Vận dụng quan điểm toàn diện PDF

Title Vận dụng quan điểm toàn diện
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 5
File Size 101.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 212
Total Views 759

Summary

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC KINH DOANH 1 CỬAHÀNG QUẦN ÁO.Bài làmVận dụng quan điểm toàn diệnI. Quan điểm toàn diện là gì?Quan điểm toàn diện được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin. Quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức...


Description

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC KINH DOANH 1 CỬA HÀNG QUẦN ÁO.

Bài làm Vận dụng quan điểm toàn diện I.

Quan điểm toàn diện là gì?

Quan điểm toàn diện được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin. Quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Cần phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Tránh rơi vào quan điểm phiến diện, một chiều, hoặc xem xét dàn trải, dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Tóm lại, quan điểm toàn diện cho rằng: Muốn hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu các mặt, các mối liên hệ của sự vật đó, rút ra được điểm mạnh và điểm yếu, không đánh tráo tính logic của các mối liên hệ, không lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ không phù hợp.

II.

Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc kinh doanh cửa hàng quần áo

1. Chiến thuật Trước khi tiến hành kinh doanh một cửa hàng, ta cần có một chiến thuật kinh doanh phù hợp để cửa hàng có thể phát triển đúng hướng và lâu dài. a. Xác định mô hình kinh doanh Cần phải chọn được mô hình kinh doanh trước khi triển khai các bước tiếp theo. Đây sẽ là tiền đề để phát triển chiến lược kinh doanh. Vì nếu phát triển chiến lược trước nhưng sau đó mô hình kinh doanh lại không phù hợp thì không thu được lợi ích gì cả. Hiện nay, ở mảng kinh doanh quần áo có nhiều mô hình để chủ cửa hàng đi theo: -

Mở cửa hàng bán lẻ, bán với nguồn hàng có sẵn Kinh doanh thời trang tự thiết kế tự may Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Kinh doanh chuỗi cửa hàng thời trang

Trong số đó, mô hình cửa hàng bán lẻ là phổ biến nhất và cũng dễ xây dựng nhất, thích hợp cho những chủ cửa hàng kinh doanh lần đầu.

Về hình thức kinh doanh cửa hàng, hiện nay có hai hình thức chính là offline và online. Kinh doanh online sẽ tiết kiệm khoản chi phí cần chi cho mặt bằng, nhân sự, nội thất, trang trí,… vì tất cả hoạt động trưng bày, mua và bán diễn ra trên sàn thương mại điện tử chứ không diễn ra ở ngoài đời. Kinh doanh online hiện nay rất phổ biến trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo,…) hoặc ở các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram,…). Thêm vào đó, với tình hình dịch COVID-19 hiện nay, kinh doanh online là một hình thức phổ biến hơn cả khi mọi người đều phải tuân thủ quy định giãn cách xã hội. b. Xác định phong cách thời trang hướng đến Việc xác định được phong cách thời trang rất quan trọng. Cần phải nghiên cứu kĩ về xu hướng thị trường hiện nay từ đó quyết định xem lựa chọn theo phong cách nào sẽ là hợp lý nhất. Phong cách ấy là mấu chốt để thấy được rằng cửa hàng của mình có gì độc đáo hơn, sáng tạo hơn những cửa hàng thời trang khác ở ngoài thị trường. Xác định được phong cách thời trang sớm cũng sẽ giúp cho bước xác định khách hàng trở nên dễ dàng hơn. c. Đặt tên Có rất nhiều cách đặt tên khác nhau nhưng tốt nhất là đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Cần đặt tên sao cho phù hợp với phong cách thời trang và phải thật độc đáo sao cho khi khách hàng gõ tên của cửa hàng vào thanh tìm kiếm, họ sẽ có thể thấy tên của cửa hàng ở ngay trang đầu tiên. d. Phân tích, xác định phân khúc khách hàng Khi đã có được phong cách cho cửa hàng của riêng mình, cần xác định xem khách hàng mà phong cách ấy hướng đến thường là những ai. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng, thị trường ngách hoặc thị trường hỗn hợp. Họ có thể là nam hoặc nữ, sinh viên hoặc dân công sở, đối tượng thu nhập cao hoặc trung bình. Chủ cửa hàng cần xác định được họ, sau đó phân tích bốn yếu tố sau: -

Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thu nhập và giáo dục Tâm lý học: phong cách sống, sự lựa chọn và chân dung cá nhân Dữ liệu hành vi: thói quen chi tiêu Tiềm năng sinh lời (nhằm cải thiện sự phân bổ ngân sách)

Càng hình dung và xây dựng được chi tiết chân dung của nhóm khách hàng, chủ cửa hàng càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu thu thập được các thông tin về sở thích, thói quen, kênh mua sắm yêu thích của khách hàng sẽ dễ tiếp cận đến họ hơn. Đồng thời có thể tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Lưu ý rằng không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng vì có thể sẽ không có đủ nguồn vốn và thời gian để đầu tư vào quá nhiều sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi. Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn cần phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này,… e. Nghiên cứu đối thủ Cần tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực dự định thực hiện kinh doanh và sức cạnh tranh của họ, xem họ đang kinh doanh mô hình thời trang nào, đối tượng

ra sao, phong cách như thế nào,… Sau đó tính toán cách tiếp thị cửa hàng của bản thân đến khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, trong lúc nghiên cứu đối thủ cũng có thể tận dụng những điểm mạnh của họ, học hỏi thêm và áp dụng hợp lý vào cửa hàng của chính mình. f. Quảng cáo Khi đã xác định đầy đủ phong cách, đối tượng khách hàng,

