TTK39 312010 26479 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi online của sinh viên UEH PDF

Title TTK39 312010 26479 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi online của sinh viên UEH
Author Phương Linh
Course Thống Kê Ứng Dụng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 83
File Size 2.6 MB
File Type PDF
Total Downloads 152
Total Views 303

Summary

1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPCÔNG TRÌNH DỰ THIGIẢI THƯỞNGĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 - NĂM 2021TÊN CÔNG TRÌNH : Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thựchiện hành vi không trung thực trong kì thi online của sinh viên UEHTHUỘC KHOA: Toán - Thống kêMSĐT (Do BTC ghi):TP. HỒ...


Description

I

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trình bày của bài nghiên cứu này chưa được công bố trong một công trình nghiên cứu nào.

II

TÓM TẮT Nhận thấy được tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ về việc học cũng như thi kết thúc học phần các môn, Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã triển khai và áp dụng hai hình thức học và thi online với các sinh viên của trường. Tuy nhiên, sau khi kỳ thi diễn ra, nhóm tác giả nhận thấy có một số phản ứng trái chiều về kết quả thi giữa các sinh viên được coi là chưa công bằng bởi việc thi trực tuyến rất khó kiểm soát các hành vi không trung thực. Chính vì thế, để có thể hiểu rõ rằng các sinh viên có ý định thực hiện những hành vi không trung thực hay không và nguyên nhân của các ý định đó là do đâu nên nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi Online của sinh viên UEH”. Từ đó hiểu được những nguyên nhân ấy và đề xuất các biện pháp khắc phục với nhà trường nhằm giảm thiểu tình trạng này để mang lại chất lượng tối đa cho các kỳ thi ở kỳ thi sau. Đề tài dựa trên các cơ sở lý thuyết được nhóm đưa ra với các yếu tố tác động chính như năng lực học tập, những lợi ích đạt được trong ngắn hạn, sự giám sát online hay căng thẳng của sinh viên và môi trường thi xung quanh. Với số liệu thu được là mẫu gồm 200 sinh viên các khóa 44, 45, 46 của Trường đại học Kinh tế TP.HCM đã cho ra kết quả nghiên cứu rằng năng lực học tập của sinh viên, sự giám sát trong kỳ thi và môi trường xung quanh là những nhân tố có mối tương quan lớn với ý định không trung thực trong kỳ thi online của sinh viên. Các yếu tố còn lại như sự căng thẳng hay lợi ích ngắn hạn thì được coi là chưa tác động đáng kể đến ý định không trung thực. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy được tỷ lệ nam giới có ý định không trung thực nhiều hơn nữ giới. Dựa trên kết quả đó, nhóm nghiên cứu chúng em đã đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng không trung thực trong kỳ thi ấy với mong muốn nhà trường có thể tìm cách khắc phục chúng để có thể nâng cao chất lượng của các kì thi trong các kỳ học tới.

