TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO Thông VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH PDF

Title TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO Thông VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
Author Thắng Nx
Course Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Viện đào tạo Chất lượng cao
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 254.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 74
Total Views 109

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINHKHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNGNguyễn Xuân Thắng 2151110059-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGPHÂN TÍCH VỤ VIỆC “GIẾT NGƯỜI CÙNG THÔN VÀO NGÀY MỒNG 1TẾT” XẢY RA TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH DƯỚI GÓC NHÌNCỦA PHÁP LÝGiảng viên hướng dẫn:Đ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Nguyễn Xuân Thắng 2151110059-010100500440

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG PHÂN TÍCH VỤ VIỆC “GIẾT NGƯỜI CÙNG THÔN VÀO NGÀY MỒNG 1 TẾT” XẢY RA TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHÁP LÝ Giảng viên hướng dẫn:Đoàn Công Thức

TP Hồ Chí Minh,năm 2022

Mục lục A Lời nói đầu.................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và phương pháp..................................................................................... 1

3. Bố cục đề tài......................................................................................................... 2 B Nội Dung Chương 1: Những vấn đề chung của chủ thể trong Luật hình sự................................................................................................................. 3 1. Khái niệm về tội giết người và ngành luật điều chỉnh..........................................3 1.1. Khái niệm......................................................................................................3 1.2. Ngành luật điều chỉnh ...................................................................................3 2. Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật..............................................................3 2.1. Chủ thể quan hệ pháp luật..............................................................................4 2.2. Khách thể quan hệ pháp luật..........................................................................5 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể.............................................................................5 3.1. Quyền của bị cáo...........................................................................................5 3.2. Nghịa vụ của bị cáo.......................................................................................5

Chương 2: Phân tích vụ án và làm rõ luận điểm.......................6 1. Hành vi của chủ thể.............................................................................................6 2. Lỗi của chủ thể....................................................................................................6 3. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý......................................................................7 4. Chủ thể quan hệ pháp luật...................................................................................7 4.1. Mặt khách quan............................................................................................7 4.2. Mặt chủ quan................................................................................................8 4.3. Khách thể......................................................................................................8

4.4. Chủ thể.........................................................................................................8 5. Cơ sở chịu trách nhiệm pháp lý...........................................................................9 6. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý...............................................................9 7. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý..................................................................9 8. Nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý............................................10

Chương 3:Làm luật sư tập sự............................................................10 C.Kết Luận..................................................................................................... 11 1. Tóm tắt kết quả.................................................................................................. 11 1.1.

Phạm Văn Lập có hành vi “cố ý gây thương tích” và “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”.....................................................................................12

1.2.

Phạm Văn Nam có hành vi “Giết người”................................................12

1.3.

Bồi thường thiệt hại.................................................................................12

2. Ý nghĩa.............................................................................................................. 12

Tài liệu tham khảo.....................................................................................13

A LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ năm 1986, chính sách cải cách của đảng đã được thực hiện. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, mức sống của người dân tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng sản sinh và tác động tiêu cực, nảy sinh nhiều vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung, kể cả tội giết người, và đặc biệt là cá nhân. Ở Việt Nam hiện nay, tội phạm giết người ngày một gia tăng, nhiều thủ đoạn. Tội phạm giết người có tính chất côn đồ, hung hãn, ngang nhiên coi thường tính mạng con người, không chỉ gây đau thương cho gia đình nạn nhân mà còn gây hỗn loạn, mất an ninh trật tự xã hội, gây hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân. Trước tình hình tội phạm phức tạp như hiện nay, việc nghiên cứu các tội phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm giết người là nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, đưa ra các giải pháp lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện và thực hiện tội phạm. Công việc. Nền tảng sẽ giúp nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm nói chung, nhất là tội phạm giết người, tiếp tục đấu tranh với tội phạm trong thời gian tới. lần tới. Để góp phần vào tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm và áp dụng pháp luật đối với tội giết người hiện nay, em chọn đề tài :” PHÂN TÍCH VỤ VIỆC “GIẾT NGƯỜI CÙNG THÔN VÀO NGÀY MỒNG 1 TẾT” XẢY RA TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN TỈNH HÀ TĨNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHÁP LÝ 2. Mục tiêu và phương pháp Nắm được các khái niệm cơ bản liên quan đến tội giết người,hành vi cố ý gây thương tích, những Điều luật trong bộ Luật hình sự, hoàn cảnh xảy ra án mạng, tìm ra nguyên nhân từ đó tóm tắt các yếu tố cấu thành tội của chủ thể để từ đó tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao việc đề phòng và rút kinh nghiệm .Nâng cao kiến thức của bản thân về các bộ luật. Triển khai và phân tích tình tiết vụ án trên, làm rõ các luận điểm 1

3. Bố cục đề tài Nội dung bài tiểu luận được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề chung của chủ thể trong Luật hình sự Chương 2: Phân tích vụ án và làm rõ luận điểm Chương 3: Làm luật sư tập sự

2

B NỘI DUNG Chương 1:Những vấn đề chung của chủ thể trong Luật hình sự 1. Khái niệm về tội giết người và ngành luật điều chỉnh 1.1.

