ Họ và tên sinh viên: VƯƠNG THU HƯƠNG Mã số sinh viên: 21CL73403010350 Lớp niên chế: CQ59/22.04CLC

HÀ NỘI – 2022

TÌNH HÌNH KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ GIỚI THIỆU VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG Đinh Quỳnh Anh Đào Ngọc Ánh Vương Thu Hương Phùng Hồng Ngọc Trần Ngọc Bảo Yến Học Viện Tài Chính, Hà Nội, Việt Nam. Tóm tắt: Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ. Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử, cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng luôn nổi tiếng về chất lượng, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, phân theo chức năng như gốm gia dụng, đồ tôn giáo, gốm mỹ nghệ, gốm kiến trúc, gốm trang trí. Gốm sứ Bát Tràng được lưu truyền khắp mọi miền đất nước và vươn ra cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Hà Nội. Từ khóa: Làng gốm Bát Tràng, sản phẩm gốm sứ, xây dựng thương hiệu. 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA THÀNH

PHỐ HÀ NỘI 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý của Hà Nội trải dài từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Ở phía Bắc, Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc, phía Nam là Hà Nam - Hòa Bình, phía Đông là Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên, và phía Tây là Hòa Bình - Phú Thọ.

Bản đồ Thành phố Hà Nội

Cho đến nay, Hà Nội có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã với 584 đơn vị hành chính cấp xã gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn với gần 8000 thôn và tổ dân phố. Sau khi mở rộng địa giới thủ đô, diện tích tự nhiên của Hà Nội là 334.470,02 ha. Trong đó, diện tích đất được phân bố sử dụng là 332.889,0 ha, phân bổ như sau: đất nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 188601,1 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 134947,4 ha và còn lại là 9340,5 ha đất chưa sử dụng. Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên. Hiện nay, thủ đô có 7 con sông chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Tính đến tháng 2 năm 2022, dân số đạt khoảng hơn 8,5 triệu người. Mật độ dân số là 2.398 người/km . Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện số lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ đạt 70,25% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi. Thời tiết Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó, mùa đông ở Hà Nội kéo dài từ khoảng tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau. Vào thời điểm này khí hậu thường lạnh khô, có thể diễn ra các đợt rét đậm xen kẽ những cơn mưa phùn kéo dài. Còn mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc giữa tháng 9. Thời tiết vào mùa này thường khá nóng, ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,C, độ ẩm trung bình 80-82%, lượng mưa trung bình 1700mm/năm. 2

1.2.

Những lợi thế trong phát triển kinh tế

Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc hội tụ. Điều này cũng ảnh hưởng đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Nơi đây là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế . Không chỉ có vị trí địa lý – chính trị quan trọng, đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, Hà Nội cũng là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế Khu vực nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng thành phố trung bình 4-5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển thủy sản và du lịch. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của thủ đô, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng.

Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử. Điều khiến Hà Nội đặc biệt, là bốn phương tụ hội mang theo những nền văn hóa khác nhau, khiến cho văn hóa nơi đây trở nên đa dạng phong phú và không đâu trên đất Việt Nam có nhiều làng văn hiến như Hà Nội. Những ngôi làng cùng với các kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rác khắp thành phố, khiến du khách thập phương vô cùng thích thú trước những giá trị văn hóa còn hiện hữu trong một thành phố sầm uất như Hà Nội. 1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội gần đây

Theo Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung cả năm 2021, GRDP của thành phố ước tăng 2,92%, thấp hơn kế hoạch năm 2021 (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%), chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là trong quý III khi hầu hết các ngành, lĩnh vực bị suy giảm mạnh. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước tính tăng 3,46% so với năm 2020, đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng GRDP (trong đó quý I tăng 3,49%; quý II tăng 3,08%; quý III tăng 2,34%; quý IV tăng 4,55%). Đây là khu vực có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và là mức tăng khá trong nhiều năm gần đây. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính năm 2021 tăng 3,85% so với năm 2020, đóng góp 0,87 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó ngành công nghiệp tăng 5,37%2, đóng góp 0,75 điểm %. Năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, sản xuất ngành này cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu. Khu vực dịch vụ năm 2021 ước tính tăng 2,71% so với năm 2020, đóng góp 1,72 điểm % vào mức tăng GRDP, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, nhất là các ngành, lĩnh vực: du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí… Một số ngành đạt mức tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của thành phố: ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 10,26%; thông tin và truyền thông tăng 6,55%; khoa học công nghệ tăng 5,77%; riêng hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 27,47%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính tăng 2,19% so với năm 2020, chiếm 0,25 điểm % mức tăng chung. Cơ cấu GRDP năm 2021 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,99%; khu vực dịch vụ chiếm 62,74%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

chiếm 11,0% (Cơ cấu tương ứng năm 2021 là: 2,24%; 23,68%; 63,06% và 12,02%) 2. GỐM BÁT TRÀNG 2.1.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm gốm sứ làng Bát Tràng

