Anselme và lý chứng hữu thể luận PDF

Title Anselme và lý chứng hữu thể luận
Author Sỹ Trần
Course International Financial Management
Institution Đại học Tôn Đức Thắng
Pages 2
File Size 123 KB
File Type PDF
Total Downloads 137
Total Views 216

Summary

Anselme và lý chứng hữu thể luận (J. GRONDIN, Dẫn vào Siêu hình học, dịch và biên soạn cha Athanasio Lâm) Anselme de Cantebury (1033-1109), có thể coi là một mốc điểm quan trọng trong lịch sử siêu hình học. Là giám mục và là nhà thần học, tác phẩm của ngài đã tạo nên cái khung cho tư tưởng trung cổ ...


Description

Anselme và lý chứng hữu thể luận (J. GRONDIN, Dẫn vào Siêu hình học, dịch và biên soạn cha Athanasio Lâm) Anselme de Cantebury (1033-1109), có thể coi là một mốc điểm quan trọng trong lịch sử siêu hình học. Là giám mục và là nhà thần học, tác phẩm của ngài đã tạo nên cái khung cho tư tưởng trung cổ trước khi các tác phẩm siêu hình học của Aristote du nhập vào Tây Phương. Anselme được đặc biệt biết đến như là người đã đưa ra điều mà về sau được gọi là “lý chứng hữu thể luận” (preuve ontologique), với số phận đầy sóng gió: trước hết bị Thomas phê bình, Descartes (trong 5e Méditation) và Spinoza lấy lại, sau đó lại bị Kant1 phi bác, trước khi được Schelling và Hegel phục hồi giá trị. Lý chứng của Anselme đơn giản và kinh điển, nhưng ít khi được hiểu đúng. Lý chứng này nằm trong Proslogion (adress, allocution), viết năm 1077, là thành phần của một tác phẩm mà nguyên thuỷ có lẽ mang tựa đề Fides quaerens intellectum (một kiểu nói đã có từ Augustin). Đức tin vẫn là khởi điểm và là điều kiện khả hữu của tri thức (condition de possibilité), chứ không phải ngược lại. Nói khác đi, như chính lời của thánh Anselme: tôi không tìm hiểu biết để có thể tin nhưng là tôi tin để có thể hiểu biết2. Vậy đức tin hiểu biết Thiên Chúa như thế nào? Anselme trả lời, dưới hình thái một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa: Chúng con tin rằng Ngài là “aliquid quo nihil majus cogitari possit” (điều lớn hơn tất cả những gì có thể tưởng nghĩ), hoặc, theo một kiểu nói khác trong chương XIV, Ngài là “điều thiện hảo hơn [melius] tất cả những gì có thể tưởng nghĩ”. Đối với kẻ tin, hiện hữu của Thiên Chúa là điều đương nhiên, chỉ có người “ngu dại” (insipiens / insensé), mới tự nhủ trong lòng: “Không có Thiên Chúa” (Tv 13,1). Lập luận của Anselme như sau: Nếu kẻ ngu dại đó hiểu Thiên Chúa như là “điều lớn hơn tất cả những gì có thể tưởng nghĩ”, thì tất nhiên, điều anh ta hiểu “ở trong trí của anh ta, dù anh ta không hiểu rằng điều đó hiện hữu thực sự. Vì, có điều gì đó trong trí là một chuyện, và hiểu rằng điều đó hiện hữu thực sự là một chuyện khác. Quả vậy, khi một hoạ sĩ có ý tưởng trước về điều mình sẽ thực hiện, anh ta tất nhiên có trong trí điều mà anh ta chưa thực hiện, nhưng anh hiểu là điều đó chưa hiện hữu. Nhưng một khi đã thực hiện ý tưởng, thì một đàng anh ta có trong trí điều anh ta thực hiện, và đàng khác anh hiểu là điều đó đã hiện hữu” 3. Ví dụ thật ý nghĩa, nhưng tiếc thay nhiều nhà chú giải đã bỏ qua một bên. Chúng ta có thể phân tích ví dụ thành hai điều : 1) 2)

Bức tranh chỉ có trong đầu của hoạ sĩ chứ chưa có trong thực tế. Bức tranh đã vẽ : vừa có trong đầu, vừa có trong thực tế.

Chỉ có bức tranh đã vẽ mới thực sự “lớn hơn”, vì nó vừa có trong đầu, vừa có trong thực tế. Áp dụng vào vấn đề hiện hữu của Thiên Chúa Anselme lập luận : Nếu Thiên Chúa là “điều lớn hơn tất cả những gì có thể tưởng nghĩ”, thì : 1) Điều đó không thể chỉ ở có trong trí, vì nếu như thế có nghĩa là điều “lớn hơn tất cả những gì có thể nghĩ tưởng” rốt cuộc lại “có thể nghĩ tưởng”. 1 x. đặc biệt tài liệu của Bernard Pautrat, đính kèm bản dịch , Anselme de Cantobery, Prologion. Allocution

sur l’existence de Dieu, Paris, Garnier-Flammarion, 1993. 2 Anselme, Prologion, ibid., 40. 3 Anselme, Proslogion, trad. Pautrat, 41 ; trad. A. Koyré, Paris, Vrin, 13.

