VSL3 textbook Lesson 2 workbook/reading practice PDF

Title VSL3 textbook Lesson 2 workbook/reading practice
Course Vietnamese 4
Institution Australian National University
Pages 20
File Size 470.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 205
Total Views 467

Summary

VSLBài 2Sức khoẻTable of ContentsGiới thiệu Ý kiến của bạn Hội thoại mẫu Thực hành nói Từ vựng Thực hành nghe Thực hành viết Bài đọc Ghi chú Còn đây là Nam. Anh ta chưa đến 30 tuổi, nhưng trông rất già. Trước đây anh hay uống rượu đến khuya với bạn bè. Anh phung phí sức khỏe của mình bằng rượu và th...


Description

VSL3 Bài 2 Sức khoẻ

Table of Contents

Giới thiệu 1. Ý kiến của bạn 2. Hội thoại mẫu 3. Thực hành nói 4. Từ vựng 5. Thực hành nghe 6. Thực hành viết 7. Bài đọc 8. Ghi chú

Giới thiệu Có một số người từ lúc còn trẻ cho đến khi lớn tuổi họ vẫn giữ được sức khỏe tốt, ít đau bệnh. Một số khác thì hay bị đau yếu. Sau đây chúng ta hãy làm quen với hai người đàn ông – một già, một trẻ.

Đây là ông Ba. Năm nay ông đã ngoài 80 nhưng trông ông còn rất khỏe. Ông luôn vui vẻ với mọi người. Ông không uống rượu, không hút thuốc. Sau lần nằm bệnh viện, ông kiêng cả thịt lẫn mỡ.

Còn đây là Nam. Anh ta chưa đến 30 tuổi, nhưng trông rất già. Trước đây anh hay uống rượu đến khuya với bạn bè. Anh phung phí sức khỏe của mình bằng rượu và thuốc lá. Bây giờ anh là một hội viên rất tích cực của một câu lạc bộ dưỡng sinh của quận.

1. Ý kiến của bạn 1.1 Cái gì là quan trọng trong cuộc sống của bạn? a. sức khoẻ b. tiền bạc c. bạn bè d. học hành e. sống với gia đình f. tình yêu / hạnh phúc Giải thích vì sao bạn nghĩ như vậy? 1.2 Theo bạn, người ta phải làm gì để có thể sống lâu? Có phải sống lâu sẽ rất hạnh phúc không? Vì sao bạn nghĩ như vậy? 1.3 Việc hút thuốc lá nơi công cộng ngày càng bị cấm (ở trên các máy bay, trong văn phòng...). Bạn nghĩ gì về vấn đề này? 1.4 Hiện nay ở có ý kiến cho rằng chữa cho trẻ suy dinh dưỡng dễ hơn chữa cho trẻ bị béo phì. Bạn có ý kiến gì về vấn đề này?

2. Hội thoại mẫu

Mẹ và con trai 10 tuổi - rất béo. Mẹ: Trời ơi! Con lại ăn nữa hả? Con: Con đói mà, mẹ. Ăn một chút đâu có sao. Mẹ: Ăn một chút! Con lúc nào cũng "ăn một chút" mà bây giờ đã 46 cân rồi. Con: Nhưng mà con đói lắm. Mẹ: Con phải cố gắng lên chứ. Bác sĩ bảo là con không được ăn nhiều chất béo, chất bột, chất đường. Con không còn nhớ sao? Con: Dạ, con nhớ. Nhưng bây giờ con đói quá. Mẹ: Mẹ biết, con à. Nếu đói thì con ăn trái cây đi. Táo, cam, nho... trong tủ lạnh đấy. Không thiếu thứ gì. Con: Con không thích ăn trái cây. Con chỉ thích phô-mai, sô-cô-la thôi. Mẹ: Mấy thứ đó làm con càng ngày càng béo thêm. Con không sợ sao? Con: Béo cũng đâu có sao, miễn là mình mạnh khỏe.

