22-Hà Thu Huyền-59.10.19 + 20 LT1 PDF

Title 22-Hà Thu Huyền-59.10.19 + 20 LT1
Author Huyền Hà
Course Kinh tế vĩ mô
Institution Học viện Tài chính
Pages 15
File Size 394.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 71
Total Views 584

Summary

Download 22-Hà Thu Huyền-59.10.19 + 20 LT1 PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020

Họ và tên:

Hà Thu Huyền

Lớp:

CQ59/10.19 + 20 LT1

Mã sinh viên:

2173402010754

Chuyên ngành:

Tài chính - Ngân hàng

Họ và tên GV hướng dẫn:

Nguyễn Quỳnh Như

—0—

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU:.............................................................................................2 Phần I:Cơ sở lý luận.................................................................................... 3 I.Cơ sở lý thuyết lạm phát và tăng trưởng kinh tế.................................3 1.Lạm phát..............................................................................................3 1.1.Khái niệm.........................................................................................3 1.2.Đo lường lạm phát........................................................................... 3 1.3.Các loại lạm phát............................................................................. 4 1.4.Tác động của lạm phát..................................................................... 4 2.Tăng trưởng kinh tế ............................................................................5 2.2.Khái niệm.........................................................................................5 2.3.Đo lường.......................................................................................... 5 2.4.Vai trò của tăng trưởng kinh tế........................................................5 Phần II:Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 .........................................................6 I.Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020..... 6 II.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ....................7 III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020........................................................................................... 8 III. Một số kiến nghị và giải pháp về tăng trưởng kinh tế và lạm phát......9 Kết luận...................................................................................................... 11 Tài liệu tham khảo .........................................................................................

—1—

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát cũng như mối quan hệ của chúng luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế ở hầu hết các quốc gia. Hai vấn đề này cũng là hai vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng theo nguyên tắc kinh tế. Ở mỗi thời kì với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có mức lạm phát phù hợp. Do đó, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam, đang trên đà hội nhập quốc tế và phát triển, việc tìm hiểu lạm phát cũng như sự ảnh hưởng của lạm phát với tăng trưởng kinh tế là vô cùng quan trọng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, em xin lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020” 1. Mục tiêu nghiên cứu: Hoàn thiện, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lí luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, đồng thời trên cơ sở, số liệu phản ánh thực trạng về vấn đề xoay quanh tăng trưởng kinh tế và lạm phát. 2. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát 3. Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn 2015-2020 tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, đánh giá 5. Kết cấu của bài tiểu luận gồm: - Phần I: Cơ sở lý luận —2—

- Phần II:Thực tiễn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn 2015-2020 - Kết luận và tài liệu tham khảo

PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 1. Lạm phát. 1.1. .Khái niệm. - Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Tuy nhiên các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát sau đây: Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian 1.2. Đo lường lạm phát - Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc ( có thể gốc là liên hoàn hoặc định gốc ). Thời kỳ nghiên cứu có thể là tháng, quý, năm. Nó có thể xác định một trong hai công thức sau:  �1. �0 �� =  �0. �0

�� =

 �1. �1  �0. �1

Trong đó: Ip là chỉ số giá cả chung. p1 và p0 là giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. q1 là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ nghiên cứu. q0 là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ gốc. - Có ba chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá: + Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI - Consumer Price Index ) là chỉ số tổng hợp phản ánh sự biến động giá cả do người tiêu dùng chi trả theo thời gian trong giỏ hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng. + Chỉ số giá sản xuất ( PPI- Producer Price Index ) là chỉ số giá bán buôn, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và —3—