1

2) “Vậy, hiển nhiên là có hiện hữu điều lớn hơn tất cả những gì có thể tưởng nghĩ, và (lớn hơn) vừa trong tâm trí cũng như trong thực tại”. Chúng ta có thể tự hỏi, vậy Anselme thật ra muốn nói gì khi đưa ra lập luận như thế về Thiên Chúa ? - “Lý chứng hữu thể luận”: đây là cách hiểu khá phổ biến, vì đơn giản nếu không muốn nói là quá giản lược : vì ý niệm Thiên Chúa là ý niệm lớn nhất, hoàn hảo nhất, nên ý niệm đó tất phải bao hàm hiện hữu, nếu không, Thiên Chúa trong ý niệm sẽ nhỏ hơn (kém hoàn hảo hơn) Thiên Chúa hiện hữu thực sự. Descartes hiểu bản văn của Anselme theo nghĩa này 4. Kant phi bác lập luận của Anselme 5 cũng vì hiểu rằng, Anselme muốn diễn dịch cách tiên thiên (déduction a priori) hiện hữu của Thiên Chúa từ “hữu thể” hay ý niệm (concept) Thiên Chúa, cũng chính Kant, 600 năm sau, đặt tên cho nó là “lý chứng hữu thể luận”. - “phi-ý niệm”: Theo J.-L. Marion, Anselme không đưa ra một ý niệm về Thiên Chúa, mà đúng hơn là một “phi-ý niệm” (non-concept). Nói rằng Thiên Chúa là Đấng lớn hơn tất cả những gì chúng ta có thể tưởng nghĩ, thì rõ ràng không phải là dựa trên ý niệm hay “yếu tính” của Thiên Chúa để rồi diễn dịch về hiện hữu, nhưng là phá vỡ cái khung quá chật hẹp của ý niệm trước siêu việt tính của Thiên Chúa 6. Có thể nói, Anselme không đưa ra một định nghĩa “hữu thể học” (ontologique) cho bằng “ siêu hình học” (méta-physique) về Thiên Chúa: Thiên Chúa siêu việt trong trật tự ý niệm, cũng như trong trật tự hiện hữu. Cách hiểu theo nghĩa “lý chứng hữu thể luận” có lẽ không hợp lý, nếu không muốn nói là nghịch nghĩa (contresens) : trước hết, nếu có thể diễn dịch hiện hữu từ ý niệm, thì rõ ràng trật tự của ý niệm lớn hơn trật tự của hiện hữu, mà điều này thì ngược lại hoàn toàn với lập luận của Anselme. Đàng khác, ý hướng của Anselme là fides quaerens intellectum, nên khó có thể hiểu đó là chứng minh về hiện hữu của Thiên Chúa cho bằng cho thấy giới hạn của lý trí cũng như tính siêu việt của Thiên Chúa cả trong tư tưởng lẫn trong thực tại, đến nỗi kẻ nói “không có Thiên Chúa” thực ra không hiểu mình muốn nói gì! Điểm đặc biệt trong suy tư của Anselme đó là chấp nhận suy tư “thuần lý” về Thiên Chúa (xác định khái niệm thuần lý về Thiên Chúa chứ không tiên thiên khẳng định) để cuối cùng ít nhất cho thấy câu nói “không có Thiên Chúa” là vô lý, hay đi ngược với lý trí (insensé). Suy tư của Anselme, từ khởi điểm cho đến kết luận vẫn như là lời nguyện “dâng lên” Thiên Chúa đang hiện diện, Đấng tuyệt đối siêu việt, đến nỗi ngay cả lời khẳng định cũng chỉ có thể phát biểu dưới hình thức phủ định (non-concept) : Đấng mãi mãi lớn hơn tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ tưởng. Chúng ta cần lưu ý là Anselme chưa hề biết đến Siêu hình học của Aristotle, hay về Avicenne và truyền thống Ả rập, một truyền thống đã canh tân tư tưởng siêu hình học trước ngài khá lâu.

4 x. J.-L. Marion, “L’argument relève-t-il de l’ontologie ?” dans Questions cartésiennes, Paris, PUF, 1991, p.

232. 5 Thực ra ngay khi còn sinh tiền, lập luận của Anselme đã bị đan sĩ Gaunilon công kích y như thế. x. E. Gilson, La philosophie du Moyen-Age, op. cit., p. 246. 6 x. J.-L. Marion, “L’argument relève-t-il de l’ontologie ?”, op. cit., p. 234 : “Ce qui tient ici lieu de nonconcept s’énonce dans une première formule : id quod majus cogitari nequit, ou aliquid quo nihil majus cogitari possit : un terme tel que rien de plus grand ne se puisse penser. Dieu n’admet pour quasi-concept que sa transcendance à l’encontre de tout concept pensable”.

2...


Similar Free PDFs