Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước nên đa phần các món sợi PDF

Title Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước nên đa phần các món sợi
Author Thanh Hiền Nguyễn Thị
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 474.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 208
Total Views 563

Summary

Download Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước nên đa phần các món sợi PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN Đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Môn học: ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

1

MỤC LỤC Lời mở đầu ………………………………………………………………………… 3 I. Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam ………………………………………….. 4 II. Ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam 1. Nét văn hóa ẩm thực miền Bắc …………………………………………………. 2. Nét văn hóa ẩm thực miền Trung ……………………………………………….. 3. Nét văn hóa ẩm thực miền Nam ………………………………………………… III. So sánh ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam ……………………………….. IV. Kết luận, tổng quát lại về nền văn hóa ẩm thực Việt Nam ………………..............

1

LỜI MỞ ĐẦU

“Ăn uống” là một nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong cuộc sống của con người, ăn để sống, để có sức khỏe, để tham gia sản xuất và phát triển. Không chỉ dừng lại ở đó, ăn uống còn là một khía cạnh của văn hóa. Ăn uống không chỉ phụ thuộc vào môi trường, vào điều kiện tự nhiên, mà nó còn phụ thuộc vào tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, góp phần tạo nên văn hóa của một dân tộc hay một địa phương. Đó chính là “văn hóa ẩm thực”. Trước đây, con người ăn uống chỉ đơn giản là cho no bụng thì ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ tăng lên thì bên cạnh việc ăn cho no thì các món ăn cũng phải được chế biến, trang trí, bày vẽ cốt cách, công phu, phức tạp hơn, cầu kỳ hơn. Từ đó, nấu ăn, cũng như cách thưởng thức món ăn, cũng trở thành một nghệ thuật. Và nghệ thuật ấy, qua mỗi thời đại, mỗi giai đoạn, cũng sẽ thay đổi và phát triển theo những hướng khác nhau, góp phần tạo nên hương vị dân tộc, hương vị quê hương và tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của mỗi con người chúng ta. Vì thế, có thể nói rằng, ẩm thực, chính là cách ăn uống thể hiện lịch sử, văn hóa của một quốc gia. Các món ăn qua từng giai đoạn sẽ nói lên được cuộc sống, văn hóa của giai đoạn và của vùng đất đó. Văn hóa dân gian Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, văn hóa ẩm thực cũng là một nét đặc trưng tiêu biểu cho nền văn hóa ấy. Từ đó, việc nghiên cứu việc ăn uống của Việt Nam nói chung và từng vùng, miền nói riêng đã trở thành một đề tài hấp dẫn, có sức lôi cuốn đối với mọi người. Nhằm mong muốn cho mọi người thấy rõ hơn về các khía cạnh trong văn hóa ẩm thực ở từng vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng như là sự phức tạp pha lẫn sự tinh tế trong các món ăn thường ngày của người dân Việt Nam, đó chính là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” để khai thác cũng như chứng minh cho mọi người thấy ẩm thực Việt Nam vô cùng tuyệt vời đến mức nào.

2

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM Như mọi người đã biết, nói đến ẩm thực Việt Nam thì có vô vàn điều hay, thú vị về ẩm thực nước ta. Ẩm thực Việt Nam đã đi vào lòng người với những món ăn cực kì ngon, bổ dưỡng và thấm đậm vị quê hương. Nhưng không chỉ có ngon và bổ dưỡng, các món ăn của chúng ta còn rất bắt mắt và cầu kì về hình thức bên ngoài cũng như là công thức chế biến bên trong. Bên cạnh đó, Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống, có nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau cho nên độ đa dạng của các món ăn thì không thể nào đếm xuể. Mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những món ăn đặc trưng đại diện cho vùng miền đó. Về cơ bản, đất nước ta có ba vùng miền chính là miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ở mỗi địa phương khác nhau của mỗi miền thì lại có những món ăn là đặc trưng của địa phương đó hay còn gọi là đặc sản. Ẩm thực không chỉ để thưởng thức mà ẩm thực còn là một nét văn hóa của mỗi dân tộc. Dân tộc nào có nền văn hóa càng lâu đời thì ắt hẳn nền văn hóa ẩm thực của dân tộc đó cũng rất phong phú và đa dạng. Việt Nam ta đã trải qua hơn ngàn năm văn hiến, nền văn hóa của ta đã có sự giao thoa với nền văn hóa Trung Hoa và phương Tây, chính vì vậy văn hóa ẩm thực nước ta cũng đã chạm trán nhiều với văn hóa ẩm thực của các nước khác. Chính vì kinh qua nhiều nền ẩm thực khác nhau nên ẩm thực nước ta có sự hòa quyện giữa các hương vị chua, cay, mặn, ngọt tạo nên nét hài hòa trong ẩm thực.

