Tu tưởng Triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam PDF

Title Tu tưởng Triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam
Course Triết học Mác Lê nin
Institution Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 533.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 202
Total Views 452

Summary

Download Tu tưởng Triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

HVTH MSHV Lớp

: Đoàn Quốc Bình : 216101049 : 211MBA14

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101

ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM

HVTH MSHV Lớp GVHD

: Đoàn Quốc Bình : 216101049 : 211MBA14 : TS. Nguyễn Minh Trí

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

I

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Minh Trí

năm

II

MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... I MỤC LỤC .......................................................................................................................... II PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO .......................................2 1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. .........................................2 1.2 Tư tưởng triết học của Phật giáo ................................................................................3 1.2.1 Thế giới quan .......................................................................................................3 1.2.2 Nhân sinh quan Phật giáo ....................................................................................5 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM ..............................................................................................9 2.1 Ảnh hưởng tích cực ....................................................................................................9 2.1.1 Ảnh hưởng Phật giáo về mặt tư tưởng, đạo lý. ...................................................9 2.1.2 Ảnh hưởng Phật giáo qua gốc độ nhân vân và xã hội. ......................................10 2.1.3 Ảnh hưởng Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật. ..........................................11 2.2 Ảnh hưởng tiêu cực ..................................................................................................13 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO ............................................................14 3.1 Nhất quán với các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh .....................................................................................14 3.2 Hoàn thiện chính sách, pháp luật và xây dựng cơ chế phát huy những giá trị tốt đẹp của Phật giáo. .................................................................................................................14 3.3 Nâng cao vai trò của đội ngũ chức sắc, tăng ni, Phật tử trong việc truyền bá những giá trị tích cực của triết lý Phật giáo. .............................................................................14 KẾT LUẬN .......................................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................III

1

PHẦN MỞ ĐẦU Phật giáo là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Phật giáo được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam. Khi hệ giáo lý từ bi, bác ái, giải thoát bể khổ của đạo Phật giáo được truyền vào Việt Nam thì nó được xem là mạch sống của dân tộc hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức và cách hành xử của người Việt Nam. Phật giáo có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử, đã cùng với dân tộc đấu tranh giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống “dân phong quốc tục” làm vẻ vang cho nòi giống Việt. Do vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam” để viết tiểu luận Triết học.

2

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO 1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha), con vua Tịnh Phạn (Sudhodana) phía Bắc Ấn Độ và mẫu thân ngài là Ma Gia. Theo các tài liệu lịch sử Ấn Độ cổ đại chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau. Đứng đầu là Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo; thứ hai Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái; thứ ba Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân; thứ tư Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân; thứ năm Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt khác nhau, không những vậy tại đây còn xảy ra hiện tượng phân biệt sâu sắc giữa các đẳng cấp, kỳ thị màu da. Trong khi những người Bà La Môn có uy tín tuyệt đối trong quần chúng và hưởng rất nhiều đặc quyền thì giai cấp tiện dân và người cùng khổ sống cuộc sống cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói cũng như quyền được đóng góp ngang hàng với mọi người. Xã hội Ấn Độ cổ đại đầy rẫy những bất công như vậy. Nhìn thấu được nỗi khổ của muôn dân, vào năm 29 tuổi Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó để tìm kiếm chìa khoá đưa đến hạnh phúc, giải thoát khổ đau cho con người trong xã hội. Trải qua năm năm tìm thầy học đạo, sáu năm ròng rã tu hành khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày đêm thiền định dưới gốc Bồ Đề, Ngài chứng đắc Vô thượng - Chánh đẳng - Chánh giác. Kể từ đó, Ngài được gọi là Phật (Buddha) con người đã giác ngộ. Ngài đã khởi sự truyền bá Chánh pháp (Dharma) - giáo lý đưa đến sự giác ngộ, giải thoát - và xây dựng giáo đoàn Tăng già (Sangha) trong suốt bốn mươi chín năm. Ngài đã nhập Niết-bàn (Nirvna) vào năm tám mươi tuổi dưới tàng cây Sala, tại Kusinara. Sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các chúng đệ tử kiết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, và có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam. Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.

3

1.2 Tư tưởng triết học của Phật giáo Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan: 1.2.1 Thế giới quan

Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có nhiều yếu tố duy vật và biện chứng nhưng về cơ bản triết học Phật giáo vẫn là triết học duy tâm chủ quan và được thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết duyên khởi. 1.2.1.1 Thuyết vô thường Vô thường là đặc tính phổ quát của tất cả các sự vật, hiện tượng thuộc các pháp hữu vi. Nói một cách giản dị và thông dụng các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi. Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Do vậy mọi sự vật không mãi đứng yên ở một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải các sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất mới gọi là diệt, mà trong sự sống có cả sự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật giáo, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý Phật. 1.2.1.2 Thuyết vô ngã Vô ngã là một phương diện khác của vô thường. Vô ngã có nghĩa là không có một cái “ngã” trường tồn, bất biến nằm trong hay phía sau sự vật, hiện tượng. Các pháp luôn luôn tồn tại trong trạng thái phụ thuộc, tương quan với nhau. Không có pháp nào tồn tại một cách độc lập. Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc” và