2. Vật chất Vật chất là những vật cần thiết để có thể xây dựng nên một cửa hàng để khách hàng có thể ghé thăm và mua sắm. Thứ quan trọng nhất ở nhóm vật chất là khả năng tài chính hay nói ngắn gọn là vốn kinh doanh. Có một nguồn vốn tốt và đầy đủ sẽ giúp cho cửa hàng kinh doanh dễ dàng và thuận lợi hơn ở những bước đầu tiên. Thậm chí ta nên có thêm một khoảng vốn dự phòng để dự trù vào những trường hợp, tình huống bất ngờ xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn sắp ra mắt. Cùng với nguồn vốn đã chuẩn bị sẵn, ta sẽ tiếp tục triển khai đến các bước tiếp theo. Thứ nhất, để có thể tạo ra một cửa hàng (offline), ta cần một nơi để xây lên, đó là mặt bằng. Việc lựa chọn mặt bằng dựa trên ba tiêu chí chủ đạo: vị trí, diện tích và chi phí. Một vị trí thuận lợi sẽ quyết định sự dễ dàng tiếp cận của người tiêu dùng đối với cửa hàng. Đối với mỗi chiến lược bán hàng khác nhau sẽ có các vị trí mặt bằng tương ứng. Chẳng hạn, với các mặt hàng bình dân, ta có thể mở trên mặt phố nhỏ, mặt hẻm nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện giao thông, khu vực đông dân cư. Nhưng với các mặt hàng cao cấp, xa xỉ, ta cần một vị trí tại nơi có đông dân cư, dân trí cao hoặc các mặt phố lớn, sầm uất, thu hút tầm nhìn và là nơi thường xuyên qua lại của đối tượng khách hàng mà cửa hàng hướng đến. Xem xét vị trí là chưa đủ mà còn phải xét đến yếu tố diện tích. Nếu diện tích quá nhỏ, chủ cửa hàng sẽ không thể bố trí các quầy một cách rộng rãi, khách hàng bước vào sẽ cảm thấy ngột ngạt, chật hẹp. Cần cân nhắc một diện tích vừa đủ để có thể sắp xếp các kệ hàng, quầy tính tiền, phòng thử đồ sao cho đảm bảo lối đi thông thoáng, dễ chịu. Một cửa hàng quần áo cần ít nhất 2 phòng thử đồ để hạn chế sự chờ đợi của khách hàng. Nếu có thể, hãy thuê mặt bằng rộng hơn một chút để thiết kế thêm một không gian riêng dành cho khách hàng dừng chân, ngồi nghỉ sẽ càng tốt hơn. Điều cuối cùng cần xem xét ở yếu tố mặt bằng là chi phí thuê. Đây sẽ là khoản chi phí mở cửa hàng cố định lớn nhất cần phải đầu tư, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ. Nếu đầu tư quá nhiều vào chi phí mặt bằng như tiềm năng bán hàng của mặt bằng ấy chưa thực sự tốt, chưa thực sự thỏa mãn được các tiêu chí khác đề ra, ta nên xem xét lại xem nơi đó có thực sự tốt cho việc kinh doanh trong tương lai hay không. Đương nhiên chi phí thuê mặt bằng cũng phải phù hợp với nguồn vốn sẵn có, nếu khoản chi phí thuê nhiều hơn một nửa số vốn thì nên thay đổi mặt bằng thuê khác hợp lý hơn để phân nguồn vốn vào những hoạt động khác. Hai tiêu chí ở trên kết hợp với chi phí thuê mặt bằng sẽ cho ra một vị trí hoàn toàn thuận lợi để kinh doanh. Thứ hai, khi đã có mặt bằng, có nơi để bày trí sản phẩm, chúng ta tiếp tục cân nhắc đến yếu tố nguồn hàng. Đối với ngành thời trang, ta có rất nhiều nguồn hàng khác nhau, có thể nhập hàng từ các xưởng may uy tín, nhập hàng từ các chợ đầu mối, nhập hàng từ các sàn thương mại điện tử nước ngoài (ví dụ điển hình là Taobao), nhập hàng từ các thương hiệu nhượng quyền (đối với

những cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền), nhập hàng từ các công ty may mặc chính hãng (đối với các cửa hàng là đại lý cho công ty). Nếu có khiếu thiết kế, ta có thể tự thiết kế những mặt hàng riêng cho cửa hàng, đưa chúng thành những mặt hàng không thể tìm thấy được tại những cửa hàng khác. Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm với mẫu mã độc quyền cho cửa hàng sẽ đảm bảo nguồn hàng ổn định, không bị thiếu hụt hàng hóa. Tuy nhiên, nhập hàng từ nguồn nào cũng nên để ý đến chất liệu may mặc, vải có tốt không, có bền hay không, có thoải mái cho khách hàng hay không? Ngoài ra, các sản phẩm nhập về cửa hàng cần phải phù hợp với phong cách cửa hàng, phong cách của đối tượng khách hàng mà cửa hàng hướng đến. Thêm vào đó là sự đa dạng của các mẫu mã về màu sắc, kích thước, để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn mặt hàng phù hợp với sở thích cá nhân. Thứ ba là phần tiện ích không gian bao gồm nội thất và ngoại thất. Nội thất bao gồm các giá kệ treo quần áo, móc treo, ma-nơ-canh gương, các phụ kiện trang trí thêm cho hợp phong cách của cửa hàng. Những thứ này yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm sao cho các sản phẩm trở nên nổi bật trong mắt khách hàng. Đối với ma-nơ-canh, nên lựa chọn các loại ma-nơ-canh có chất lượng tốt. Một chiếc váy mặc trên ma-nơ-canh tốt sẽ đẹp và hút mắt khách hàng hơn rất nhiều so với chiếc váy mặc trên ma-nơ-canh kém chất lượng. Một điều quan trọng là không nên để ma-nơ-canh mặc một bộ quần áo trong suốt cả tháng, hãy đổi mới bằng cách thay quần áo cho ma-nơ-canh 2-3 lần một tháng. Ngoài ra, nên trang bị thêm các tiện ích như máy lạnh, máy khử mùi, tạo hương, dụng cụ chống mối mọt để đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như giúp cho khách hàng dễ chịu khi vào cửa hàng. Chưa hết, một cửa hàng diễn ra hoạt động mua và bán thì không thể thiếu quầy thu ngân. Quầy thu ngân có thể to, nhỏ tùy theo diện tích cửa hàng. Nơi đây sẽ gồm máy tính, máy quét mã vạch, máy in và những dụng cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, nội thất chỉ mới là một phần, để khách hàng có thể “nhắm” trúng cửa hàng khi đang di chuyển trên đường thì cửa hàng cần ngoại thất thu hút. Ngoại thất ở đây bao gồm những yếu tố như biển hiệu, băng rôn quảng cáo, những hình ảnh in dán ở bên ngoài cửa hàng (nếu có), … Cần thiết kế sao cho khách hàng sẽ lựa chọn vào cửa hàng của mình giữa rất nhiều cửa hàng kinh doanh quần áo khác ngoài thị trường. Biển hiệu phải đủ lớn và mang tính đặc trưng để thu hút ánh nhìn cũng như gửi gắm cho khách hàng thông điệp về phong cách của cửa hàng chỉ với một cái nhìn. Nên tham khảo, học cách trang trí từ những cửa hàng khác hoặc xem các sản phẩm trang trí trên mạng rồi biến tấu, sửa đổi thêm để thành phẩm mang phong cách của riêng mình. Thứ tư là vấn đề về phần mềm quản lý và thiết bị an ninh. Khi quản lý một cửa hàng, ta không thể quản lý bằng cách viết tay tất cả các số liệu vì số lượng hàng hóa rất lớn. Nếu viết tay sẽ dễ gây ra sai lệch dẫn đến sai sót liên quan đến các vấn đề về lợi nhuận, chi phí, tổn thất. Vì vậy, nên có một phần mềm quản lý cho cửa hàng. Ta có thể tự viết phần mềm hoặc mua các phần mềm quản lý trên mạng như ABIT, Sapo, KiotViet,… Những phần mềm này sẽ giúp quá trình kinh doanh trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý. Bên cạnh đó, cần phải lắp đặt các thiết bị an ninh như camera chống trộm và cổng từ. Camera quan sát nhằm mục đích “phòng là chính” vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh tốt. Còn với cổng từ an ninh, thiết bị này sẽ giúp hạn chế tối đa việc bị lấy mất hàng bởi vì trên mỗi sản phẩm của cửa hàng đều có gắn chip từ báo động.

Thứ năm là yếu tố nhân sự. Khi đã có mặt bằng, sắp xếp mọi thứ xong xuôi, ta cần thuê nhân viên tại cửa hàng để đón khách, thanh toán hóa đơn, kiểm kho,… Nếu cửa hàng có quy mô lớn, cần phải thuê từ 3 đến 4 nhân viên. Đối với quy mô nhỏ thì 1 đến 2 nhân viên là đủ. Khi thuê nhân viên cho cửa hàng quần áo cần ưu tiên ngoại hình, có khiếu thẩm mỹ để có thể tư vấn mặt hàng thích hợp cho khách hàng, đồng thời còn phải biết ăn nói khéo. Ngoại trừ nhân viên túc trực ở cửa hàng, còn cần thêm nhân viên hậu cần phụ trách các khâu như quản lý nhân sự, phụ trách quảng cáo, đưa tên tuổi của cửa hàng đến với người tiêu dùng, quản lý khâu xuất – nhập hàng,… Đương nhiên, nếu bản thân có thể kiêm cả những vị trí này thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân sự ở đây, nhưng bù lại, lượng công việc sẽ rất lớn....


Similar Free PDFs