TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH-CUỐI KÌ PDF

Title TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH-CUỐI KÌ
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 212.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 350
Total Views 712

Summary

Download TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH-CUỐI KÌ PDF


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ---o0o---

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Thoughts) Học kì II (2020 - 2021)

Giảng viên: Sinh viên: MSSV: Lớp: Trường: Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021

ĐỀ THI CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Dùng cho sinh viên ĐH Quốc tế) Câu 1: (50 điểm) Trong bài phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 11, tr.528) Dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, anh/ chị hãy phân tích nội dung và ý nghĩa luận điểm trên? Câu 2: (50 điểm) Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, biện pháp quản lý nhà nước quan trọng nhất là gì? Anh /chị hãy liên hệ với việc quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay? Ghi chú: - Hình thức trình bày: Đánh máy - times New Roman; font chữ: 14 - Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài. - Cán bộ coi thi, giảng viên không giải thích gì thêm.

BÀI LÀM

Câu 1: a.

Nội dung

Qua câu nói trên của Bác, ta có thể rút ra được các nội dung chính sau đây: + Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem ra so sánh giữa hai hành động “trồng cây” với “trồng người”. Như chúng ta biết, cây xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như là: tạo bóng mát, chống xói mòn, lũ lụt, làm sạch không khí, cung cấp nguồn lương thực, làm thuốc chữa bệnh,... Hãy thử tưởng tượng một quốc gia không có cây xanh hoặc ít cây xanh thì quốc gia đó phải đối mặt với những thiên tai gì và tổn hại nặng nề như thế nào. Và việc “trồng người” hay đào tạo ra những con người cho một đất nước cũng vậy. Chúng ta càng chăm sóc, bồi dưỡng thì con người như những cây xanh tươi tốt đem lại lợi ích cho nước nhà. Qua đó, Bác đã khẳng định tầm quan trọng của con người, vấn đề xây dựng con người mới. + Thứ hai, Người đã chỉ ra việc trồng cây xanh sẽ đem lại lợi ích cho 10 năm sau và trồng người là 100 năm. Chúng ta thấy được lợi ích từ việc bồi dưỡng, phát triển con người là vô cùng quan trọng. Nó đem lại lợi ích vô cùng lớn và trong một thời gian dài. Tuy nhiên đánh đổi lại lợi ích lâu dài này thì việc đào tạo con người phải có cái giá của nó. Đối với cây xanh, chúng ta chỉ cần trồng, tưới nước bón phân, phun thuốc là cây có thể phát triển dần dần và cho thành quả. Đối với con người thì bồi dưỡng là một quá trình khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Như những lớp trẻ (hay còn được gọi là mầm non của đất nước), cha mẹ phải chăm sóc, dạy dỗ từ khi còn bé về các tiêu chuẩn cơ bản (phải biết lễ phép với người lớn trong gia đình, yêu thương mọi người, biết chào hỏi,...) Khi lớn lên thì những đứa

trẻ tiếp thu kiến thức khác từ thầy cô, người thân, bạn bè, xã hội và nhiều nhân tố khác. Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung phát triển (2011) xác định những chuẩn giá trị về phẩm chất và năng lực của con người mà xã hội phải chăm lo đào tạo là con người có “lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, có tình nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính” Đồng thời, những thế hệ hiện tại cũng cần trao dồi, tiếp thu thêm kiến thức về xã hội mới (tư tưởng hiện đại, công nghệ,...) và hạn chế hoặc bỏ đi những quan niệm lạc hậu, cổ hủ để đưa đất nước phát triển hơn về mặt suy nghĩ cũng như các yếu tố khác của xã hội (kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,...) Thêm vào đó, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng; Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn ám chỉ rằng việc xây dựng con người mới là nhiệm vụ lâu dài, có tính chiến lược, là qui luật phát triển của cách mạng Việt Nam. + Thứ ba, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định toàn bộ những việc lớn của xã hội, của cách mạng đều gắn với con người: “Đầu tiên là công việc đối với con người” và không quên nhắc nhở “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Tuy nhiên, xây dựng con người mới không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà Nước mà nó là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Như đề cập ở trên, thì ý thức cá nhân mới quyết định được bản thân của họ. Họ phải tự học hỏi, tìm tòi, thay đổi suy nghĩ thì bản thân mới tiến bộ. Đây chính là sự thay đổi từ bên trong, còn sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước là sự thay đổi bên ngoài. Qua đó, Bác cũng muốn nói rằng xây dựng con người mới là trách nhiệm của tất cả mọi người. b.