nhà nhập khẩu trên thị trường sơ cấp giữa kỳ này và thời kỳ khác. Nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên và chỉ số này có ích vì nó được tính rất chi tiết. + Chỉ sô giảm phát ( D ) là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này dùng để điều chính GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì thế nhiều khi nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP ( GDP deflator ) 1.3. Các loại lạm phát - Căn cứ vào quy mô của lạm phát: + Lạm phát vừa phải là lạm phát khi tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm + Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai và ba con số trong một năm + Siêu lạm phát là loại lạm phát ba, bốn con số, nghĩa là tỷ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu...phần trăm một năm - Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian + Lạm phát kinh niên: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm + Lạm phát nghiêm trọng: Thường kéo dài trên 3 năm tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm + Siêu lạm phát: Là lạm phát kéo dài trên năm 1 với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm - Căn cứ vào các lý thuyết và nguyên nhân gây ra lạm phát: + Lạm phát cầu kéo ( lạm phát do cầu ): Có thể nói đây chính là hậu quả của việc ấn định chỉ tiêu thất nghiệp quá thấp. Một chỉ tiêu thất nghiệp quá thấp, tương ứng với một chỉ tiêu sản lượng quá cao. Chính phủ làm tăng tổng cầu ( AD ), dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, trong khi đó các đường tổng cung ( AS ) lại dịch chuyển sang trái và hậu quả là làm tăng liên tục mức giá. + Lạm phát phí đẩy ( Lạm phát do cung ): Do các cơn sốt giá hàng hóa đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, đẩy đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Chính phủ lại theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao nên đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Kết quả là làm cho giá cả tăng liên tục theo thời gian. + Lạm phát ỳ: Khi mà giá cả chung các hàng hóa và dịch vụ tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên người ta còn gọi là lạm phát dự kiến. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài nên được gọi là lạm phát ỳ. 1.4.Tác động của lạm phát: - Tác động đến sản lượng: khi lạm phát xảy ra thì sản lượng ( Y ) có thể tăng hoặc giảm có khi không đổi: + Với lạm phát do cầu: Y tăng —4—

+ Với lạm phát do cung: Y giảm + Với lạm phát dự kiến: Y không đổi - Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải: khi có lạm phát xảy ra, của cải và thu nhập trong nền kinh tế sẽ bị xáo trộn một cách ngẫu nhiên: + Giữa người cho vay và người đi cho vay + Giữa người hưởng lương và ông chủ + Giữa người mua và người bán tài sản tài chính + Giữa người mua và người bán tài sản thực + Giữa chính phủ và công chúng + Giữa doanh nghiệp với nhau - Tác động đến cơ cấu kinh tế: Khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hoá thay đổi không cùng một tỷ lệ, không cùng tốc độ dẫn đến biến đổi, thậm chí là biến động cơ cấu kinh tế 2. Tăng trưởng kinh tế 2.1.Khái niệm - Tăng trưởng kinh tế (g) là sự gia tăng của GNP ( sản phẩm quốc dân ) thực tế hoặc GDP (sản phẩm quốc nội ) thực tế 2.2. Đo lường - Tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế gọi là tỷ lệ tăng trưởng được xác định theo công thức sau: ����1−����0 � (%) = x 100 2����0 Trong đó: g(%) là tốc độ ( tỷ lệ ) tăng trưởng kinh tế GNPr1 và GNPr0 là tổng sản phẩm quốc dân thực tế kỳ báo cáo và kỳ gốc. 2.3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế - Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện - Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp - Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chính trị, tăng uy tính và vai trò quản lí của nhà nước với xã hội - Đối với những nước chậm phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nhân tố cơ bản: + Vốn + Con người II. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát: Lạm phát được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế đang phát triển trong khi phải đối phó với những mất cân đối mang tính cơ cấu. Các nhà

—5—

khoa học tin rằng giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ đánh đổi lẫn nhau. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng nhưng chúng lại là vấn đề tồn tại song song với nhau. Mọi hoạt động kiềm chế lạm phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp, gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, do đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Một đất nước dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm.

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020 I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Hình 1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 ( Nguồn Tổng cục thống kê ) Từ năm 2015-2019, nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa: - Tỉ trọng của GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96 % của năm 2019.Trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64% trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5%.

