Vấn đề xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng PDF

Title Vấn đề xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác trên không gian mạng
Author Hậu Đào
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 19
File Size 334.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 33
Total Views 459

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGBÀI TIỂU LUẬNCÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ XÂM HẠI DANH DỰ, TRÊNKHÔNG GIAN MẠNG Ở VIỆT NAM - THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁPGiảng viên hướng dẫn: Đặng Văn Khoa Sinh viên thực hiện: Đào Phúc Hậu MSSV: 45.01. Lớp: MILI TPHCM, ngà...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

BÀI TIỂU LUẬN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ XÂM HẠI DANH DỰ, TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Văn Khoa Sinh viên thực hiện: Đào Phúc Hậu MSSV: 45.01.102.025 Lớp: MILI270212 TPHCM, ngày 03 tháng 10 năm 2021

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................. 5 1.Cơ sở lý luận về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm ............................................................................................................................... 5 2. Cơ sở lý luận về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người qua môi trường mạng.......................................................................................................... 6 3. Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận với sự xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm.......................................................................................... 7 4.Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ? ............................................................................................................................... 8 II. HÌNH THỨC XỬ LÝ HÀNH VI BÔI NHỌ DANH DỰ NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI....................................................................................... 9 III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC................................................................................................................... 11 1. Khách thể ............................................................................................................................... 11 2. Chủ thể ............................................................................................................................... 11 3. Mặt khách quan ............................................................................................................................... 11

—2—

4. Mặt chủ quan ............................................................................................................................... 11 IV. THỰC TRẠNG VỀ SỰ XÂM PHẠM QUYỀN BẢO VỆ DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC QUA MẠNG INTERNET..................... 11 V. KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM..................................................................................... 15 1. Các quốc gia trên thế giới đã siết chặt an ninh mạng như thế nào?............ 15 1.1. Các quốc gia EU ............................................................................................................................... 15 1.2. Trung Quốc ............................................................................................................................... 16 2. Đề xuất cho luật pháp Việt Nam trong việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm trên môi trường mạng (Giải pháp)................. 16 PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 18

PHẦN MỞ ĐẦU Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời đại 4.0, internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đều phát triển với tốc độ nhanh chóng, đem lại

—3—

nhiều tiện ích cho con người, nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường. Một trong những vấn đề “nổi cộm” trong những năm gần đây chính là việc bảo vệ quyền khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm trong môi trường internet, khi pháp luật về an ninh mạng chưa thực sự được thực thi một cách có hiệu quả, chế tài chưa chặt chẽ, với các quy định chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng phức tạp của mạng xã hội. Việt Nam là một trong số những quốc gia có lượng người sử dụng internet cao nhất trên thế giới. Sự phát triển “chóng mặt” của internet và mạng xã hội tại Việt Nam đã dẫn đến những khó khăn việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của con người. Vậy do đâu mà vấn nạn này xuất hiện, và tại sao đến bây giờ vẫn còn tồn tại và chưa có biện pháp giải quyết triệt để ? Đây là câu hỏi mà mọi người dùng mạng xã hội đều quan tâm và cũng là lý do em chọn đề tài này. Việc lợi dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ngưới khác không phải xuất hiện ở tất cả người dùng mạng xã hội, mà chỉ có ở một số thành phần. Nhưng bấy nhiêu cũng đủ làm cho mạng xã hội trở nên thiếu lành mạnh, bạo lực, và thâm chí là ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người khác. Qua bài viết này ta sẽ cùng đi tìm hiểu về thực trạng không gian mạng Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó lựa chọn và đưa ra một số giải pháp khả quan cho vấn đề nêu trên để mọi người cùng cân nhắc và thực hiện nhằm đưa không gian mạng trở thành một không gian sống lành mạnh, an toàn đối với tất cả mọi người. Những trang mạng xã hội thịnh hành hiện nay như Facebook, Instagram, Tiktok,… là nơi xuất hiện nhiều nhất của những thành phần luôn chờ đợi thời cơ để bôi nhọ, xâm hại và nói xấu người khác trên mạng. Chỉ trong vòng 2 năm gần đây, số lượng những thành phần này tăng lên một cách đáng kể. Nhưng những thành phần này đa số chỉ xuất hiện bằng cách giả danh hoặc lập tài khoản ảo nên ta sẽ thu hẹp phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đó là những tải khoản giả mạo, những bình luận, bài viết tiêu cực của những sự việc “nổi cộm” trên mạng trong hai năm gần đây (2019-2021).