Mẹ: Con à, con phải nghe lời mẹ. Ăn ít thôi. Đấy, bác Ba hàng xóm đấy. Bác ấy béo quá nên bị cao huyết áp. Hôm qua bác ấy phải đi cấp cứu, làm cả nhà ai cũng lo. Con: Vậy hả, mẹ? Mình đi thăm bác Ba đi. Nhưng con đói bụng quá, mẹ ơi! Câu hỏi: 1. Người mẹ không đồng ý với con về chuyện gì? 2. Tại sao người mẹ không muốn con mình ăn nhiều? 3. Vì sao cậu bé ấy béo? 4. Hai mẹ con họ định đi thăm ai? Vì sao? 5. Theo bạn, ăn uống như thế nào là hợp lý?

3. Thực hành nói Thay thế những từ gạch dưới trong các mẫu câu sau đây bằng các từ cho sẵn bên dưới: 1. Con đói mà, mẹ. a. uống thuốc rồi b. đang học bài c. ăn cơm rồi 2. Con phải cố gắng lên chứ. a. ông, tập đi bộ mỗi ngày b. chị, nghỉ ngơi c. anh, bỏ rượu 3. Tăng cân cũng đâu có sao, miễn là mình mạnh khỏe. a. không có tiền, không bị đau yếu b. ăn nhiều, không bị béo c. thức khuya đọc sách, sáng mai không bị đau đầu

4. Từ vựng 4.1 Điền các từ dưới đây vào chỗ trống cho hợp nghĩa: nghỉ ngơi sức khỏe thiếu mất ngủ khuyên mệt mỏi Ông Sáu là một thương gia giàu có. Trong nhà ông ấy không thiếu thứ gì: máy lạnh, ti vi, tủ lạnh, đầu máy, xe hơi. Cái duy nhất mà ông ấy . . . . . . . . . đó là . . . . . . . . . Lúc nào ông ấy cũng than phiền rằng mình không sao ngủ được, không thể ăn ngon và luôn cảm thấy . . . . . . . . . Ông có một bác sĩ riêng. Bác sĩ . . . . . . . . . ông không nên làm việc nhiều, phải . . . . . . . . . . . . . . . thoải mái. Nhưng ông không làm như vậy được. Ông phải gặp nhiều người, phải nói chuyện với họ về việc làm ăn, phải suy nghĩ và lại . . . . . . . . ., lại mệt mỏi và lại ăn không ngon.

4.2 Theo bạn, những yếu tố nào dưới đây có hại cho sức khỏe của chúng ta? hút thuốc ngủ nhiều uống bia ma túy ăn đồ hộp uống nước ngọt sử dụng máy vi tính thường xuyên Bạn có thể kể thêm những yếu tố có hại khác không?

5. Thực hành nghe 5.1 Có một cô gái giữ sắc đẹp của mình rất kỹ. Hãy nghe câu chuyện về cô ấy rồi tìm câu đúng. 1. Vào ngày Tết, Lan thường ăn nhiều hơn ngày thường. (Đ / S) 2. Lan thường tập thể dục. (Đ / S) 3. Lan rất quan tâm đến sức khỏe của mình. (Đ / S) 4. Vì ăn kiêng, Lan phải ăn nhiều loại trái cây khác nhau. (Đ / S) 5. Nhiều người nói rằng thân hình Lan không đẹp. (Đ / S) 5.2 Từ bài nghe vừa rồi, trả lời các câu hỏi sau: 1. Mỗi tuần Lan cân hai lần, đúng không? 2. Vì sao Lan sợ lên cân? 3. Bữa ăn của Lan thường có những gì? 4. Các loại trái cây mà Lan thường ăn là gì? 5. Cho biết lý do vì sao sau Tết Lan thường phải ăn kiêng?

6. Thực hành viết 6.1 Dùng từ “chứ” ở cuối câu để nhấn mạnh lời khuyên của bạn trong những trường hợp sau: VD: Thấy con dạo này lười ăn quá. Mẹ bảo: Con phải cố gắng ăn chứ. 1. Hoa rất gầy nhưng cô kiêng ăn mọi thứ. Bạn khuyên: ................ 2. Nam thường nói rằng anh ấy hay cảm thấy đau ở tim. Bạn khuyên: ................ 3. Hùng bị viêm phổi nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc lá. Bạn nhắc anh ấy: ................ 4. Con gái bạn có thói quen không rửa tay trước khi ăn. Bạn nhắc: ................ 5. Con của Bình có vẻ như bị suy dinh dưỡng nặng. Bạn nhắc Bình: ................ 6. Con trai của Hoa bị béo phì nhưng cô ấy vẫn cho nó ăn phô mai và sô cô la mỗi tối. Bạn khuyên Hoa: ................ 7. Hải mải làm việc nên thường bỏ bữa ăn trưa. Bạn nói với anh ấy: ................

