76 - Nguyễn Thị Cẩm Ly - 2111110175 - Tiểu luận PDF

Title 76 - Nguyễn Thị Cẩm Ly - 2111110175 - Tiểu luận
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 19
File Size 311 KB
File Type PDF
Total Downloads 60
Total Views 428

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG........***........TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊĐỀ TÀI: TẦM QUAN TRỌNG HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMHọ và tên: Nguyễn Thị Cẩm LyMã sinh viên: 2111110175Lớp: TRI115(GD1+2-HKI-2122)k60.Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đặng Hương GiangHà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2021PHÁT ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ……..***……..

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI: TẦM QUAN TRỌNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Ly Mã sinh viên: 2111110175 Lớp: TRI115(GD1+2-HKI-2122)k60.1 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đặng Hương Giang

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2021 1

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

2 3

NỘI DUNG

4

I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

4

1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế.

4

1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.

5

II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN

6

PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 2.1. Những xu hướng lớn trong sự vận động trong nền kinh tế

6

thế giới. 2.2. Vị trí và lợi thế của nền kinh tế Việt Nam.

7

2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

8

2.4. Những thành tựu về hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam

12

và các nước trong khu vực. III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP

14

QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 4.0 VÀ HẬU COVID 19 3.1. Phương hướng hội nhập quốc tế trong thời kì 4.0.

14

3.2. Phương hướng hội nhập quôc tế hậu Covid 19.

16

KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

2

LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế phát triển tất yếu, là biểu hiện của sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Do phân công lao động quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự tích tụ tập trung tư bản, dẫn tới sự hình thành của nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất và hội nhập về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của thời kì toàn cầu hóa. Với xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã, đang và từng bước cố gắng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tích cực xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập cụ thể, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, khai thác triệt để lợi thế của hôi nhập để phát triển đồng đều đồng thời ngăn chặn, đầy lùi các nguy cơ, các tác động bất lợi do hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền. Với phương châm “đa phương hoá quan hệ”và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy vớ nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển’’ Nhận thấy được vấn đề phức tạp và giá trị lớn lao của hội nhập kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài “TẦM QUAN TRỌNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIÊT NAM’’ Em hi vọng tiểu luận và đề tài sẽ được cô góp ý để hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn! 3

NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thù các chuẩn mực quốc tế chung. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Đối với các nước đang và kém phát triển thị hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của minh. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng 4

cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trưởng, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, cần chú ý ở đây là tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. 1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công. Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực... là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công. Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.Theo đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp tới cao: Thõa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan(CU),Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế-tiền tệ,….

5

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ. II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 2.1. Những xu hướng lớn trong sự vận động trong nền kinh tế thế giới. a. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền văn minh truyền tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT. Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công nghiệp, kinh tế sầm uất. Nâng cao chất lượng sống của các quốc gia toàn cầu. b. Quá trình quốc tế hóa tiếp tục diễn ra với quy mô lớn. Trong thời đại ngày nay mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sư đối với hầu hết các nước.Nó diễn ra với tốc độ cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế.Quá trình quốc tế hóa diễn ra 6

ở những cấp độ khác nhau với những xu hướng toàn cầu hóa đi đôi với xu hướng khu vực hóa.Xu thế khu vực hóa thể hiện ở việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực với các hình thức đa dạng EU, NAFTA, APEC…xu thế quốc tế hóa đặt ra một yêu cầu tất yếu: Mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực để có các khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển. 2.2. Vị trí và lợi thế của nền kinh tế Việt Nam. a. Vị trí của nền kinh tế Việt Nam. Nước Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm,4000 năm lịch sử sau cuộc chiến chống Mỹ cứu nước Việt Nam được thống nhất và bước vào thời kì xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên phải đến tháng 12/1986 với nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI về việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chính sách mở của, nền kinh tế Việt Nam mới thực sự được khởi sắc và bước đầu thực hiện được những thành tựu kinh tế quan trọng.Chính phủ Việt nam tự xã định và nhận định rằng Việt Nam là một kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đã được một số nền kinh tế thị trường tiên tiến công nhận. Trong một hội nghị trực tuyến, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định rằng. Sau 35 năm đổi mới kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định có ý nghĩa lịch sử to lớn, thế và lực đã mạnh hơn nhiều, quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng tăng lên và được mở rộng nhanh mạnh và chắc chắn… Hiện nay quy mô nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong top 40 nền kinh tế lớn mạnh mẽ nhất thế giới và đứng thứ 4 tròn ASEAN. Với năm vừa qua 2020, GDP đầu người đạt mức 3.500USD/năm đã đưa Việt Nam vươn lên top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới hiện nay. Không chỉ vậy thu nhập bình quân đầu 7