III

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài 2020-2021 - Một niên khóa mà mỗi khi nhắc đến mọi người đều nghĩ ngay đến đại dịch COVID 19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cơn dịch này đã khiến người dân mất việc và các bạn học sinh, sinh viên phải rời xa trường lớp. Với trình độ công nghệ tiên tiến phát triển vượt bậc qua từng năm thì phương pháp học online ở thời điểm này là hình thức bắt buộc áp dụng cho hầu hết các môn học của các trường. Tại UEH một số môn học đã áp dụng luôn cả hình thức thi Online và có một số phản ứng trái chiều từ các sinh viên và giảng viên về tính công bằng và hiệu quả. Dù cho các bạn sinh viên không thể gặp mặt nhau để hỏi bài, quay cóp trong lúc thi nhưng với sự tiến bộ của truyền thông cùng những tính năng thông minh của các thiết bị điện tử đã một lần nữa tiếp tay cho các bạn thực hiện hành vi không trung thực. Những hành vi ấy đã gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng kỳ thi cũng như gây ra sự hoang mang trong toàn thể sinh viên trong khoảng thời gian qua. Trải qua nhiều năm, gian lận đã được coi là phổ biến, bất kể sự liêm chính là một trong những giá trị quan trọng nhất của nền giáo dục (Pulvers & Diekhoff, 1999). Gian lận có nhiều hình thức từ việc sao chép bài của bạn ngay khi trong lúc thi trực tiếp ở trường và cũng đang bắt đầu nhen nhóm khi thi online. Gian lận đã trở thành một hiện tượng đáng lo ngại đối với nhiều người các trường đại học trên khắp thế giới. Thật không may, gian lận đã trở thành một phần rất bình thường của cuộc sống của nhiều sinh viên (Bunn, Caudill, & Gropper, 1992). Theo một bài khảo sát một số trường đại học Mỹ, người ta đã thấy được một điều đáng kinh ngạc của sinh viên, thực chất tỷ lệ gian lận dao động từ mức thấp nhất 15% đến 20% và đến một mức cao đáng kinh ngạc đó chính khoảng 81% (Maramark & Maline, 1993). Từ đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã có nhiều ý tưởng mới lạ và muốn tìm hiểu những động cơ nào, những yếu tố nào đã dẫn đến một kết quả đáng kinh ngạc đến như vậy. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Nowell và Laufer (1997) đã cho thấy rằng chính

IV

nỗi sợ không vượt qua được bài kiểm tra, bài thi là động cơ lớn nhất để gian lận. Và khi tìm hiểu chi tiết về số liệu người ta còn thấy thêm một số chi tiết như sau: Với tổng số mẫu được lấy để nghiên cứu là 433 sinh viên thì có 72 sinh viên nói rằng gian lận trong kỳ thi là do họ muốn đạt được điểm số cao để làm vui lòng cha mẹ, 43 sinh viên gian lận vì muốn cạnh tranh với những sinh viên khác và tới tận 318 sinh viên có kết luận rằng gian lận sẽ dễ dàng hơn là phải tự học miệt mài và làm việc chăm chỉ. Từ những bài tham khảo số liệu phía trên có thể thấy được gian lận một cách vô tình hoặc cố tình cũng một phần nào đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền giáo dục của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Những lợi ích từ việc gian lận ở hiện tại và quá khứ sẽ từng ngày bào mòn tri thức của các bạn học sinh sinh viên mà chính các bạn cũng không biết rằng lượng tri thức của mình đang ngày càng hao hụt. Gian lận làm các bạn chủ quan, chỉ biết dựa dẫm vào người khác mà không còn động lực phấn đấu, cố gắng thể hiện đúng năng lực của mình. Hay làm mất đi tính công bằng giữa người thực sự học và người không học chữ nào, làm khập khiễng giữa kẻ được bước vào xã hội khi không có đủ tri thức và người có đủ tri thức lại không có đủ điều kiện để bước vào xã hội, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan, nơi làm việc hay lớn hơn là sẽ ảnh hưởng đến đất nước. Và đó chính là những lý do khiến nhóm tác giả bắt tay thực hiện nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi Online của sinh viên UEH”. Nghiên cứu này sẽ đưa ra một cái nhìn cụ thể về tình trạng thi Online hiện nay và những nguyên nhân khiến sinh viên có ý định thực hiện hành vi không trung thực để nhà trường có thể dựa vào đó và đưa ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm mang lại một cuộc thi Online công bằng và trung thực nhất cho toàn thể sinh viên UEH. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi Online của sinh viên UEH. - Đề xuất mô hình nghiên cứu, kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định thực hiện hành vi không trung thực của sinh viên.