Nhắc đến làng Bát Tràng, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến làng nghề truyền thống lâu đời với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề truyền thống ấy vẫn đứng vững nhờ viêc• đưa vào sản phẩm của mình những nét tinh hoa nhất của dân tôc• Viê •t Nam. Hiê •n nay, hầu hết các dòng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn được sản xuất theo lối thủ công. Do vây,• nó mang tâm huyết và đôi bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề được lưu truyền từ thế thê •này qua thế hê • khác. Chính bởi tính chất khác biêt• của nguồn nguyên liê •u tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men đặc biệt, ta có thể nhân• thấy gốm sứ Bát Tràng luôn có những nét rất riêng. Trước hết, cốt gốm sẽ được đưa lên bàn xoay và tạo dáng bằng tay. Do đó, độ hoàn chỉnh của sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận và kinh nghiệm của nghệ nhân làm gốm. Một sản phẩm gốm được đánh giá là đạt chất lượng thì phải có cốt dày, đặc và khá nặng tay. Men được sử dụng là loại men tự nhiên, thường có màu ngà ngà và hơi đục, khi sử dụng thì rất an toàn cho cả người thợ cũng như người dùng. Bên cạnh đó, người Bát Tràng còn sáng tạo ra một số loại riêng biệt, đặc trưng cho mình như men ngọc (nâu và trắng), men rạn, đây là những loại men có nét ấn tượng, độc đáo và được giới chuyên môn nghệ thuật đánh giá rất cao.

Hình ảnh bàn tay khéo léo của người thợ đang tạo dáng cho sản phẩm  Một số loại men được sử dụng trong sản phẩm gốm sứ Bát Tràng: o Gốm sứ Bát Tràng men nâu

Đây là loại men đầu tiên và được sử dụng phổ biến trên các các sản phẩm khác nhau của làng. Độ đậm nhạt của màu sắc trên men này còn tùy thuộc vào xương gốm. Đặc điểm của loại men nâu đó là không bóng, trên bề mặt có vết sần nhẹ, nên các sản phẩm như bát, chén, ấm,... sử dụng loại men này không thường được ưa chuộng. Các loại men này thường được dùng trong việc trang trí âu, đĩa, chân đèn, thạp, chậu,... Đặc biệt, với trình độ công nghệ như hiện nay, men nâu còn được các nghệ nhân đem kết hợp cùng với các màu sắc khác để tạo nên sự đa dạng hoa văn cùng các đường nét phong phú. o

Gốm sứ Bát Tràng men trắng (ngà)

Lớp men trắng này có thể ngả sang màu vàng ngà, bóng khi nung ở nhiệt độ cao nhưng thường có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Màu men trắng ngà và hoa văn, trang trí là yếu tố đặc trưng, phân biệt các sản phẩm gốm sứ của làng Bát Tràng với sản phẩm của các nơi khác. Được đầu tư vô cùng chuyên nghiệp, bài bản về trang trí và kiểu dáng chính là lý do vì sao sản phẩm gốm sứ men trắng được đánh giá là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích và ưa chuộng. o

Gốm sứ Bát Tràng men lam

Có thể nói, đây chính là một trong loại men lâu đời nhất tại làng gốm Bát Tràng. Loại men lam này được tạo thành từ men gốm và oxit coban. Màu đặc trưng của nó là màu xanh, đủ các tông màu từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làng gốm sứ Bát Tràng thường sử dụng loại men này để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm, chủ yếu là các chi tiết hoa lá cành. Tuy nhiên, khi sử dụng men lam cần phải cẩn trọng: không thể cho men lam để trần như các loại men khác, mà người thợ bắt buộc luôn phải phủ lên đó một lớp men trắng móng và thủy tinh hóa được sau khi nung. o

Gốm sứ Bát Tràng men ngọc

Nói về một loại men độc đáo, tinh xảo, được nhiều người ưa chuộng, không thể không kể đến men ngọc. Bên cạnh việc sử dụng men để tráng cho đồ gốm, các nghệ nhân làm gốm còn sử dụng loại men ngọc để tô, vẽ mây lên các cột dọc của cung đình và nhiều góc mảng diềm, đế. Ngoài ra, người thợ còn tô một số mảng trang trí nổi, hình nghê trên lư tròn hay mảng trang trí nổi chân trước tượng nghê bằng loại men ngọc sắc sẫm. o