người cũng tăng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1.45%. Việt Nam đã tạo nên một huyền thoại trong công tác giảm nghèo khi chỉ số HDI năm 2019 là 0.63, một trong những nước có tốc độ tăng trưởng HDI cao nhất thế giới. b. Lợi thế của nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt nam đang có đà tăng trưởng khá ấn tượng và vững chắc. Theo đó, ta có thể thấy mức tăng tưởng GDP bình quân đầu người từ giai đoạn 2011-2015 đã thay đổi rõ nét và cho đến nay mức tăng ấy vẫn luôn giữ được đúng mực tiêu để ra. Theo U.S. News & World Report, Việt Nam hiện nay đang có một môi trường ổn định và tích cực cả về kinh tế và chính trị, duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, kiếm soát tốt lạm phát và các chính sách cải thiện nợ xấu, thâm hụt ngân sách cũng được đề ra một cách hợp lí. Việt nam cũng là một trong những nước luôn có thành tích tốt trong việc xuất siêu .Nhiều mặt hàng của Việt Nam với số lượng lớn liên tục thâm nhập vào các thi trường lớn trên thế giới và được đón nhận một cách khá tốt.Ngoài ra còn có cuộc cách mạng 4.0 cũng như sự gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế lớn nhất trên thế giới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt NamLiên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTP).Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam có 8 nhóm lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài: Môi trường vĩ mô ổn định, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ càng mở rộng,nguồn cung dồi dào, tình hình chính trị ổn định… 2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó một màn quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam. Mặt khác 8

cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại. a. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. +Tạo điều mở rộng thị trường tiêu thụ khoa học công nghệ vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển tạo điều kiện cho sản xuất trong nước tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với hiệu quả cao. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hiện đại và hiệu quả hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, tiếp cận thị trường quốc tế nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được hưởng thụ các hàng hóa sản phẩm dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài.Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách 53 tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới. +Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hội nhập quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tìm kiếm khoa học khoa học công nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và nâng cao khả năng hấp thụ khoa 9

học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế. +Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa chính trị của công an ninh quốc phòng. Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới , bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ khoa học xã hội .Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế nâng cao vai trò uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có thêm những nguồn lực, cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn di sản văn hóa Việt Nam. Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội. Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta ra nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình ổn định ở các khu vực quốc tế, tập trung cho phát triển kinh tế xã hội đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm trong như môi trường , biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.

10

b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích trái lại nó cũng đưa ra nhiều rủi ro bất lợi và thách thức đó là: Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt, khiến nhiều doanh nghiệp và các ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản.Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế sẽ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các nước phát triển như sự nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên sức lao động nhưng có giá trị gia tăng có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc , sắc xuân dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài hội nhập. có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế buôn lậu tội phạm xuyên quốc gia, dịch,.. Nền kinh tế vẫn mang tính gia công, chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực sự vũng chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tóm lại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vừa có thể dẫn đến nguy cơ to lớn vì vậy tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế.

11

2.4. Những thành tựu về hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực. - Về quan hệ hợp tác song phương: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. - Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương . Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. - Trong khuôn khổ WTO: Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO….. - Việt Nam tích cực cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013. -Trong khuôn khổ ASEAN: Sau khi hoàn thành xu ất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực 12

hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. -Trong khuôn khổ APEC: Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. -Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010.Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% ...


Similar Free PDFs