II. ẨM THỰC BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM 1. NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN BẮC 1.1. Hương vị độc đáo của miền Bắc. Miền Bắc là vùng đất trù phú với con sông Hồng chảy dài và được ưu đãi nhiều về những điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng cũng chính là nơi hội tụ những tinh hóa văn hóa ẩm thực Việt bao đời nay. Trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, người Việt đã đúc kết được những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, vừa giàu dinh dưỡng. Trước hết, ta hãy cùng tận hưởng những gì tinh hoa nhất, tinh túy nhất bắt đầu từ cực Bắc của nước ta, đó phải chăng là những di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên những món ăn hay bất cứ thứ gì cũng có thể được xem là những chuẩn mực. Vậy đặc trưng của những nét đẹp đó là gì? Đó là những món ăn có vị vừa phải, thanh đam, nhẹ nhàng nhưng lại có màu sắc bắt mắt và đầy sặc sỡ, không đậm vị cay, ngọt, béo mà chủ yếu là nước mắm loãng và mắm tôm để tăng gia vị đi kèm. Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa ở miền này là những nóm quà bánh. Đây chắc hẳn là một nét văn hóa lớn, những món quà bánh đó lại mang cho người ta 3

nhiều hóa hức dến vậy, nó luôn giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ của con người xứ có mùa đông lạnh đó là: các loại mứt hoa quả, cốm xanh đầm lá sen, và cả các loại bánh đặc sản mỗi miền quê …

1.2. Mỗi vùng – mỗi vị ngon riêng biệt Tại vùng Tây Bắc, mối dân tộc thiểu số đều có những món ăn truyền thống riêng, mang đậm sắc thái dân tộc mình. Người H’Mông có món mèm mèm người Tày nổi tiếng với thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn… Tuy nhiên, một số món ngon Tây Bắc Bộ được nhiều dân tộc ưa dùng đó là thắng cố và các món làm từ thịt trâu, từ thịt cá… Và đặc điểm nổi bật chính là không gian và thời gian thưởng thức món ăn này. Một số món ăn nổi bật tại Tây Bắc là: Pá pỉnh tộp, thắng cố, pa pính, thịt gác bếp, nậm pịa, trái cây Tây Bắc… Vùng đông bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thang, xôi cốm vòng, bánh cuốn Thanh Trì… cùng nhiều gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, mắm tôm, rau húng Láng . Tại một số khu vực khác nổi tiếng với mắm cá ruộng Chiêm Hòa, mật ong bạc hà của núi rừng Hà Giang, ốc đồng, bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn, thịt chó Việt Trì, cọ, măng trúc yên tử, cá thu kho nước chè tươi, rượu ngán Hạ Long, Rượu nếp ngâm Hoành Bồ, sá sùng… 1.3. Ẩm thực miền Bắc - một phần văn hóa ẩm thực việt Nam. Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng lại đầy cảm xúc như một bài thơ nghệ thuật. Nhưng hơn hết, những ai đã từng ăn những món ăn tinh hoa này không riêng gì những người con miền Bắc đều sẽ thấy được cái đẹp, cái cao cả trong nó. Ẩm thực miền bắc chính là tình thân thương cả gia đình và tình yêu tha thiết với quê hương đấy. Đó luôn là lí do tạo nên sự đa dạng và phong phú, cầu kì trong những khâu bày trí và luôn hấp dẫn trong mắt thực khách, bởi sự tươi ngon của nguyên liệu chế 4

biến và cũng như cách nêm nếm gia vị hài hòa và ngon miệng. Tất cả đã mang đến những nét đặc trưng nhất và độc đáo nhất cho văn hóa ẩm tực miền Bắc.

2. NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN TRUNG 2.1. Giới thiệu sơ lược Đặc trưng văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền thường bị chi phối bởi tính cách con người, và văn hóa ẩm thực miền Trung cũng không phải ngoại lệ. Bởi hoàn cảnh khó khăn, phải chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên những con người chịu thương chịu khó, đặc biệt là đức tính tiết kiệm, kiên trì và cũng hết sức kiên cường. Hiểu được con người miền Trung, ta cũng dễ dàng nhận thấy được những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của họ. Dù không đa dạng nhưng ẩm thực miền Trung lại có nét đặc trưng riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hóa và con người nơi đây. 2.2. Một số nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung a. Huế - cái nôi của văn hóa ẩm thực miền Trung Được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung, ẩm thực Huế thanh lịch và hài hòa. Huế chính là điển hình cho tinh hoa ẩm thực cũng như là văn hóa, con người miền Trung. Nếu có dịp được đi du lịch tới xứ Huế mộng mơ, bạn sẽ thực sự mở mang tầm mắt với hàng tram món ăn tuyệt đỉnh của xứ ẩm thực này. Người Huế luôn coi trọng từng món ăn của mình, từ sự tao nhã trong cách trình bày đến sự phong phú, đa dạng trong các món ăn nơi đây. Đến Huế, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất cố đô như: Cơm Hến, Bún bò Huế, chè Huế, bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh kép…

Món Bún bò Huế nổi tiếng trong ẩm thực miền Trung b. Quảng Nam - một phần đặc biệt của ẩm thực miền Trung Bên cạnh kinh đô ẩm thực xứ Huế, Quảng Nam cũng là một phần đóng góp lớn trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Từ bao đời nay, các món ăn đất Quảng đã đi vào đời sống và tâm hồn người Quảng Nam. Cũng giống như các tỉnh miền trung khác, các món ăn của Quảng Nam thường khá cay và đậm. Tuy nhiên, nét tinh tế trong ẩm thực vùng này có thể nói chính là cách chế biến của người nấu để làm sao vẫn giữ được hương vị nguyên bản của món ăn. 5

Ẩm thực xứ Quảng còn rất nhiều món ăn đặc sản khác phải kể đến như: cao lầu (Hội An), bê thui Cầu Mống (Điện Bàn), cơm gà (Tam Kỳ) hay các loại bánh: bánh xèo, bánh bèo, bánh in đậu xanh (Hội An), bánh tráng (Đại Lộc) … Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, món ăn xứ Quảng còn cuốn hút người ta ở cái mộc mạc, chân phương nhưng rất hài hòa về màu sắc. 3. NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN NAM 3.1. Sự giao lưu văn hóa thể hiện trong ẩm thực Nam Bộ được biết đến là một vùng đất mới, trù phú và là nơi chung sống của rất nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Do đó có thể nói về phương diện văn hóa, Nam Bộ được xem là một trong những vùng đất có sự đa dạng nhất. Mặc dù có sự giao thoa, hòa hợp lẫn nhau, mỗi dân tộc đều lưu giữ lại cho mình những nét riêng nhất định, nổi bật nhất ở đây chính là nét văn hóa ẩm thực. Đối với ẩm thực của người dân Nam Bộ, những món ăn như canh chua bông điên điển, cá kho tộ, lẩu mắm… là những món ăn đặc trưng của người Việt. Còn trong ẩm thực của người Khmer thì bún nước lèo, bún mắm, canh xiêm lo... chính là nét đặc trung; còn với người Hoa thì có các món: heo quay, vịt tiềm, vịt khìa, canh thuốc bắc, hột vịt muối... Dù có sự riêng biệt là vậy nhưng có thể nói sự phân chia này chỉ mang tính chất lý thuyết, còn trên thực tế, các món ăn này không có giới hạn rõ ràng giữa các dân tộc mà có sự tiếp biến rất hài hòa. Điển hình như món cháo trắng của người Hoa vốn được dùng chung với hột vịt muối, thế nhưng ngày nay người Việt không chỉ dùng riêng thức ấy mà còn dùng chung với dưa mắm, cá lòng long kho, cá khơm kho khô, kho quẹt... Hay đơn giản như món vịt tiềm của người Hoa được nấu bằng chanh muối nhưng ngày nay khi được đổi mới nấu với cam, cũng mang lại khẩu vị đặc trưng không kém. Do đó có thể nói, chính sự giao lưu, hòa hợp về văn hóa giữa các dân tộc đã góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc trưng riêng của một nền ẩm thực mang tên Nam Bộ.

