3492 Truong Duc Hiep 9910 PDF

Title 3492 Truong Duc Hiep 9910
Course Quantiative Analysis
Institution Royal Melbourne Institute of Technology University Vietnam
Pages 36
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 182
Total Views 519

Summary

Download 3492 Truong Duc Hiep 9910 PDF


Description

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP CỦA CÔNG TY BITI’S Giảng viên hướng dẫn: Võ Hồng Hạnh Sinh viên thực hiện: Trương Đức Hiệp MSSV: 1921003492 HỆ CHÍNH QUY TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY BITI’S VÀ THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA DOANH NGHIỆP:.....................................................1 1.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BITI’S...............................................1

1.2.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY BITI’S:..................................................1

1.3.

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BITI’S.................................................................3

1.4.

THỊ TRƯỜNG:...............................................................................................3

1.5.

KHÁCH HÀNG:.............................................................................................4

1.6.

CÁC THÀNH TÍCH, GIẢI THƯỞNG MÀ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC :..................4

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM.........6 2.1.

ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM.....................................6

2.2.

THỊ PHẦN CỦA BITI’S TẠI NGÀNH GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM:.....................7

2.3.

PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI NGÀNH GIÀY, DÉP................10

2.3.1. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh:........................................................10 2.3.2. Áp lực từ khách hàng:..........................................................................11 2.3.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế:.........................................................11 2.3.4. Áp lực từ nhà cung ứng:......................................................................11 2.3.5. Áp lực từ các đối thủ tiềm năng:..........................................................11 CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ VÀ CƠ HỘI KINH DOANH CỦA CÔNG TY BITI’S..................................................................................................12 3.1.

MA TRẬN SWOT CỦA BITI’S....................................................................12

3.1.1. Điểm mạnh ( Strengths):......................................................................12 3.1.2. Điểm yếu ( Weaknesses)......................................................................12 3.1.3. Cơ hội (Opportunities):.......................................................................12 3.1.4. Thách thức (Threats)...........................................................................13 3.2.

VẤN ĐỀ CỦA CÔNG TY BITI’S:...................................................................13

3.3.

CƠ HỘI KINH DOANH CỦA BITI’S:..............................................................14

3.4.

KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CỦA BITI’S:........................................................15

CHƯƠNG 4....CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA BITI’S VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP...............................................................17 4.1.

MA TRẬN ANSOFF ĐỂ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY

BITI’S 17 4.1.1. Thâm nhập thị trường..........................................................................18 4.1.2. Phát triển thị trường :.........................................................................18 4.1.3. Phát triển sản phẩm............................................................................19 4.1.4. Đa dạng hóa:.......................................................................................20 4.2.

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA BITI’S...............................................21

4.2.1. Product ( Sản phẩm):..........................................................................21 4.2.1.1 Thiết kế và chất liệu của sản phẩm:................................................21 4.2.1.2 Nhãn hiệu, slogan:..........................................................................21 4.2.1.3 Đóng gói, bao bì sản phẩm:............................................................22 4.2.2. Price ( Chính sách giá)........................................................................22 4.2.3. Place ( Địa điểm):...............................................................................23 4.2.4. Promotion ( Quảng bá, chiêu thị)........................................................24 4.2.4.1 Attention ( Gây chú ý):....................................................................24 4.2.4.2.Interest ( Tạo hiệu ứng thích thú với thương hiệu, sản phẩm).........25 4.2.4.3 Desire ( Kích thích nhu cầu của khách hàng)..................................26 4.2.4.4.Action ( Để khách hàng hành động mua sản phẩm)........................27 4.3.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP:........................................28

4.3.1. Thâm nhập, phát triển thị trường:.......................................................28 4.3.2. Xuất khẩu, gia công:...........................................................................28 4.3.3. Phát triển những dòng sản phẩm riêng biệt:.......................................29 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.....................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31