Gốm sứ Bát Tràng men rạn

Nhắc tới men rạn, người ta nhớ tới một loại men vô cùng đặc biệt. Để có thể làm nên loại men này, người thợ làm gốm cần phải là một người đầy kinh nghiệm và có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa. Men rạn được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giãn giữa men và xương gốm. Bởi vậy, các sản phẩm được ra tạo ra sẽ có nét độc đáo riêng biệt. Sản phẩm hoàn chỉnh thường sẽ có màu hơi cũ,

có hơi hướng hoài cổ và được đặc biệt ưa chuộng. Người dùng còn gọi các sản phẩm gốm sứ men rạn này với tên khác là đồ gốm men cổ. Về Bát Tràng nghe những câu chuyện cổ xưa Trải qua hơn một nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn tự hào là một dân tộc kiên cường, độc lập, có giá trị cố hữu lâu dài. Đặc biệt, việc bảo tồn và phát huy những giá trị này luôn nhắc nhở thế hệ mai sau về thời đại mà ông cha ta đã xây dựng bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Các làng nghề truyền thống do đó được truyền từ đời này sang đời khác, các tiêu chuẩn và kinh nghiệm của tổ tiên được dùng làm kim chỉ nam để xây dựng và phát triển nghề. Bát Tràng là một trong những làng nghề đã phát triển và thành công qua nhiều thế kỷ. Ngôi làng cổ nơi đây là những ngôi nhà ngói, những con ngõ nhỏ hẹp ngoằn ngoèo, dày đặc lò nung gốm, tường nhà cũng lộ ra nơi đốt than khô, người dân làm việc từ sáng đến tối cho đến khi trăng mọc. Làng gốm Bát Tràng đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Những câu chuyện về làng gốm sứ đó tuy không còn mới, thế nhưng nó luôn là những câu chuyện mà người người muốn nghe, muốn tìm hiểu về ngôi làng cổ này. Gốm sứ Bát Tràng không chỉ là tên của một làng nghề, nó còn là một thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. Dân làng thường dùng cái tên để răn dạy con cháu phải luôn biết giữ cội, gốc rễ để làm ăn phát đạt, giàu có, cũng như giữ gìn truyền thống lâu đời của dân tộc. Làng thủ công mỹ nghệ Bát Tràng có nguồn gốc từ thời nhà Lý, người ta theo Lý Thái Tổ từ Trường An, huyện Yên Mô (nay là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) dời đô đến Thăng Long, và chọn huyện Gia Lâm thuộc Kinh Bắc để lập nghiệp. Trải qua các triều đại phong kiến, dù bế quan tỏa cảng hay chiến tranh, người dân vẫn kiên trì làm gốm, âm thầm duy trì giá trị truyền thống quý báu này. Những người thợ gốm Bát Tràng cần cù, thông minh và tạo ra những sản phẩm quý giá. Và ngày nay, sản phẩm của Bát Tràng ngày càng đa dạng và phong phú, ngoài những sản phẩm truyền thống, các lò gốm còn cho ra đời nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước như ấm, chén, đĩa, lọ hoa, Chén, đồ trang trí nhà, ... kiểu mới, vật liệu xây dựng hiện đại hoặc vật liệu cách nhiệt, hàng xuất khẩu cập nhật về mẫu mã và trang trí. ngoại quốc. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay người ta tiếp tục ứng dụng để khôi phục đồ gốm truyền thống, bao gồm hoa văn và men từ các triều đại Lý, Trần, Lê và Mạc. Đây cũng là hiện thân của ý chí tìm về cội nguồn, là lý do khiến chúng ta trân trọng nếp sống “uống nước nhớ nguồn”. Một bài thơ do cụ Đặng Huy Chú viết năm 1867 trong niềm cảm khái: Đất thiêng người giỏi nức quê xưa Từ chiếc bàn xoay hưởng lộc vua Chất củi đun lò nên nghiệp cả Đất sông luyện gốm nổi cơ đồ Góp công ham nghĩa lời vua tặng 2.2.

