VHVN.5 NHÓM 4 TIỂU LUẬN - Văn hóa Việt Nam - tín ngưỡng VN và Phương Tây PDF

Title VHVN.5 NHÓM 4 TIỂU LUẬN - Văn hóa Việt Nam - tín ngưỡng VN và Phương Tây
Author Phạm Thúy
Course Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 29
File Size 1.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 101
Total Views 306

Summary

Download VHVN.5 NHÓM 4 TIỂU LUẬN - Văn hóa Việt Nam - tín ngưỡng VN và Phương Tây PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o---

TIỂU LUẬN VĂN HÓA VIỆT NAM (Học kỳ II nhóm 2, năm học 2021- 2022)

Đề bài: SO SÁNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM – PHƯƠNG TÂY

Sinh viên thực hiện:

A37722 Đào Đại Dương A38866 Phạm Thị Hải Yến A38873 Phạm Thị Hoa Thúy A39024 Nguyễn Thị Thu A39039 Lê Thị Thủy A39071 Nguyễn Hồng Linh A39139 Nguyễn Thị Nga

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Tiến Khôi

HÀ NỘI – 2022

MỤC

2

Y

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5 A.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................1 I.

Tín ngưỡng...................................................................................................... 1

II.

Tôn giáo...........................................................................................................1

B.

CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG....................................................................3 I.

Việt Nam.......................................................................................................... 3 1.

Khái quát chung.......................................................................................3

2.

Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam......................................3

2.1.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...................................................................3

2.1.1.

Khái niệm..........................................................................................3

2.1.2.

Hình thức...........................................................................................3

2.1.3.

Ý nghĩa..............................................................................................5

2.2.

Tín ngưỡng thờ Mẫu..............................................................................5

2.2.1.

Khái niệm..........................................................................................5

2.2.2.

Cách thức..........................................................................................6

2.2.3.

Ý nghĩa..............................................................................................7

2.3.

II.

Tín ngưỡng thờ gia thần (thờ Thổ Địa, Thần Tài).................................8 2.3.1.

Khái niệm, lịch sử.........................................................................8

2.3.2.

Hình thức......................................................................................8

2.3.3.

Ý nghĩa........................................................................................10

Phương Tây...................................................................................................10 1.

Khái quát chung.....................................................................................10

2.

Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở phương Tây................................10

2.1.

Tín ngưỡng về niềm tin đối với Thiên Chúa.........................................10

2.1.1.

Lịch sử ra đời..................................................................................10

2.1.2.

Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Do Thái giáo........12

2.1.3.

Tín ngưỡng và niềm tin đối với thiên chúa của Đạo công giáo.......12 3

2.1.4.

Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Tin Lành...............15

2.1.5.

Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Chính thống Giáo 16

2.1.6.

Ý nghĩa............................................................................................17

2.2.

C. TÂY

Tín ngưỡng Hy Lạp cổ đại...................................................................17

2.2.1.

Khái niệm........................................................................................17

2.2.2.

Hình thức.........................................................................................17

2.2.3.

Ý nghĩa............................................................................................19

SO SÁNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN GIỮA VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG 20

I.

Điểm giống nhau...........................................................................................20

II.

Điểm khác nhau............................................................................................20

D.

KẾT LUẬN........................................................................................................ 21

E.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................22

4

DANH MỤC MINH HỌA Hình B.1. Bày trí bàn thờ tổ tiên....................................................................................4 Hình B.2. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.....................................................................7 Hình B.3. Bàn thờ ông Địa, Thần Tài............................................................................9 Hình B.4. Thiên Chúa giáo..........................................................................................11 Hình B.5. Lễ giáng sinh an lành...................................................................................13 Hình B.6. Lễ phục sinh................................................................................................13 Hình B.7. Lễ Chúa lên trời...........................................................................................14 Hình B.8. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ban phước lành.......................................14 Hình B.9. Đức Mẹ lên trời...........................................................................................15 Hình B.10. Lễ các Thánh.............................................................................................15 Hình B.11. Chính Thống giáo......................................................................................16 Hình B.12. Tín ngưỡng Orphism của Hy Lạp cổ đại...................................................17