Khái niệm

Trước hết, chúng ta có thể đến với định nghĩa về hành vi giết người: Giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Đối với tội giết người, để phân biệt với hành vi giết người nói chung chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. 1.2.

Ngành luật điều chỉnh

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Bộ Luật dân sự 2015 2. Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật 2.1.

Chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể tội phạm theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam phải có đủ các dấu hiệu sau đây: Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, vậy pháp luật Hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả họ là người thân thích ruột thịt. Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự. Pháp luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết 3

thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ vụ án với họ. Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi. Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi. Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu của chủ thể, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội, điều đặc biệt coi trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng, nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội. Vậy ta thấy được chủ thể trong vụ án này là : Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam 2.2.

Khách thể quan hệ pháp luật

4

Do Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam gây ra tội giết anh Trần Văn Thuyết nên khách thể quan hệ pháp luật của vụ án này là: Xâm phạm mối quan hệ nhân thân. 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể ( Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam) 3.1.

Quyền của bị cáo Pham Văn Lập và Phạm Văn Nam

Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này: Tham gia phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; 3.2.

Nghĩa vụ của Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam

Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã; Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. 5

CHƯƠNG 2:Phân tích và làm rõ luận điểm 1. Hành vi của chủ thể Khoảng 12h ngày 12/2/2021 ( ngày mồng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021), Phạm Văn Lập đến nhà anh Lê Văn Liễu (SN 1970, trú thôn Na Trung, Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên) chơi. Lúc này, tại nhà anh Liễu có thêm vài người khách khác, trong đó, có anh Trần Văn Thuyết (SN 1972) và anh Âu Văn Kỳ (SN 1985) là người cùng thôn. Tại đây, giữa anh Thuyết và Lập xảy ra mâu thuẫn, xích mích. Anh Thuyết dùng tay đấm vào mặt của Lập thì được mọi người can ngăn. Do còn bực tức nên đến 13h cùng ngày, Lập đã gọi điện cho con trai là Phạm Văn Nam (SN 2005, cùng trú tại thôn Na Trung) đến nhà anh Liễu để đánh nhau với anh Thuyết. Trong khi Lập đang giằng co, đánh nhau với anh Thuyết, Nam đã dùng dao nhọn đâm trúng vào vùng lưng bên trái của anh Thuyết. Khi anh Kỳ vào can ngăn, Nam tiếp tục dùng dao đâm vào tay trái của anh Kỳ. Sau khi sự việc xảy ra, anh Thuyết được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhưng đã tử vong vào lúc 15h15 cùng ngày do bị mất máu cấp. Anh Kỳ được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, bị tổn thương cơ thể với tỷ lệ 19%. Hành vi của Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 2. Lỗi của chủ thể Lập đã gọi điện cho con trai là Phạm Văn Nam (SN 2005) đến nhà anh Liễu để đánh nhau với anh Thuyết. Đây là hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 325 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) . Anh Lập còn có hành vi đánh nhau với anh Thuyết là hành vi cố ý gây thương tích. Còn Phạm Văn Nam 6

có hành vi dùng dao nhọn đâm anh Thuyết là hành vi giết người, ngoài ra còn có hành vi cố ý gây thương tích cho anh Kỳ vì anh đã can ngăn Nam đâm anh Thuyết. 3. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý Khả năng chịu trách nhiệm pháp lý Năng lực chịu trách nhiệm là khả năng của một cá nhân, tổ chức phải chịu những hậu quả bất lợi mà các biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong các chế tài của pháp luật. Trách nhiệm có thể hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) và người vi phạm, trong đó nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế mang tính chất nhất định. Chế tài pháp lý đối với người vi phạm quy định pháp luật trừng phạt và chủ thể phải chịu những hậu quả bất lợi về thể chất và tâm lý do hành vi của họ gây ra. Đối với cá nhân, pháp luật Nước ta quy định năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân như sau: Người trên 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm pháp luật.; Người đủ mười bốn tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý nghiêm trọng và trách nhiệm hành chính về tội cố ý vi phạm hành chính. Ngoại trừ điều kiện về tuổi, người có năng lực pháp luật phải là người có tinh thần bình thường, không mắc bệnh tâm thần hoặc các điều kiện khác cản trở hành vi của mình. Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam có đủ điều kiện chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. 4. Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam đều có giấu hiệu vi phạm hình sự căn cứ theo Điều 123, Điều 134, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 4.1.