Đỗ đạt cao danh phúc tổ thừa Này đất đáng yêu phong vị đẹp Đầy trời ngan ngát khí xuân đưa 3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG

Bài học kinh nghiệm Trước tình hình khó khăn chung, hoạt động của Làng Gốm Bát Tràng đã tích cực tìm cách nắm bắt thị trường trong nước, tập trung tìm kiếm cơ hội mới, đơn hàng ra nước ngoài chỉ còn 10-15%. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh, sản xuất đã bắt tay vào tìm hiểu phương án khôi phục sản xuất. Cụ thể, bà Tạ Minh Trang - Giám đốc xưởng gốm Bình Thảnh chia sẻ: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài của xưởng chỉ còn lại từ 10 đến 15%. Do đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bắt đầu tính tới phương án khôi phục sản xuất để vực dậy sau dịch. Thay vì chủ yếu sản xuất thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, cơ sở đã chuyển đổi sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Dựa trên các sản phẩm truyền thống để phát triển gốm sứ hiện đại, mạo hiểm sản xuất các mặt hàng nội thất và trang trí nhà cửa, những người thợ cần mẫn, sáng tạo của làng nghề truyền thống Bát Tràng đã không thất bại trong giai đoạn sản xuất đình trệ vì dịch bệnh, mà ngày càng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, biết tìm tòi, ứng dụng công nghệ để cải tiến nguyên liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện về dịch vụ. Bên cạnh việc tích cực đổi mới mẫu mã, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình cũng cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc thay đổi thương mại điện tử và công nghệ số trong thời đại mới. Ngoài ra, nhiều hộ kinh doanh trước đây không coi trọng phương thức bán hàng trực tuyến đã bắt đầu cung cấp sản phẩm qua mạng và ký hợp đồng trực tuyến. Trong thời buổi này, bán hàng trực tuyến đã thực sự trở thành giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, Chính quyền thành phố Hà Nội đã nhanh chóng có các biện pháp, chính sách hỗ trợ có mục tiêu để giúp các làng nghề sớm trở lại sản xuất kinh doanh. Sách về xây dựng thương hiệu làng nghề, hướng dẫn hỗ trợ đào tạo nghề,hướng dẫn truyền thông làng nghề. Trước thực tế khởi động, không chỉ riêng chủ đầu tư Dự án khu thương mại làng nghề Bát Tràng là Công ty Quang Minh mà hàng loạt tiểu thương của làng nghề gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã có đề nghị gửi các cơ quan Trung ương và Hà Nội như sau: Trước tiên, đề nghị các cấp, ngành của TP Hà Nội khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ truyền thống Bát Tràng, để người dân an tâm, sớm ổn định cuộc sống, hạn chế tình trạng doanh nghiệp và người dân trong vùng quy hoạch bị hạn chế và ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Thứ hai, chờ các cơ quan liên quan lập và phê duyệt quy hoạch của dự án bảo tồn và phát triển “Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch Bát 3.1.

Tràng”, các cấp, ngành liên quan được TP Hà Nội yêu cầu phải có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và người dân Bát Tràng tiếp tục triển khai dự án Khu công nghiệp làng nghề Bát Tràng để người dân Bát Tràng có cơ hội. , kinh doanh, phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế, làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình. Thứ ba, Thanh tra thành phố xử lý công nhận Công ty cổ phần sứ Bát Tràng tại thôn Bát Tràng, thị trấn Bát Tràng, huyện Gia Lâm là thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai và đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cần xử lý đúng người, đúng trách nhiệm, đúng thẩm quyền, không để việc xử lý gây cản trở, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Các công ty, cá nhân chân chính đầu tư thành lập, bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng truyền thống lâu đời. Giúp một công ty tồn tại đã khó, nhưng để một công ty có chỗ đứng và phát triển ngày càng đòi hỏi khó hơn, chính vì vậy, đã đến lúc việc đảm bảo quyền kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các công ty tại Bát Tràng, Vận dụng từ quá trình sản xuất và kinh doanh của làng gốm Bát Tràng, thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Trên hết, UBND Thành phố Hà Nội, cần quan tâm, tham gia kiên quyết, tạo cơ chế thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy con người và công ty làm đối tượng phục vụ. Bài học vận dụng Với việc áp dụng phương thức sản xuất kinh doanh của Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng vùng mới trong thời gian tới, nơi triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh trong nước. Khủng hoảng do dịch bệnh gây ra, trong khi các nguồn lực được huy động để đầu tư phát triển khu vực nông thôn, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang giữ thế “lửa”. Ông Chu Phú Mỹ, Vụ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Trưởng văn phòng điều phối chương trình xây dựng các khu đô thị mới Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã triển khai Chương trình số hóa “Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao vật chất và tinh thần. Đời sống “do nông dân cấp 2021-2025”. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Ban chỉ đạo của Thành ủy đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, 18 quận, huyện và thành phố xây dựng kế hoạch, giải pháp linh hoạt, phù hợp để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình đã nêu. Thông qua sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của nông dân, phong trào xây dựng NTM trên địa bàn Thủ đô ngày càng khởi sắc. Đến nay, toàn thành phố đã có 382/382 xã thị 3.2.

trấn, 12/18 quận, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 47 xã thị trấn đạt chuẩn nông thôn nâng cao và 5 xã ...


Similar Free PDFs