—6—

- Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11 % bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015. Trong năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối kinh tế thế giới nói chung, trong đó có cả Việt Nam do sự ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 hết sức phức tạp. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2015-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020: - Trong mức tăng GDP chung toàn nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5% vào tốc độ tăng GDP của cả nước. - Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động, tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD (tương đương tăng 5,4%) so với năm 2019. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 543,9 tỉ USD, tăng 5,1% so với năm 2019, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỉ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỉ USD, tăng 3,6%. Năm 2020, Việt Nam xuất siêu 19,1 tỉ USD. II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020

—7—

Hình 2: Lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 ( Nguồn Tổng cục thống kê ) - Có thể thấy từ những số liệu trên , lạm phát Việt Nam giai đoạn này không ổn định có sự tăng giảm qua các năm , cao nhất là năm 2018 với tỷ lệ 3,45% và thấp nhất là năm 2015 với 0,63 %. - Lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm do chi phí đẩy giảm.Nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, cùng với sự cạnh tranh với các nước đã khiến chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,24% so với cuối năm trước. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, đặc biệt là giá dầu cũng khiến nhóm hàng "nhà ở và vật liệu xây dựng” và “giao thông” năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và 11,92%, so với năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu giảm gần 25% góp phần giảm CPI chung 0,9%. - Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần làm cho CPI tăng 2,61%. Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi... làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng.Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% so với năm trước.Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện —8—

tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. - Giai đoạn 2016-2019 mặc dù tỷ lệ lạm phát qua các năm không ổn định nhưng vẫn giữ ở dưới mức 4% đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Quốc Hội đề ra và đặc biệt, năm 2018 được coi là thành công nhất trong việc kiểm soát lạm phát. III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam 20152020

Biểu đồ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên, trong năm 2020 thì mối quan hệ này lại ngược chiều. Do năm 2020 chịu ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 phức tạp nên tốc độ tăng trưởng không được cao và thấp nhất so với những năm trước đây. Hơn nữa, do chính phủ ban hành các chính sách chống dịch đã hạn chế việc đi lại của người dân khiến cho người dân hoang mang và có xu hướng đi mua tích trữ các hàng hóa như thức ăn, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế,... dẫn đến các mặt hàng này tăng giá. Do đó mà tỉ lệ lạm phát tăng cao. IV. Một số kiện nghị, giải pháp về tăng trưởng kinh tế và lạm phát - Hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số lạm phát (CPI): Đẩy mạnh công tác truyền thống về lạm phát mục tiêu, phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính, phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt hơn . - Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phạt.

—9—

- Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh giản, hoạt động một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng và hiệu quả. - Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào. - Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế chính sách.

— 10 —

KẾT LUẬN Trong giai đoạn 2015-2020, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, tuy nhiên, do có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng dương một cách ngoạn mục. Cũng nhờ có sự chỉ đạo và phương hướng kịp thời của Chính phủ mà trong giai đoạn đầy khó khăn, nền kinh tế vẫn gạt hái được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát được chỉ số lạm phát dưới mức 4%. Qua những phân tích vừa rồi cho thấy tỉ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì nền kinh tế sẽ phát triển nhưng đi cùng với nó là tỉ lệ lạm phát cũng cao.Trong giai đoạn tới, có thể nền kinh tế nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19 nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, kéo theo những vấn đề bất ổn về chính trị - xh và cân đối tài chính- tiền tệ. Bên cạnh đó , cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra rất nhanh tạo ra nhiều cơ hội , tuy nhiên, kèm theo đó những thách thức cho tất cả các nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu ổn định tăng trưởng và kiểm soát tốt lạm phát, Chính phủ cần đưa ra các giải pháp kịp thời. Do hạn chế về kiến thức và sự hiểu biết, bài luận trên không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong được sự đóng góp và sửa đổi từ các thầy cô để có được nội dung hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

— 11 —

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS.Nguyễn Văn Dần, TS. Đỗ Thị Thục, 2018, Giáo trình kinh tế vĩ mô I, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội [2] Báo điện tử Chính phủ [3] Tổng cục thống kê [4] Báo VNEXPRESS [5] Tạp chí Tài chính [6] Báo tuổi trẻ

— 12 —

— 13 —

— 14 —...


Similar Free PDFs