6

Bữa cơm gia đình của người dân Nam Bộ 3.2. Miền Tây Nam Bộ - nền ẩm thực mang tên “mùa nước nổi” Nhắc đến Nam Bộ là nhắc đến vùng miền Tây sông nước đầy trù phú với những cánh đồng vàng bát ngát, những con sông chở đầy phù sa đổ về biển cả. Đặt chân đến miền Tây, du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn dân dã, đầy chất “quê” cùng với đó là cả một bầu trời tuổi thơ đầy thương nhớ. Có lẽ chính lối sông chân chất, gắn bó cùng thiên nhiên của người dân nơi đây đã tạo nên một vùng ẩm thực mang nét văn hóa đặc trưng của quê hương mà bất kỳ người con nào khi xa quê cũng luôn luôn nhớ đến vì chẳng nơi đâu có thể mang lại bữa cơm gia đình ấm cúng như nơi đây. Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch là nước ở thượng nguồn sông Mê Kông lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành “mùa nước nổi” với biết bao loài thủy sản vô cùng phong. Bên cạnh đó, bông súng, bông điên điển cũng là những loại bông đặc trưng chỉ có ở mùa nước ấy. Kết hợp những nguyên liệu trên, người dân nơi đây đã tạo nên một nét ẩm thực độc đáo vô cùng mà khó ở đâu có được với những món ăn như: canh cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, cá lóc nướng trui, ba khía muối… Những hương vị tuyệt hảo từ những nguyên liệu mộc mạc nơi đây có lẽ sẽ là những nét đặc trưng nhất mà những người con Nam Bộ, dù ở nơi đâu đi nữa vẫn sẽ luôn nhớ đến, nhớ đến món ăn quê hương với tên gọi thân thương “bữa cơm mùa nước nổi”.

III. SO SÁNH VĂN HÓA ẨM THỰC BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM Ẩm thực không chỉ được xem là cách là thưởng thức căn bản mà còn là sự phản ánh đặc trưng cho mỗi vùng miền. Sự khác biệt về thổ nhưỡng, sinh hoạt và phong tục tập quán đã hình thành nên những nền văn hóa ẩm thực riêng. Cụ thể, ta có thể thấy qua khác biệt về khẩu vị của từng vùng miền: Ở miền Bắc, nền ẩm thực được hình thành lâu đời và mang những chuẩn mực nhất định. Các món ăn ở đây thường có vị vừa phải, thanh đạm, luôn được chú trọng ở sự hài hòa và hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại gia vị và thường dùng chủ yếu với các loại nước chấm như nước mắm loãng hay mắm tôm, ăn cùng với nhiều món rau và hải sản nước ngọt. Tinh hoa ẩm thực miền Bắc ta có thể bắt gặp như phở, bún chả, bánh cuốn Thanh Trì và các thức ăn vặt như cốm làng Vòng, ô mai sấu … Bởi miền Trung được mệnh danh là vùng đất nắng lắm mưa nhiều, lại hay hứng chịu thiên tai, người dân nơi đây đã hình thành thói quen tiết kiệm, “chặt to kho mặn” trong ăn uống. Ẩm thực miền Trung thiên về vị cay, mặn, đậm đà với màu sắc được phối hợp rực rỡ thiên về đỏ và nâu sậm. Ngoài ra, điều đặc biệt ở ẩm thực miền Trung hay cụ thể hơn là ở Huế chính là sự kết hợp đan xen giữa ẩm thực dân gian đơn giản, dung dị và ẩm thực cung đình với những lễ nghi cầu kỳ, sang trọng. Nhắc đến miền Trung, ta không thể không nhắc đến những món ăn cao lầu đặc trưng nơi Phố Hội, món mì Quảng đậm đà phong vị và tô cơm hến cay đến xé lòng. 7