4

“Danh”. Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi , bao gồm: thọ (cảm giác), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức). Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn” bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức uẩn. Bản thân các yếu tố này cũng tác động qua lại với nhau. Không có cái “ta” nào ở ngoài sự kết hợp ấy. 1.2.1.3 Thuyết duyên khởi Duyên khởi là học thuyết cốt tủy của đạo Phật, về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp. Nói cách khác, học thuyết duyên khởi cho rằng, đời sống hay thế giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó sự sanh khởi và hoại diệt của các yếu tố tùy thuộc vào một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng. Vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã. Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả là nhân. Duyên là mối liên hệ là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh. Như ở cây lúa thì hạt lúa được gọi là “nhân” khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ… Mọi hiện hữu trong thế giới này đều vận hành theo nguyên tắc của sự tương thuộc, tương quan lẫn nhau. Sự vật, hiện tượng này sinh khởi do hội đủ điều kiện hỗ trợ cho sự sinh khởi ấy. Và ngược lại, sự vật, hiện tượng chấm dứt hay hoại diệt khi các điều kiện, các thành phần, yếu tố cấu tạo nên chúng thay đổi hay không còn nữa. Và ngay cả các điều kiện hỗ trợ này cũng lại tùy thuộc vào các yếu tố, điều kiện khác để sinh khởi, tồn tại và hoại diệt. Sự vật chỉ “có” một cách giả tạo, một cách vô thường: Nhân duyên hội họp thì sự vật là “có”; Nhân duyên tan rã thì sự vật là “không”. Người không tu dưỡng tưởng lầm vạn vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh viễn nên bám giữ vào các pháp vào các sự vật (tiền tài, danh vọng, sinh mệnh…). Nhưng thực ra các pháp là vô thường, là chuyển biến và khi tan rã , chết đi thì người thế gian đau thương, tiếc nuối. Thuyết duyên khởi cho chúng ta thấy vạn vật hình thành do nhân duyên hoà hợp, vạn vật là giả hợp không có tính tồn tại. Do vậy mỗi con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh chính mình. 1.2.1.4 Thuyết nhân quả - nghiệp báo

5

Nhân quả – nghiệp báo là một học thuyết quan trọng trong đạo Phật. Trước hết có thể hiểu: Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả của nhân ấy. Cái nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra được quả. Người ta nói rằng: Trồng đậu được đậu; Trồng dưa được dưa. Nhưng quả có thể khác nhân sinh ra nó, quả có thể hơn nhân nếu gặp duyên tốt, ngược lại có thể kém hơn nhân nếu gặp duyên xấu. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân. Nhân kết hợp với duyên sinh ra quả. Quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh ra quả khác. Theo đức Phật nghiệp là những hành động, việc làm có tác ý, chủ ý. Chính tác ý, chủ ý đó đóng vai trò chủ đạo, quyết định hành động và tính chất của nghiệp. Trái lại nếu không có tác ý không tạo nên nghiệp. Mỗi hành động hay nghiệp như vậy đều đưa tới kết quả của nó, tức là quả báo của nghiệp. Hành động ác đưa tới quả báo ác; hành động tốt đưa tới quả tốt. Tuy nhiên, kết quả hay quả báo của nghiệp không mang tính cố định, bất biến, mà chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố duyên hay khuynh hướng nỗ lực tạo tác của con người. Nói cách khác, con người hoàn toàn có khả năng tác động đến kết quả của nghiệp. Chẳng hạn như một người trước đây từng là kẻ vướng nhiều sai lầm, nhưng do nỗ lực làm các việc thiện và thanh lọc tâm ý, hoàn toàn có khả năng tránh được hậu quả của nghiệp. Nhân quả nghiệp báo không phải là một thực thể mà là một quá trình. Quá trình đó chịu tác động sâu sắc của duyên, các điều kiện hỗ trợ, sự tác động theo các khuynh hướng tạo tác của nghiệp mới 1.2.2 Nhân sinh quan Phật giáo Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được, bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế. 1.2.2.1 Khổ đế Quan niệm Phật giáo về những nỗi khổ, không vẹn toàn của cuộc đời và cuộc đời con người là bể khổ. Ở đời có vạn sự khổ, vạn sự có thể biến thành cái khổ, khái quát có 8 cái khổ: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ. Sinh khổ: đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ.

6

Lão khổ: Con người sinh ra sẽ già đi, thân thể hao mòn, suy kém, trí tuệ lu mờ, khổ cả thân xác tinh thần. Bệnh khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ. Tử khổ: Khổ của cái chết, con người sợ nhất cái chết vì phải xa lìa vĩnh viễn người thân gia đình, của cải. Ái biệt ly khổ: Nỗi khổ chia ly Oán tăng hội khổ: Khổ do sự thù ghét, hiềm khích mà cứ phải gần gũi, chung đụng. Sở cầu bất đắc khổ: Khổ của sự mong cầu không được toại nguyện. Ngũ uẩn khổ: Khổ của sự tồn tại, khổ do sự bám víu, ái nhiễm của ngũ uẩn. Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác. Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là mở đầu sự khổ mới 1.2.2.2 Tập đế (hay Nhân đế) Triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt…Những nguyên nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người. Có thể tóm lại như sau: vô minh (ngu tối), hành (suy nghĩ dẫn tới hành động), thức (hành động tác động đến ý thức), danh sắc, lục nhập (6 giác quan của con người), xúc (tiếp xúc), thụ (cảm thụ), ái (yêu thích), thủ (chiếm đoạt), hữu (sở hữu), sinh (xuất hiện), lão (già) và tử (chết). Nhìn chung chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình. 1.2.2.3 Diệt đế

7

Diệt đế là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệt được khi đạt tới trạng thái “niết bàn”. Muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh. Khi vô minh bị diệt, trí tuệ sẽ bừng sáng, hiểu rõ được bản chất của tồn tại, không còn tham dục, tạo nghiệp, sẽ thoát khỏi vòng luân hổi sinh tử. Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh diệt. 1.2.2.4 Đạo đế Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả, giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm: 1. Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã. 2. Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm. 3. Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay nói phù phiếm. 4. Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới luật, không làm việc xấu, nên làm việc thiện. 5. Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp l...


Similar Free PDFs