Ý nghĩa

Con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra lịch sử của dân tộc, làm nên những sự tích phi thường, xây dựng nên truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Con người đó đã sớm sở hữu tinh thần độc lập, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất, trí tuệ anh dũng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong công việc. Thời đại hiện nay đòi hỏi dân tộc Việt Nam vừa phải cách mạng vừa khoa học, vừa có tinh thần làm chủ, vừa có tinh thần làm chủ. Người kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng phải thường xuyên cập nhật kiến thức văn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật, có thể lực, tinh thần, sức khỏe dồi dào, có hiểu biết sâu rộng về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội. Nhưng để làm được điều này không phải trong ngày một ngày hai. Bác đã so sánh giữa hai việc “trồng cây” và “trồng người”, qua đó Người muốn Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc Việt Nam nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng con người mới trong sự nghiệp cách mạng. + Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn

- vốn con người, vốn nhân lực”. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một môi trường chính trị - xã hội ổn định. Trong sự nghiệp đổi mới này, Đảng và Nhà nước giữ vai trò chủ yếu là đưa ra phương hướng, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển. Tuy nhiên, từng cá nhân cũng phải biết nắm bắt cơ hội, tự giác ý thức đổi mới nhằm góp phần phát triển đất nước. Qua đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Câu 2: - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước được quản lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật. + Theo Hồ Chí Minh, trước hết cần làm tốt công tác lập pháp. + Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật. + Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh và hiệu quả của pháp luật. + Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ ngành hành pháp và tư pháp. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quản lý nhà nước ta hiện nay.

+ Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là ngày càng cải tiến, điều chỉnh và hoàn thiện Pháp luật của chúng ta hơn nữa. Không có gì là hoàn hảo nhưng chúng ta luôn phải hướng đến sự hoàn hảo trong mỗi ngày, mỗi thời điểm. Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. Hiến Pháp và Luật Pháp của Việt Nam được đặt ra từ nhưng năm 49 và cho đến bây giờ là đã gần một thập kỉ và nếu như chúng ta không điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật đi theo sự phát triển của thời đại thì một ngày nào đó pháp luật của chúng ta sẽ không còn phù hợp và tác dụng nữa, từ đó việc quản lí nhà Nước sẽ đi xuống trầm trọng cùng với sự bất mãn và phẫn nộ của nhân dân. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật. Điều này lại liên hệ mật thiết đối với cơ quan thực thi pháp luật. Vì vậy, ngoài pháp luật thì cơ quan thực hiện pháp luật cũng phải được thúc đẩy hoàn thiện song song để có thể vận hành, thực thi và đại diện cho pháp luật Việt Nam được. Chúng ta phải loại trừ những sai lầm trong thực thi pháp luật, như Bác nói:” Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi như trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ "công bình, chính trực" vào lòng”. + Tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước Việt nam bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Quyền làm chủ thật sự của nhân dân chính là một nội dung cơ bản trong yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước đòi hỏi phải chú trọng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong vấn đề này, việc mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào trong cuộc sống. Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật, bất kể sự vi phạm đó do tập thể hoặc cá nhân nào gây ra. Có như vậy dân mới tin và mới bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà 81 nước ta. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngoài vấn đề thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, còn cần chú ý tới thực hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tùy theo điều kiện của từng vùng, miễn là các quy tắc đó không trái với những quy định của pháp luật. Theo đó, cần thực hiện tốt các Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được Chính phủ ban hành. + Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở những nội dung như: lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan Nhà nước, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, bằng công tác kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước theo luật định. Bản chất, tính chất của Nhà nước ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó, đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững 82 mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nói một cách tổng quát nhất về yêu cầu đối với đội ngũ này là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả. Đi vào những mặt cụ thể,

chúng ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: Một là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ, công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ, trong mọi lĩnh vực công tác. Hai là: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ với lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ mà không xây được cái tốt, cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ này phải hiểu biết công việc của mình, biết quản lý Nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải luôn luôn học hỏi. Hồ Chí Minh là người mạnh dạn sử dụng những công chức của chế độ cũ phục vụ cho chính quyền cách mạng và nhiều người trong số họ đã trở thành những người có công lớn đối với chế độ mới, đồng thời Người chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, công chức mới. Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về công chức, trong đó có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ tư pháp. Ngay trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76 ban hành Quy chế công chức nêu rõ công chức là người giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ. Sắc lệnh cũng nêu lên cách thức và nội dung thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính trong bộ máy chính quyền. Ba là: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức là những người ăn lương từ nguồn ngân sách của Nhà nước mà nguồn ngân sách này do dân đóng góp. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi cán bộ, công chức không được lãng phí của công; phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho Tổ quốc, lấy phục vụ cho quyền lợi chính đáng của nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt, phải chống bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phải luôn luôn gần dân, hiểu dân và vì dân. Cán bộ, công chức xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền...đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí làm biến chất Nhà nước ta. Bốn là: Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại không nản". Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm "công bộc", làm "đày tớ" cho dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, công chức phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách

mạng, luôn luôn "có chí tiến thủ", luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường, học ở trong cuộc sống, trong công tác, học ở thầy, học ở bạn; phải thường xuyên tự phê bình và phê bình....


Similar Free PDFs