—4—

Để đạt hiệu quả tối ưu trong đề tài nghiên cưu này, phương pháp nghiên cứu triệt để nhất có lẽ là phương pháp điều tra, phương pháp quan sát sau đó là phương pháp phân tích, tổng kết.

PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận về quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm

—5—

Quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm được công nhận từ rất sớm bởi các văn kiện quốc tế liên quan đến quyền con người. Cụ thể, tại tại Điều 1 và Điều 2 của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, quyền con người được ghi nhận như sau: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”. Bên cạnh đó, Điều 12 của Tuyên ngôn này cũng khẳng định: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân…”. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Có thế thẩy, các văn kiện quốc tế được công nhận rộng rãi trên thế giới đã ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về danh dự, uy tín, nhân phẩm như một phần quyền nhân thân của con người. Việt Nam là một trong những quốc gia thừa nhận và bảo vệ quyền nhân thân của con người, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Tiêu biểu, ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị. Trước khi tham gia vào các công ước này, Việt Nam đã có sự thừa nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người trong Hiến pháp năm 1980, cụ thể tại Điều 70: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Đến năm 2013, Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hóa các quy định này, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34, Khoản 1 của Điều 584 và Điều 592 về các nguyên tắc bồi thường và đối tượng phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Các văn bản pháp luật khác cũng có sự ghi nhận quyền bất khả xâm

—6—

phạm về danh dự, nhân phẩm và các chế tài khi xâm phạm quyền. Cụ thể, tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 về tội làm nhục người khác và Điều 156 về tội vu khống người khác. Ngoài ra, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020 cũng đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên môi trường mạng. Như vậy, có thể thấy, quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm đã được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ thông qua nhiều văn bản pháp luật. 2. Cơ sở lý luận về bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người qua môi trường mạng Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của con người là những khái niệm khá trừu tượng và mông lung, khi chưa đặt ra được những tiêu chí nhất định để xác định có hay không việc xâm phạm quyền và đánh giá mức độ xâm phạm quyền. Bên cạnh đó, việc phán xét sự xâm phạm còn phụ thuộc khá nhiều vào các chuẩn mực đạo đức và hậu quả thực tế đối với người bị xâm phạm. Xuất phát từ đặc điểm này, việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của con người trong môi trường mạng internet đang là một thách thức rất lớn đối với các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền. Ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng 2018 có hiệu lực đã đặt những “viên gạch” đầu tiên, xây dựng nền móng cho việc bảo vệ quyền nhân thân của con người trong môi trường mạng internet. Trên tinh thần của Luật này, những hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; đưa ra thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được xem là thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, những quy định của Luật An ninh mạng 2018 còn khá chung chung và chưa thực sự đặt ra những giải pháp

—7—

thiết thực nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người, cũng chưa bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng và ngày càng phức tạp của mạng xã hội. Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng 2018 còn khá bất cập trong việc điều chỉnh các hành vi đa dạng của người dùng internet để có thể phòng ngừa và xử lý các trường hợp xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác. 3. Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận với sự xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm Bên cạnh quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, quyền tự do ngôn luận cũng là một trong số những quyền con người được ghi nhận và bảo vệ từ rất sớm trong các văn kiện quốc tế. Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới”. Bên cạnh đó, Điều 29 của Tuyên ngôn này cũng nêu rằng: “1. Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ; 2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ; 3. Trong mọi trường hợp, việc thực hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hiệp quốc”. Quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam cũng được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 như sau: “Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đây là quy định mang tính chất nguyên tắc để các nhà lập pháp triển khai các quy định có giá trị pháp lý thấp hơn, vì vậy, nó chưa có sự hạn chế cụ thể đối với quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, tại Điều 20, Hiến pháp 2013 vẫn khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm

—8—

phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụm từ “bất kỳ hình thức đối xử nào khác” có tính khái quát cao, trong đó có cả hình thức xúc phạm bằng lời nói, bằng từ ngữ thể hiện dưới dạng văn bản, và các hình thức đối xử khác. Có thể thấy rằng, ở các đạo luật mang tính nguyên tắc như các văn kiện quốc tế và Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quyền tự do ngôn luận vẫn được công nhận như một quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận vẫn bị hạn chế nếu nó xâm phạm và gây thiệt hại đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của người khác. Như vậy, thực thi và bảo đảm quyền tự do ngôn luận của con người không được đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức xã hội, các lợi ích chính đáng của con người và cộng đồng. 4. Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ? Danh dự nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín  Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.  Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.  Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.  Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

—9—

 Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.  Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.” Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019 có quy định tại khoản 3 Điều 16 về những hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác trên không gian mạng, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:  Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;  Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Hành vi sử dụng mạng xã hội (facebook) là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đối với hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Bên cạnh đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện cấu thành tội danh thì người có hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. II. HÌNH THỨC XỬ LÝ HÀNH VI BÔI NHỌ DANH DỰ NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI - Buộc xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, khi một người bị thông tin không chính xác làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì có thể yêu cầu bác bỏ thông tin đó. Ngoài ra, còn có quyền yêu cầu

— 10 —

người đưa ra thông tin sai lệch xin lỗi, yêu cầu cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. - Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bôi nhọ danh dự người khác: Hành vi bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; Tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng tại Nghị Định 167/2013: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác - Chịu trách nhiệm hình sự khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác: Nếu đủ căn cứ cấu thành tội danh, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung đối với các trường hợp:  Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác  Phạm tội 02 lần trở lên;  Đối với 02 người trở lên;  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;  Đối với người đang thi hành công vụ;  Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;  Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;  Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.  Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;  Làm nạn nhân tự sát.

— 11 —

Đối với tội danh này, người phạm tội có thể chịu hình phạt từ mức phạt tiền 10.000.000 đồng lên đến mức phạt tù lên đến 5 năm trong trường hợp khiến cho nạn nhân phải tự sát. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC 1. Khách thể Khách thể mà tội phạm xâm phạm đến là danh dự, nhân phẩm của con người. Là yếu tố được pháp luật hình sự bảo vệ 2. Chủ thể Chủ thể của tội là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. 3. Mặt khách quan Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức như lời nói (chửi bới, sỉ nhục,…) hoặc các hành động làm hạ thấp nhân cách, danh dự của người khác, làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã, xấu hổ. 4. Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Thấy trước hậu quả sẽ làm cho người khác bị xúc phạm nhân phẩm nặng nề nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra. IV. THỰC TRẠNG VỀ SỰ XÂM PHẠM QUYỀN BẢO VỆ DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC QUA MẠNG INTERNET Tốc độ phát triển nhanh chóng của internet như một con dao hai lưỡi. Một mặt, phương thức biểu đạt của con người đã phát triển đến một tầm cao mới, vươn ra khỏi biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho sự tự do ngôn luận, xóa mờ lằn ranh của các nền văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển nhanh chóng của internet chính là vô số hành vi xâm phạm quyền con người ẩn dưới tên giả, hình ảnh giả. Việc tạo lập một tài khoản trên mạng xã hội mà không cần công khai danh tính, nghề nghiệp, nơi ở, số

— 12 —

điện thoại… dần tạo điều kiện cho con người giao tiếp một cách rộng rãi, nhanh chóng, mà không để lộ thông tin cá nhân. Vì lí do đó, không ít cá nhân đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận ở trong môi trường khó xác định được danh tính người phát ...


Similar Free PDFs