DANH MỤC HÌ Hình 2.1: Top 10 quốc gia sản xuất giày trên Thế giới năm 2017........6 Hình 2.2: Top 10 quốc gia xuất khẩu giày, dép năm 2017.....................7 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu thuần của các doanh nghiệp giày giai đoạn 2016-2019........................................................................................8 Hình 2.4: Kết quả kinh doanh của Biti’s và các công ty con năm 2019.................................................................................................9 Hình 2.5: Số lượng cửa hàng của doanh nghiệp giày tại Việt Nam năm 2019..................................................................................................9 Hình 2.6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter...............10 Hình 4.1: Sản phẩm Biti’s Hunter Black Line custom bởi Verus.......20 Hình 4.2: Bài đăng của các KOLs trên mạng xã hội...........................26 Hình 4.3: Chương trình khuyến mãi của Biti’s Hunter .....................27 Y

DANH MỤC BẢ Bảng 4.1: Ma trận Ansoff của công ty Biti’s....................................17 Y

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY BITI’S VÀ THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BITI’S Tên công ty: Biti’s ( Tên đầy đủ: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên)

Logo: Ngành nghề : Thời trang Thể loại: Sản xuất hàng tiêu dùng Năm thành lập: 1982 Người sáng lập: Vưu Khải Thành Trụ sở chính: Phường 10, Quận 6. Thành Phố Hồ Chí Minh Sản phẩm: Giày dép và phụ trang Slogan: “Nâng niu bàn chân Việt” Website: https://bitis.com.vn/ 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY BITI’S: 1982: Khởi nghiệp từ hai tổ hợp sản xuất : Bình Tiên và Vạn Thành tại đường Bình Tiên Quận 6 - TP Hồ Chí Minh với 20 công nhân, chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản. 1986: Hai tổ hợp tác sát nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt động tại Quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất lượng cao, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Tây Âu. 1989: Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên của cả nước được Nhà nước cho quyền trực tiếp xuất - nhập khẩu.

1

1990: Để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao su Bình Tiên đầu tư mới hoàn toàn công nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giày dép xốp EVA 1991: Thành lập Công ty Liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa HTX Cao su Bình Tiên với Công ty SunKuan Đoài Loan - chuyên sản xuất hài, dép xuất khẩu. Đây là Công ty Liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một Công ty nước ngoài (thời hạn 18 năm). 1992: HTX Cao su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) chuyên sản xuất dép Xốp các loại, Sandal thể thao, Da nam nữ thời trang, Giày Thể thao, Giày Tây, Hài …. tiêu thụ trong và ngoài nước ; Trung Tâm Kinh Doanh Nội Địa & Biên Mậu ra đời chính thức phát triển và mở rộng thị trường nội địa. 1995: Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) được thành lập chuyên sản xuất giày Thể thao, sandals thể thao ,dép xốp các loại, giày da nam nữ thời trang, , giày tây, hài …. tiêu thụ trong và ngoài nước. 2000: Thành lập Văn phòng Đại diện tại Vân Nam, Trung Quốc. 2001: Biti's được Tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. 2002: Thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Tây Nguyên. 2005: Thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Miền Bắc. 2006: Thành lập Trung tâm Thương mại Biti's Lào Cai và Trung tâm Kinh doanh Biti's Đà Nẵng. 2008: Thành lập Chi nhánh Biti's Miền Tây. 2009: Thành lập Chi nhánh Biti's Miền Nam; Ra mắt tuyến tàu lửa Sapaly Hà Nội – Lào Cai – Hà Nội 2013: Khai trương Khách sạn 4 sao đầu tiên tại Lào Cai: Sapaly Hotel Lào Cai Hiện nay, Biti’s đang quan tâm phát triển chiến lược đầu tư dài hạn và bền vững, tập trung phát triển sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới và mở rộng các lĩnh vực đầu tư. 2

1.3. SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BITI’S Hiện nay, các sản phẩm của Biti’s chủ yếu là về giày, dép. Tùy theo giới tính, độ tuổi, Biti’s sẽ có những sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn như : -

Bé trai, bé gái : Các sản phẩm giày, dép được thiết kế màu sắc, dễ thương để có thể phù hợp với lứa tuổi của các bé. Ở lứa tuổi này, Biti’s cũng có các mẫu giày tập đi giành cho các bé để cùng “nâng niu những bước chân đầu tiên của bé”, đồng hành cùng các bé trong giai đoạn phát triển này.