8. Con gái thường đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng. Bạn nói: ................ 9. Đã hai hôm nay đứa con trai 6 tuổi của bạn không chịu đánh răng trước khi đi ngủ. Bạn bảo con: ................ 6.2 Hoàn thành những câu sau (Lưu ý: “mà” được dùng để biểu thị ý giải thích, còn “chứ” được dùng với ý yêu cầu, nhắc nhở, khuyên bảo). VD: A: Con có sao không? B: Con không sao mà. Mẹ đừng lo. 1. A: Con lại ăn kẹo nữa rồi. B: Con . . . . . . . . . mà, mẹ. 2. A: Không hiểu sao dạo này mỗi khi hút thuốc tôi lại bị ho và khó thở. B: Vậy thì . . . . . . . . . . . . . . . . chứ. 3. A: Lẽ ra . . . . . . . . . . . . . . . . bác sĩ sớm hơn chứ. B: Nhưng mà mấy tuần nay, tôi đâu có rảnh. 4. A: Các anh . . . . . . . . . . . . . . . . chứ. Sao cứ làm ồn mãi thế? B: Xin lỗi. Chúng tôi sẽ đi ngay bây giờ.

5. A: Sao anh uống nhiều thế? B: Tại . . . . . . . . . . . . . . . . mà. 6. A: . . . . . . . . . . . . . . . . đi chứ! B: Không được đâu. Mai tôi thi rồi. 7. A: Tiền bạc quan trọng hơn hay sức khỏe quan trọng hơn? B: . . . . . . . . . . . . . . . . chứ. 8.A: Ở nước chị, đàn ông hay phụ nữ sống lâu hơn? B: . . . . . . . . . . . . . . . . chứ. 9. A: . . . . . . . . . . . . . . . . B: Tôi đã nhắc chị rồi mà. 10. A: Ngày nào ông ta cũng chạy bộ khoảng 15 phút rồi mới về nhà đi làm. B: Không phải đâu. Phải hơn . . . . . . . . . . . . . . . . chứ 6.3 Hãy viết những lời khuyên về sức khỏe cho một người làm việc ở văn phòng. Cố gắng . . . . . . . . . . . . . . . . Tránh . . . . . . . . . . . . . . . . Đừng . . . . . . . . . . . . . . . .

Không nên . . . . . . . . . . . . . . . . Hãy . . . . . . . . . . . . . . . . 6.4 Dùng từ “miễn là” viết về các trường hợp dưới đây. Dùng từ gạch dưới trong câu. VD: Bác sĩ nói để chữa khỏi bệnh cho Nam, phải tốn tiền thuốc nhiều lắm. Mẹ Nam nói: –>Tốn bao nhiêu tiền thuốc cũng được, miễn là nó khỏi bệnh. 1. Lan biết rằng tắm biển có lợi cho sức khỏe nhưng cô sợ phơi nắng lâu sẽ bị đen. Mai khuyên Lan: ................ 2. Vợ Hùng sẽ tha thứ cho Hùng nếu anh ấy chịu bỏ rượu. Chị ấy nói với chồng: ................ 3. Loan muốn đi giải phẫu thẩm mỹ để có đôi mắt hai mí to, đẹp nhưng cô sợ đau. Một người bạn của Loan nói: ................ 4. Đi nha sĩ để chỉnh lại hàm răng cho đẹp thật là mất thời gian. Nhưng Hồng không ngại. Hồng nói: ................ 5. Dũng hút mỗi ngày một gói thuốc, nhưng anh chưa bị ung thư phổi. Vợ Dũng khuyên Dũng bỏ thuốc nhưng anh không chịu. Anh nói: ................ 6. Bình muốn có tiền chữa bệnh cho mẹ nên anh sẵn sàng làm mọi việc. Anh nói: ................