V

- Đề xuất giải pháp, hỗ trợ cho các trường nói chung và trường UEH nói riêng tham khảo để hạn chế tối đa Ý định thực hiện hành vi không trung thực của sinh viên và tạo ra được một kỳ thi Online công bằng và trung thực nhất. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến Ý định thực hiện hành vi không trung thực của sinh viên trong kỳ thi Online của sinh viên UEH và mối quan hệ giữa chúng như thế nào? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến Ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi Online của sinh viên UEH như thế nào? - Đề xuất những phương pháp hạn chế Ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi Online của sinh viên UEH. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: tiếp thu và tổng hợp lại các ý kiến từ các việc trao đổi với 3 nhóm lớp của sinh viên và trao đổi qua zalo với giảng viên hướng dẫn để điều chỉnh, hoàn thiện về các thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu về các yếu tố tác động thông qua việc nhận 200 khảo sát điền form các bạn sinh viên UEH (trong đó có 60 sinh viên giới tính nam và 140 sinh viên giới tính nữ) bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Sau đó chọn lọc các mẫu phù hợp cho nghiên cứu để phục vụ cho mục đích tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả, suy diễn để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định không trung thực của kỳ thi Online và đưa ra giải pháp phù hợp. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia kỳ thi Online do nhà trường tổ chức vào Học kỳ đầu năm 2021. 1.6. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Nhóm thực hiện đề tài sau khi kỳ thi Online trong học kỳ đầu năm 2021

VI

kết thúc để nghiên cứu về Ý định thực hiện hành vi không trung thực của sinh viên nếu nhà trường còn áp dụng hình thức thi online trong những học kỳ sau. Từ đó đưa ra những nguyên nhân, giải pháp giải quyết tình trạng này trước khi chúng tiếp diễn. - Không gian: Tiến hành khảo sát và phỏng vấn các bạn sinh viên chính quy trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc điền form khảo sát và trao đổi online. 1.7. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: - Tăng tính ứng dụng của lý thuyết TPB vào các bài nghiên cứu thực tế. Khai thác và sử dụng các nguồn thông tin mang tính học thuật liên quan đến đề tài. - Làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố được đề cập trong mô hình và kiểm định sự tác động lẫn nhau giữa các biến. Về mặt thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu giúp cho nhà trường có cơ sở để xác định những nguyên nhân dẫn đến ý định thực hiện hành vi không trung thực trong kỳ thi online của sinh viên UEH. Qua đó nhà trường có thể nghiên cứu sâu hơn và đưa ra được những biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi không trung thực của sinh viên và tạo ra một cuộc thi công bằng và trung thực nhất, đánh giá được đúng năng lực thật sự của sinh viên. - Ngoài ra, khi nhà trường hiểu được tâm lý và có những biện pháp đúng đắn để giảm được ý định thực hiện hành vi không trung thực, sinh viên sẽ tập trung vào việc nâng cao kiến thức để đạt được thành tích tốt nhất chứ không còn ỷ lại vào việc thực hiện hành vi không trung thực. Từ đó, chất lượng sinh viên UEH sẽ ngày càng được nâng cao và tạo được một môi trường thi cử lành mạnh cho cả những thế hệ sinh viên sau này. 1.8. Hướng phát triển của đề tài Trong bối cảnh giãn cách xã hội thì việc khảo sát để thu thập thông tin, số liệu chính xác với một quy mô lớn là vô cùng khó khăn. Chính vì thế mà bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ không thể nào tránh được những sai sót và hạn chế. Với mong muốn những hạn chế ấy được khắc phục và phát triển thành những nghiên cứu khác hoàn chỉnh hơn, nhóm tác giả đề xuất những hướng phát triển sau đây:

VII

- Trực tiếp khảo sát qua hình thức phỏng vấn từng cá nhân để tránh tình trạng thực hiện khảo sát hời hợt, có những biện pháp thực tế để sinh viên trả lời trung thực hơn và tăng số lượng sinh viên khảo sát để số liệu được bao quát và chính xác. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các trường khác trong phạm vi toàn quốc chứ không chỉ riêng trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. - Đầu tư nghiên cứu với quy mô lớn hơn để phát triển thêm và đưa ra được mô hình hoàn chỉnh nhất bao hàm tất cả những nguyên nhân dẫn đến Ý định thực hiện hành vi không trung thực.