-

Nam, nữ ( các bạn trẻ từ 15 tuổi) : Các sản phẩm của các bạn được thiết kế để phù hợp hơn với lứa tuổi, cá tính ở độ tuổi mà các bạn có nhiều sự trải nghiệm, khám phá bản thân nhiều hơn cả. Đặc biệt ở độ tuổi này, Biti’s có riêng một dòng sản phẩm là Biti’s Hunter với sự kết hợp cùng những người trẻ có ảnh hưởng đến các bạn mang đến những thiết kế mới, đầy tính sáng tạo để có thể phù hợp nhất với các bạn trẻ Việt Nam.

-

Nam, nữ ( trung niên, người lớn tuổi): Ở lứa tuổi này, khách hàng quan tâm đến các kiểu dáng của sản phẩm để phù hợp với công việc đi làm, tham dự các sự kiện ( đám cưới, tiệc liên hoan, công sở,…), màu sắc của sản phẩm cũng trầm hơn, tối màu hơn so với các độ tuổi còn lại. Thấu hiểu được tâm lý khách hàng ở lứa tuổi này, Biti’s cũng có những dòng sản phẩm như giày tây dành cho nam, giày cao gót danh cho nữ để họ có thể sử dụng vào những mục đích của họ. Ngoài ra, các sản phẩm dép, sandal cũng có màu sắc trầm tính hơn để có thể phù hợp với lứa tuổi này

1.4. THỊ TRƯỜNG: Biti’s hiện nay đã là thương hiệu giày có chỗ đứng ở trong thị trường Việt Nam, trong nền kinh tế mở hiện nay, Biti’s cũng đã tiến rộng thị trường của mình sang các khu vực lân cận như Trung Quốc, Campuchia. Biti’s cũng đã xuất khẩu được sang các thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Dưới đây là những thị trường của công ty Biti’s

3

Thị trường Việt Nam: Hệ thống phân phối sản phẩm với 7 trung tâm chi nhánh, 156 cửa hàng tiếp thị và hơn 1500 trung gian phân phối bán lẻ, sản lượng mỗi năm khoảng trên 20 triệu đôi. Thị trường Trung Quốc: Biti’s cũng đã thiết lập được 4 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, khoảng hơn 300 các điểm bán hàng. Thị trường Campuchia: Từ những năm 2000, sản phẩm của Bitis đã được tiêu dùng tại Campuchia qua công ty phân phối tại địa phương. Tháng 9/2019, Biti’s chính thức có mặt tại thị trường với việc thành lập công ty con Biti’s Cambodia và khai trương cửa hàng chính hãng đầu tiên Thị trường xuất khẩu: Biti’s cũng đã xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Nga, Ý, Pháp, Nam Mỹ… Ngoài ra, Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers,… tin tưởng lựa chọn trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn. 1.5. KHÁCH HÀNG: Khách hàng của Biti’s trải rộng ở các độ tuổi từ những bé trai, bé gái cho đến độ tuổi trung niên, người lớn tuổi. Biti’s đều có các sản phẩm để phù hợp với giới tính của khách hàng, phù hợp với mục đích sử dụng sản phẩm như: Lifestyle, dùng để chạy, dùng để đi trong nhà… 1.6. CÁC THÀNH TÍCH, GIẢI THƯỞNG MÀ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT

ĐƯỢC :  Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008 của tổ chức BVQI và QUACERT  Cúp thương hiệu mạnh Việt Nam của Thời báo Kinh Tế  Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam  Cúp nhà phân phối bán lẻ hàng đầu Việt Nam  Giấy chứng nhận cúp vàng thương hiệu uy tín chất lượng ngành da giày  15 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao  Chứng nhận Doanh Nghiệp xuất phẩu uy tín 4

 Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2010 ( cúp Thánh Gióng)  Cúp 1 trong 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn  Hơn thế nữa, bốn lần liên tiếp ( 2008, 2010, 2012, 2014) Biti’s được công nhận là Thương hiệu quốc gia ( Vietnam Value) do Cục xúc tiến Thương mại Bộ công thương bình chọn.  Huân chương Lao Động hạng Nhì do có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ Quốc VN được Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tặng.  Nhà Quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới.  Huy hiệu TP.Hồ Chí Minh.do Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân tặng.  Kỷ niệm chương “Vì Sự Nghiệp Khuyến Học” do TW Hội Khuyến Học VN tặng.  Doanh nhân xuất sắc Châu Á Thái Bình Dương.