Mặt khách quan.

Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác

7

Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Và hành vi của Phạm Văn Nam là hành tước đoạt mạng sống của anh Trần Văn Thuyết Hành vi làm chết người của Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam được thực hiện bằng các hình thức hành động: thể hiện qua việc 2 cha con anh Lập đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống của anh Thuyết. Hậu quả: Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng anh Thuyết thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Thời gian: 13h ngày 1/1/2021 Địa điểm: Tại nhà anh Lê Văn Liễu, trú thôn Na Trung, Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên Hung khí: con dao nhọn 4.2.

Mặt chủ quan.

Lỗi của Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam là lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ: Mâu thuẫn cá nhân do anh Thuyết vì đã đánh vào mặt Lập. Mục đích: Giết anh Thuyết để trả thù. 4.3.

Khách thể phạm tôi

Do Phạm Văn Lập và Phạm Văn Nam gây ra tội giết anh Trần Văn Thuyết nên khách thể quan hệ pháp luật của vụ án này là: Xâm phạm mối quan hệ nhân thân. 4.4.

Chủ thể phạm tội 8

Phạm Văn Lập có đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Phạm Văn Nam có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp luật, độ tuổi của Nam chưa đủ 16 tuổi nhưng có hành vi vi phạm vô cùng nghiêm trọng. 5. Cơ sở chịu trách nhiệm pháp lý Lập đã gọi điện cho con trai là Phạm Văn Nam (SN 2005, cùng trú tại thôn Na Trung) đến nhà anh Liễu để đánh nhau với anh Thuyết. Lập Lập đang giằng co, đánh nhau với anh Thuyết Nam đã dùng dao nhọn đâm trúng vào vùng lưng bên trái của anh Thuyết. Khi anh Kỳ vào can ngăn, Nam tiếp tục dùng dao đâm vào tay trái của anh Kỳ. Các hành vi trên cho thấy Lập và Nam đã vi pháp pháp luật hình sự nên phải chịu những trách nhiệm hình sự. 6. Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý Hành vi vi phạm pháp luật luôn gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người, xâm hại đến các quan hệ mà pháp luật bảo vệ. Do đó việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật là một yêu cầu khách quan của xã hội. Truy cứu trách nhiệm pháp lý của vụ án trên nhằm: Bảo vệ các quan hệ pháp luật bị xâm hại, trừng phạt Phạm Văn Nam và Phạm Văn Lập theo bộ luật hình sự, buộc hai cha con Lập phải chịu hậu quả do mình gây ra. Khôi phục các quan hệ pháp luật bị xâm hại. Không nên chỉ vì một phút mâu thuẫn xích mích mà dẫn đến những tội ác không đáng có như thế, ta phải biết kiềm chế sự nóng nảy để không dẫn đến sự việc giống như hai cha con Lập. 7. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý Hành vi vi phạm pháp luật: Hành vi của Lập và Nam là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vô cùng nghiêm trọng. 9

Mức độ nguy hiểm, trái pháp luật của hành vi đó: Cực kì nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra: Hậu quả là đã gây ra cái chết cho anh Thuyết và anh Kỳ bị tổn thương cơ thể 19%. Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả do hành vi gây ra Các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, cách thức thực hiện hành vi vi phạm … Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý Được ân xá Miễn trách nhiệm pháp lý 8. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi. Truy cứu đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp luật. Đảm bảo tính công bằng, hành vi như nhau, gây thiệt hại giống nhau thì phải chịu trách nhiệm giống nhau. Cá biệt hoá, tính đến hoàn cảnh từng trường hợp. Truy cứu kịp thời.

Chương 3: Làm luật sư tập sự Kính thưa Hội đồng xét xử! Thưa vị đại diện Viện kiểm sát! Thưa vị luật sư đồng nghiệp! Tôi là Nguyễn Xuân Thắng là luật sư thuộc văn phòng Luật tập sự, Đoàn luật sư Trường đại học. Nhận lời mời của gia đình bị hại và được sự chấp thuận của Hội 10

đồng xét xử tôi tham gia phiên toà hôm nay để bảo vệ cho anh Trần Văn Thuyết là bị hại trong vụ án “giết người cùng thôn vào ngày mồng 1 tết”. Sau đây tôi xin trình bày một số quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh Trần Văn Thuyết: Tình tiết tăng nặng: Lập đã gọi điện cho con trai là Phạm Văn Nam (SN 2005, cùng trú tại thôn Na Trung) đến nhà anh Liễu để đánh nhau với anh Thuyết. Tình tiết giảm nhẹ: Do Phạm Văn Nam Chưa đủ...


Similar Free PDFs