VIII

MỤC LỤC

TÓM TẮT ....................................................................................................................... II CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................III 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................III 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... IV 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. V 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... V 1.5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... V 1.6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. V 1.7. Đóng góp của đề tài............................................................................................ VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... XI DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... XII CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................1 2.1. Bảng tổng kết các nghiên cứu trước đây ............................................................... 1 2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB): ............................................................................. 9 2.3. Các khái niệm liên quan đến bài nghiên cứu ......................................................10 2.3.1. Hình thức thi trực tuyến ................................................................................10 2.3.2. Ý định không trung thực trong kỳ thi online ................................................ 10 2.3.3. Năng lực học tập ...........................................................................................11 2.3.4. Lợi ích ngắn hạn ........................................................................................... 12 2.3.5. Sự giám sát Online........................................................................................13 2.3.6. Sự căng thẳng ................................................................................................14 2.3.7. Môi trường học đường ..................................................................................16 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................................16 2.4.1. Giả thuyết ...................................................................................................... 16 2.4.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................21 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................22 3.1. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................. 22 3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................................. 22 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................22 3.1.3. Phương pháp phi thực nghiệm ......................................................................22

IX

3.2. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................23 3.3. Nghiên cứu định tính ...........................................................................................24 3.4. Nghiên cứu định lượng........................................................................................25 3.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................25 3.4.2. Kích thước mẫu .............................................................................................25 3.4.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................25 3.4.4. Phương pháp tiếp cận mẫu ............................................................................26 3.5. Công cụ nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 26 3.5.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................................26 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................26 3.5.3. Phân tích tương quan Pearson ......................................................................27 3.5.4. Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................. 27 3.5.5. Kiểm định Independent.................................................................................28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.........................................................................................29 4.1.1. Thống kê mẫu khảo sát ................................................................................. 29 4.1.2. Mô tả mẫu .....................................................................................................29 4.2. Số liệu phân tích từ các câu hỏi chính.................................................................30 4.2.1. Mô tả dữ liệu ................................................................................................. 30 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy (Theo hệ số Cronbach’s Alpha) ...................................31 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................35 4.3. Xác định mối tương quan giữa các nhân tố và yếu tố phụ thuộc ........................38 4.3.1. Tương quan giữa năng lực học tập và ý định không trung thực ...................39 4.3.2. Tương quan giữa lợi ích ngắn hạn và ý định không trung thực ...................40 4.3.3. Tương quan giữa giám sát trong kỳ thi Online và ý định không trung thực 40 4.3.4. Tương quan giữa sự căng thẳng của sinh viên và ý định không trung thực .40 4.3.5. Tương quan giữa môi trường học đường và ý định không trung thực .........40 4.6. Phân tích hồi quy .................................................................................................41 4.6.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..............................................................41 4.6.2. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ............................................................42 4.6.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................................43 4.7. Kiểm định Independent Sample T - Test ............................................................ 45

X

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................48 5.1. Kết luận ...............................................................................................................48 5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................48 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng phát triển ...............................................................49 TÀI LIỆU THAM KH ẢO .............................................................................................52 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 55

XI

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

NL

Năng lực

GS

Giám sát

MT

Môi trường

YD

Ý định

CT

Căng thẳng

UEH

Trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Mình

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

XII

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây……………………………….1 Bảng 2.2. Những yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi không trung thực...….6 Hình 2.1. Thuyết hành vi dự định TPB (Aizen, 1991)………………………………...9 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu nhóm đề xuất…………………………………………21 Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu của nhóm……………………………………………23 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu……..………………………………………...28 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu…….…………….…………….………......29 Bảng 4.3. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Năng lực” …………………...31 Bảng 4.4. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Lợi ích” lần 1…………..........31 Bảng 4.5. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Lợi ích” lần 2………………..32 Bảng 4.6. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Giám sát” …………………...32 Bảng 4.7. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Căng thẳng” ………………...33 Bảng 4.8. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Môi trường” ………………...33 Bảng 4.9. Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định” ……………………..34 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập……..………..........35 Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá……………………………….……..35 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc………………..........36 Bảng 4.13...


Similar Free PDFs