 Được Forbes Việt Nam bình chọn top 40 Thương hiệu doanh nghiệp có giá trị nhất Việt Nam ( 2016 và 2017)

5

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM Ngành hàng giày dép là một ngành hàng rất rộng mở. Tại Việt Nam, ngành hàng này là một ngành hàng có lượng xuất khẩu lớn ở trong nước, đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế đất nước. Ở Việt Nam có rất nhiều ưu thế, tiềm lực để sản xuất và xuất khẩu giày dép ở hàng top 3 của thế giới. Việt Nam với số lượng lao động rất lớn, chi phí rẻ nên là nơi tập trung sản xuất, gia công của rất nhiều những thương hiệu giày dép lớn trên thế giới và của các thương hiệu trong nước.

6

Hình 2.1: Top 10 quốc gia sản xuất giày trên Thế giới năm 2017 ( Nguồn: Tổng hợp)

7

Hình 2.2: Top 10 quốc gia xuất khẩu giày, dép năm 2017 ( Nguồn: World Footwear Yearbook 2017) Mặc dù Việt Nam là quốc gia có lượng sản xuất, xuất khẩu giày lớn trên thế giới nhưng chủ yếu lại là gia công, sản xuất cho các công ty, thương hiệu lớn ở nước ngoài với nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ các quốc gia khác. Vậy nên, giá trị gia tăng của sản phẩm là rất thấp và phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy thách thức đối với ngành giày dép là rất lớn, bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp để tận dụng những điểm mạnh hiện có, từ đó có những chính sách phù hợp để phát triển ngành này. 2.2. THỊ PHẦN CỦA BITI’S TẠI NGÀNH GIÀY DÉP CỦA VIỆT

NAM: Như những con số ở trên, thị trường giày dép là một thị trường rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Không chỉ sản xuất giày dép để phục vụ những khách hàng trong nước mà còn là những sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài. 8

Riêng tại Việt Nam, nắm bắt được nhu cầu của người Việt Nam, Biti’s đã làm rất tốt khi có những sản phẩm để có thể phù hợp với mọi lứa tuổi. Từ sự thấu hiểu, sự tận tâm cùng với các chiến dịch Marketing đã “đánh” đúng vào tâm lý, những nhu cầu thực sự bên trong của khách hàng nên Biti’s đã chiếm lĩnh được thị trường giày trong nước.

Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu thuần của các doanh nghiệp giày giai đoạn 20162019 ( Nguồn Vietnambiz). Năm 2019, doanh thu thuần của công ty mẹ Biti's đạt 1.954 tỉ đồng, 111 tỉ đồng lợi nhuận thuần tăng trưởng lần lượt 51% và 42% so với kết quả đạt được năm 2016. Tương tự, kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's), công ty con của Biti's được thành lập từ năm 1995, cũng cho thấy tín hiệu khả quan khi liên tục tăng trưởng với doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2019 lần lượt đạt 1.943 tỉ đồng và 113 tỉ đồng.

9

Trong khi đó, một công ty con khác mới thành lập là Công ty TNHH MTV Biti's Lào Cai (Biti's Lào Cai) cũng bắt đầu đem về lợi nhuận.

Hình 2.4: Kết quả kinh doanh của Biti’s và các công ty con năm 2019 ( Nguồn: Vietnambiz) Bên cạnh kết quả kinh doanh ngày càng phát triển, Biti’s cũng mở rộng thêm số lượng các cửa hàng trên khắp cả nước dể có thể tiếp cận được với những khách hàng trên toàn quốc.