7. Ông Hai rất già yếu, ông sẵn sàng mất một nửa gia tài để có được sức khỏe như thời trai trẻ. Ông nói: ................ 8. Để giảm cân, Phượng phải ăn kiêng một thời gian khá lâu. Phượng nói: ................ 9. Vì mong con khỏe, hàng tuần Bình phải đến bệnh viện hai lần để nghe bác sĩ hướng dẫn cách cho cháu ăn dặm . Bình không ngại, anh nói: ................ 10. Bác sĩ bảo anh trai Mai uống thuốc ba lần một ngày, mỗi lần chỉ một viên. Nhưng anh ta uống hết một lần hết ba viên, Anh ta nói: ................ 6.5 Viết ý kiến của bạn về ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe. ................ ................ ................

7. Bài đọc

Trong nhóm bạn đồng hương của chúng tôi, anh Hùng là người có tửu lượng khá nhất. Anh ấy có thể uống một lúc trên 10 chai bia mà vẫn chưa say. Trong các buổi tiệc, anh thường đi từ bàn này sang bàn khác cụng ly “vô 100%” với mọi người, không kể lạ hay quen. Vợ anh thường khuyên anh: “Anh à, đừng uống nhiều. Phải giữ gìn sức khỏe chứ”. Mỗi lần nghe vợ khuyên như thế anh chỉ cười bảo rằng “Anh biết mà. Em đừng lo. Say với bạn bè một chút cũng đâu có sao, miễn là mình không gây gỗ, quậy phá bà con hàng xóm là được rồi.” Khuyên mãi không được, vợ anh chỉ còn cách là mua cho anh một máy điện thoại di động để theo dõi xem anh đang “xỉn” ở đâu, nếu cần thì mang xe đến đón về. Nghe nói tửu lượng của anh càng ngày càng tăng lên. Thế nhưng trong buổi tiệc sinh nhật của một người bạn vừa rồi, tôi ngạc nhiên khi thấy anh xin một ly trà đá! Anh không còn đi từ bàn này sang bàn kia “chúc sức khỏe” với mọi người như trước. Anh cho biết gần đây anh hay cảm thấy mệt mỏi, đi khám sức khỏe thì bác sĩ cho biết anh có nhiều vấn đề: huyết áp cao, tiểu đường, có mỡ trong máu, và nhiều thứ bệnh khác nữa.

1. Ý chính của đoạn văn thứ nhất là: a. Anh Hùng chưa bao giờ say rượu. b. Nét nổi bật của anh Hùng so với các bạn. c. Anh Hùng vẫn thường uống trên 10 chai bia. 2. Ý chính của đoạn văn thứ hai là: a. Anh Hùng không chú ý đến lời khuyên của vợ. b. Vợ anh Hùng mua điện thoại cho chồng. c. Sự lo lắng của vợ anh Hùng. 3. Ý chính của đoạn văn thứ ba là: a. Sự mệt mỏi của anh Hùng. b. Nhờ bác sĩ khuyên mà anh Hùng chuyển sang uống trà đá. c. Lý do khiến anh Hùng bỏ rượu.

Câu hỏi 1. Bạn hiểu thế nào về câu: Anh Hùng là người có tửu lượng khá nhất? 2. Trong các buổi tiệc, anh Hùng thường làm gì? 3. Vì sao vợ anh Hùng thường khuyên chồng: Đừng uống nhiều? 4. Vì sao anh Hùng không chú ý đến lời khuyên của vợ? 5. Để biết được chồng mình đang say xỉn ở đâu, vợ anh Hùng đã làm gi? 6. Vì lý do gì dạo này anh Hùng không còn cụng ly với tất cả mọi người nữa? 7. Dạo này anh Hùng có vấn đề gì về sức khỏe?

8. Ghi chú mà: từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý giải thích, (thường dùng trong khẩu ngữ). Vd: A: Con lại ăn nữa hả? B: Con đói mà, mẹ. chứ: từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý yêu cầu, nhắc nhở (dùng trong khẩu ngữ). Vd: Con phải cố gắng lên chứ. Trợ từ chứ còn được dùng để khẳng định thêm điều vừa nói. Vd: A: Anh có biết là hút thuốc có hại cho sức khỏe không? B: Tôi biết chứ. miễn (là): chỉ với điều kiện là. Vd: Miễn là mình mạnh khỏe thôi chứ....


Similar Free PDFs