Dù không có lịch sử lâu đời như miền Bắc và miền Trung nhưng ẩm thực Nam Bộ cũng không kém phần phong phú và đa dạng. Vị trí địa lí thuận lợi là một trong những nhân tố quan trọng giúp miền Nam tiếp thu tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng miền không chỉ trên đất nước Việt Nam mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ẩm thực nơi đây giản dị, dân dã mà vô cùng đa dạng với vị ngọt, cay, béo đậm đà, đạt đến cực điểm bởi người dân nơi đây không thích một vị trung hòa. Món ăn người Nam bộ thường được nêm nếm ngọt, béo, dùng nhiều đường, nước cốt dừa và chuộng các loại nguyên vật liệu sẵn có từ tự nhiên, gia vị tươi mát. Ta có thể cảm nhận các đặc điểm ấy thông qua những món ăn như hủ tiếu Nam Vang, gỏi cuốn, bún mắm và cả những món ăn ngọt như chè, bánh bò, xôi … Tuy khác nhau là vậy nhưng thuần túy trong tất cả các món ăn trên mọi vùng miền dọc theo đất nước Việt Nam ta có thể thấy được trong đó tinh hoa của ẩm thực và văn hóa không chỉ của riêng vùng miền đó mà là của cả dân tộc. Các gia vị được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh” – 2 nguyên tắc kết hợp trong nấu nướng nhằm đạt đến vẻ đẹp hài hòa theo đúng tiêu chuẩn mỹ học của người Việt. Qua đó, ta cũng thấy được Những nét giao thoa và khác biệt trong ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực truyền thống đặc sắc, phong phú mà bất cứ du khách nước ngoài nào khi tới Việt Nam đều sẽ ấn tượng khó quên.

IV. KẾT LUẬN, TỔNG QUÁT VỀ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM Nhìn chung, ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng kết hợp với nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc và có chiều dài lịch sử lâu đời. Từ Bắc vào Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên, đâu đâu trên mọi miền Việt Nam cũng mang một nét văn hóa ẩm thực riêng nhưng lại hài hòa trên nền văn hóa ẩm thực chung của cả đất nước. Ngược lại, nền ẩm thực nước ta tuy là một nền ẩm thực thống nhất nhưng lại có nhiều điểm khác biệt và những biến tấu khác nhau ở từng vùng miền, điều mà tạo nên nét độc đáo của ẩm thực nước nhà. Với tư cách là một dân tộc Việt Nam, chúng ta nên tự hào về nền văn hóa ẩm thực nước nhà. Ẩm thực Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi bạn bè quốc tế và nhiều món ăn đặc trưng của người Việt như phở, bánh mì,… đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật… có rất nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn Việt Nam do người Việt mở ra. Việt Nam chúng ta đang tiến những bước tiến hội nhập với thế giới, vì thế nền văn hóa ẩm thực nước nhà cũng có những thay đổi đáng kể so với trước đây trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng phương Tây cũng như các nước lân cận. Chúng ta cởi mở tiếp đón những nét mới lạ trong ẩm thực của các nước khác và kết hợp chúng một cách hài hòa với nền ẩm thực của đất nước. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam ngày càng đánh mất đi nét văn hóa ẩm thực riêng, chúng ta vẫn đang làm tốt nhiệm vụ giữ 8

gìn, duy trì và bảo tồn nền văn hóa ẩm thực thiêng liêng của cả dân tộc Việt - một nền ẩm thực chứa đựng tất cả sự tinh túy của những tâm hồn Việt có tinh thần dân tộc cao cả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sự giao lưu trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ: http://tourismcantho.vn/vi/su-giao-luu-trong-van-hoaam-thuc-nam-bo/n2935.html Món ngon miền Trung: https://danang.huongnghiepaau.com/mon-ngon-mien-trung Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung: https://www.tuannguyentravel.com/tin-tuc/dac-trung-vanhoa-am-thuc-mien-trung-1345.html Đặc trưng hương vị xứ Quảng: http://toquoc.vn/dac-trung-huong-vi-xu-quang-99236052.htm

9...


Similar Free PDFs