Hình 2.5: Số lượng cửa hàng của doanh nghiệp giày tại Việt Nam năm 2019 ( Nguồn Vietnambiz) 10

2.3. PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI NGÀNH GIÀY,

DÉP

Hình 2.6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ( Nguồn: BrandsVietNam) 2.3.1. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Biti’s : Đối thủ cạnh tranh trong nước: Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh với Biti’s ở trong nước là rất lớn, có thể kể đến các thương hiệu lâu đời như Bita’s, Thượng Đình… cho đến các thương hiệu mới thành lập như Ananas, Cox Shoes, Vento… Đối thủ cạnh trang ngoài nước: Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Adidas, Nike, Vans,… Ngoài ra cũng có thể kể đến Trung Quốc khi đây là nơi sản xuất, xuất khẩu giày, dép rất lớn trên thế giới. Khác biệt về chất lượng, công nghệ sản xuất Mặc dù Biti’s là công ty sản xuất giày, dép lâu đời của Việt Nam nhưng về chất lượng vẫn còn thua kém các dòng sản phẩm khác đến từ nước ngoài như Adidas, Nike… Chất lượng sản phẩm vẫn chưa được tối ưu với các nguyên vật liệu, sản phẩm vẫn còn có phần đế hơi cứng, mùi cao su khá nồng khi mới mua về sử 11

dụng, lót chân vẫn chưa có các công nghệ đặc biệt tạo cảm giác đi thoải mái cho người sử dụng 2.3.2. Áp lực từ khách hàng: Với thị trường giày, dép hiện nay, khách hàng không chỉ yêu cầu nó là một sản phẩm để mang lên chân. Họ càng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với sản phẩm này. Họ coi giày, dép là một món đồ thời trang nên đòi hỏi các thiết kế phải bắt kịp xu hướng, chức năng của sản phẩm mang lại phải tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát khi sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm trên thị trường là rất nhiều nên khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm của các hãng khác phục vụ được họ tốt hơn. 2.3.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế: Giày, dép là một loại sản phẩm đặc thù, gần như rất khó có thể thay thế trên thị trường. Tuy nhiên, mẫu mã sản phẩm rất đa dạng, nhiều chủng loại nên người tiêu dùng có thể thay thế để phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau. 2.3.4. Áp lực từ nhà cung ứng: Hiện nay, các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu ở Việt Nam đều phụ thuộc vào nước ngoài là chính. Mối đe dọa từ các nhà cung ứng tuy không cao do các nguyên liệu chủ yếu là vải, cao su, da… nhưng thị trường Việt Nam vẫn chưa có thể tự cung ứng cho các nguyên vật liệu này dẫn đến chi phí nhập khẩu là rất lớn. 2.3.5. Áp lực từ các đối thủ tiềm năng: Vì đây là một ngành rất tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao mỗi năm cũng như sản lượng đầu ra là rất lớn nên hấp dẫn với các đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên vẫn có những rào cản nếu muốn gia nhập ngành có thể kể đến như công nghệ phải hiện đại để có những sản phẩm chất lượng, vốn để thành lập doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, các thương hiệu đã xây dựng được niềm tin ở khách hàng, nguồn nhân lực, lao động dồi dào, có chuyên môn….

12

CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ VÀ CƠ HỘI KINH DOANH CỦA CÔNG TY BITI’S 3.1. MA TRẬN SWOT CỦA BITI’S 3.1.1. Điểm mạnh ( Strengths): - Biti’s có hệ thống các cửa hàng, nhà phân phối đại lí trên cả nước, thuận lợi cho việc đến mua hàng của khách hàng. - Đội ngũ nhân viên dồi dào, năng động, có chuyên môn cao. - Biti’s là thương hiệu uy tín của người Việt Nam trong suốt một quãng thời gian rất dài với đa dạng các sản phẩm cùng các mức giá phù hợp. - Thời gian sử dụng sản phẩm rất bền so với mức giá. - Biti’s cũng quan tâm...


Similar Free PDFs