5

LỜI MỞ ĐẦU Tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Tín ngưỡng dân gian thể hiện trong lý giải các hiện tượng tự nhiên, con người; trong giáo dục đạo đức; phát huy dân chủ, đoàn kết và giữ gìn bản sắc văn hóa. Tín ngưỡng dân gian có nhiều hình thức. Mỗi một loại hình tín ngưỡng đều chứa đựng nhiều tư tưởng triết học. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hay văn hóa, mà còn góp phần lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Song ở từng khu vực khác nhau thì tín ngưỡng dân gian cũng có những điểm giống và khác nhau. Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, với trên 80% dân số có đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, thờ mẫu, cúng thần,… Tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hình thành từ hoạt động sản xuất của con người. Nó không chỉ phản ánh nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn phản ánh trình độ nhận thức của họ về tự nhiên xã hội. Với người phương Tây, họ có niềm tin vào Thiên Chúa hay tôn thờ tín ngưỡng Hy Lạp cổ đại. Bởi vì họ thấy được sự hiện hữu của linh hồn, trí khôn, yêu thương, vị tha, và mỹ thuật. Những điều này không thể đơn giản nảy sinh từ hỗn loạn, từ hàng tỷ tỷ thứ bất kỳ xuất hiện trong vũ trụ, mà không có một sức mạnh yêu thương thúc đẩy qua hàng tỷ năm. Tâm hồn chúng ta và mọi thứ cao đẹp quý báu trong nó, thật sự chỉ là sản phẩm của những sự ngẫu nhiên trong một tiến trình vô định hay sao? Bên cạnh đó, cộng đoàn đức tin có từ xa xưa, từ thời Chúa Giêsu sống, chết, và phục sinh, cộng đoàn đó đã rửa tội cho tôi đi vào đức tin. Xuyên suốt lịch sử, mọi cộng đồng nhân loại đều là một cộng đồng đức tin, tin vào Thiên Chúa, thờ phượng, một nghi lễ thiêng liêng. Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. Lễ hội làng được mở trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất nhằm thiết lập sự cân bằng cần thiết trong quan hệ nhiều chiều giữa người và người; giữa người và vạn vật; người và thần linh; người và vũ trụ. Người dân đến với tín ngưỡng, lễ hội để bày tỏ sự tôn kính thần linh và mong ước về những điều tốt lành trong cuộc sống, vì vậy, lễ hội truyền thống mang tinh thần hướng thượng cao. Bên cạnh việc tiếp nối phong tục tập quán hay thể hiện niềm tin tôn giáo, thực hành tín ngưỡng - tôn giáo trong gia đình còn nhằm góp phần tạo dựng văn hoá, giáo dục giá trị đạo đức, làm phương châm ứng xử cho các gia đình.

6

A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM I.

Tín ngưỡng

B. Định nghĩa tín ngưỡng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018): Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục tập quán truyền thống để mang lại sự bình về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. C. Khái niệm tín ngưỡng từ Mác- Lenin: Chủ nghĩa Mác- Lenin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. D. Tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần túy theo cách hiểu thông thường. Sự phát triển khoa học đồng nghĩa với các tôn giáo đang được tái sinh với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người. Tín ngưỡng cũng có quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù nó là những lĩnh vực rất khác nhau. E. Sự phát triển của xã hội, khi tư tưởng ngày một phong phú lên, vai trò của tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại còn tăng lên, gần gũi với nhiều đối tượng hơn. Con người sẽ tạo ra các tín ngưỡng mới, cải cách, thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín ngưỡng cũ. F. Một số hoạt động tín ngưỡng tại Việt Nam:  Lễ hội đền Hùng giỗ tổ Hùng Vương, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.  Nhiều loại hình hoạt động tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ mẫu, tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề, thờ cúng ma, cúng thần của các đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc,... G. Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng không thể không đề cập đến lễ hội vì tín ngưỡng là phần hồn, phần cốt, lễ hội là vỏ bọc của tín ngưỡng. Lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. II.

Tôn giáo

H. Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. I. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng 1

đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”. J. Bản chất của tôn giáo: Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội. K. Tôn giáo có 3 tính chất: tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị:  Tính lịch sử của tôn giáo:  Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.  Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.  Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.  Tính quần chúng của tôn giáo:  Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo).  Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái… Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.  Tính chính trị của tôn giáo:  Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.  Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

2

L. CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG I.

Việt Nam

1. Khái quát chung  Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.  Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đề mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp đó là:  Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.  Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời – Đất, Tiên – Rồng, ông đồng – bà đồng…  Đề cao phụ nữ: Thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ ( Bà Trời – Đất – Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp)…  Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác. 2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam 2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 2.1.1. Khái niệm Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. 2.1.2. Hình thức  Nơi đặt bàn thờ tổ tiên: Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất.Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại… Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.  Cách bày trí bàn thờ tổ tiên: Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh, vùng miền và cả điều kiện 3

kinh tế của gia đình. Nhìn chung, bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng.

M. Hình B.1. Bày trí bàn thờ tổ tiên  Các thời gian cần thờ cúng tổ tiên: Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tiết như Tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc (ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc. Có thể nói trong tâm thức những người sống tổ tiên là bất tử. Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

4

 Nghi lễ thờ cúng: Trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước cây cỏ có mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo chỉnh tề thường thì quần áo mà gia chủ mặc là đồ trắng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng. 2.1.3. Ý nghĩa  Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ ký ức về tổ tiên: đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lý. Vì vậy trong gia đình hình ảnh của những người đã khuất luôn luôn hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành viên trong gia đình và làng xã. Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu giữ những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đã khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khơi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé 

Thờ cúng tổ tiên, bên cạnh chức năng, vai trò thỏa mãn nhu cầu tôn kính tổ tiên, thờ phụng tổ tiên còn có nhiều chức năng khác như duy trì, củng cố dòng họ, gắn kết dòng họ, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển về các mặt khác của dòng họ như văn hóa, giáo dục, kinh tế, v.v.. Thờ cúng tổ tiên, như trên đã trình bày, được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như gia đình, dòng họ, cộng đồng và cả dân tộc. Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được xem là thờ cúng tổ tiên ở cấp độ quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, nghi thức thờ cúng Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ (10-3 âm lịch) đều được tổ chức một cách trang trọng, theo nghi thức quốc gia, có sự tham dự của các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước. Điều đó càng khẳng định thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, có giá trị giáo dục sâu sắc đến các thế hệ con cháu. 2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu 2.2.1.

Khái niệm

N. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên vũ trụ được người đời tôn vinh là các chức năng sáng tạo ra muôn loài và mang sự sống đến cho con người như: Trời, đất, sông, nước. O. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người báo 5

hiệu hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thanh Mẫu. Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu được...


Similar Free PDFs